Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Nhiều người có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước trong suốt bữa ăn của mình. Một số người còn áp dụng kiểu ăn uống này như một cách để giảm cân. Tuy nhiên, ngược lại, có ý kiến cho rằng điều này có

Nhiều người có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước trong suốt bữa ăn của mình. Một số người còn áp dụng kiểu ăn uống này như một cách để giảm cân. Tuy nhiên, ngược lại, có ý kiến cho rằng điều này có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu… Vậy vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không? Ăn cơm xong có nên uống nước không?

Bạn hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang làm rõ những vấn đề trên trong bài viết sau nhé.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Để hiểu rõ có nên vừa ăn cơm vừa uống nước hay không, trước tiên Nhà thuốc Bắc Giang mời bạn tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thông thường.

Quá trình tiêu hóa thức ăn

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng, ngay khi bạn nhai thức ăn. Việc nhai kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt, chứa các enzyme giúp bạn phân hủy thức ăn.

Khi vào dạ dày, thức ăn được trộn với dịch dạ dày có tính axit, giúp phân hủy thức ăn thành một chất lỏng sệt gọi là chyme. Khi đi đến ruột non, chyme được trộn với enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy và mật từ gan. Những chất này tiếp tục phân hủy chyme để chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ vào máu.

Hầu hết chất dinh dưỡng được hấp thụ khi chyme di chuyển qua ruột non. Chỉ còn một phần nhỏ được hấp thụ khi đến ruột già. Khi vào máu, chất dinh dưỡng di chuyển đến các vùng khác nhau của cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi các chất thải còn lại được đào thải ra ngoài. Tùy thuộc vào những gì bạn ăn, toàn bộ quá trình tiêu hóa này có thể mất từ 24 đến 72 giờ.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có ảnh hưởng tiêu hóa không?

Theo MayO Clinic, việc uống nước khi ăn không làm yếu hay pha loãng dịch tiêu hóa. Không có bằng chứng nào cho thấy uống nước trong bữa ăn gây rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác.

Thực tế, uống nước trong hoặc sau bữa ăn còn hỗ trợ thức ăn di chuyển dễ dàng trong hệ thống tiêu hóa, giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong máu tốt hơn.

Bên cạnh đó, nước cũng làm cho phân mềm hơn, giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và khó tiêu.

Tuy nhiên, vừa ăn cơm vừa uống nước lạnh có ảnh hưởng gì không? Nhiệt độ của nước uống không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa hoặc số lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Do đó, nếu bạn có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước lạnh thì cũng không nên quá lo ngại vì dạ dày có thể làm ấm hoặc làm nguội thức ăn đến mức cần thiết. Dù vậy, tốt nhất là bạn nên uống nước ấm, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Đọc thêm: 12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

Vừa ăn vừa uống nước có giảm cân không?

Nhiều người thắc mắc vừa ăn vừa uống nước có giảm cân không? Thực tế, uống nước trong bữa ăn không chỉ giúp cơ thể bạn hoạt động tốt mà còn có thể hỗ trợ giảm cân.

Uống nước trong khi ăn có thể giúp bạn tạm dừng giữa các lần nhai, cho cơ thể thời gian để kiểm tra tín hiệu đói và no của mình. Điều này có thể ngăn việc ăn quá nhiều và thậm chí giúp bạn giảm cân.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy những người uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn giảm được 2kg nhiều hơn so với những người không uống.

Nghiên cứu cũng cho thấy việc uống nước có thể tăng tốc độ trao đổi chất của bạn khoảng 24 calo cho mỗi 500ml nước bạn uống.

Điều thú vị là số lượng calo được đốt cháy giảm đi khi nước được hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể là do cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm nóng nước lạnh lên đến nhiệt độ cơ thể.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Việc uống nước trong bữa ăn có thể giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa ăn quá nhiều và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho các loại đồ uống có calo. 

Vậy vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không, có giảm cân không? Nghiên cứu cho thấy tổng lượng calo nạp vào cao hơn 8-15% khi mọi người uống nước ngọt, sữa hoặc nước trái cây trong bữa ăn.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Ăn cơm xong có nên uống nước không?

Uống nước sau bữa ăn là hoàn toàn lành mạnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này có thể giúp làm mềm thức ăn trong dạ dày, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ táo bón.

Một số quan điểm cho rằng uống nước sau khi ăn có thể làm loãng dịch dạ dày và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu không chứng minh được bất kỳ nguyên nhân nào gây ra rối loạn tiêu hóa khi uống nước ngay sau bữa ăn.

Thực tế, cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh rất tốt. Nếu dạ dày cảm thấy không thể tiêu hóa được thứ gì đó, nó sẽ sản xuất nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của chất lỏng bên trong.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Một thời điểm khác cũng rất tốt để uống nước là trước bữa ăn. Uống một ly nước trước bữa ăn là cách tuyệt vời để giảm cân, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Việc này không chỉ giúp tăng cảm giác no mà còn giảm lượng thức ăn bạn tiêu thụ trong bữa ăn đó.

Một nghiên cứu trên 24 người lớn tuổi cho thấy, uống 500ml nước trước bữa sáng 30 phút giúp giảm lượng calo tiêu thụ tới 13% so với nhóm đối chứng.

Một nghiên cứu khác trên 50 người cho thấy, uống 300-500 ml nước trước bữa trưa giúp giảm cảm giác đói và lượng calo nạp vào ở người lớn tuổi. Dù vậy, không có sự khác biệt đáng kể nào về lượng calo nạp vào hoặc mức độ đói ở những người trẻ tuổi.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không. Uống nước trong bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, tối ưu hydrat hóa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy luôn bổ sung đủ nước để có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Read the original article at here.
Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong