Trẻ sơ sinh nằm sấp có an toàn không và lưu ý từ bác sĩ

Có rất nhiều vấn đề về cách chăm sóc trẻ mà bố mẹ quan tâm khi lần đầu tiên có con. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là cho trẻ sơ sinh nằm sấp có an toàn hay không? Mời bạn cùng bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm tìm câu trả lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp?

Phương pháp da kề da

Về lý thuyết, nếu bố mẹ đủ tỉnh táo vẫn có thể cho phép trẻ nằm ngủ trên ngực của bạn. Đây còn gọi là tư thế tiếp xúc da kề da hay phương pháp Kangaroo. Phương pháp này không những không có hại mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Điều quan trọng là cần tránh nguy cơ ngủ quên, hoặc quá mất tập trung khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên ngực của bố mẹ.

Trẻ sơ sinh nằm sấp có an toàn không và lưu ý từ bác sĩ
Phương pháp kangaroo đem lại nhiều lợi ích nhưng chỉ được thực hiện khi cha mẹ có thể đảm bảo độ an toàn cho trẻ

Chăm sóc Kangaroo là một phương pháp cho trẻ tiếp xúc da kề da với bố mẹ. Em bé thường chỉ cần mặc tã, được đặt ở tư thế thẳng đứng tựa vào ngực trần của bố hoặc mẹ. Cả bố và mẹ đều có thể thực hiện. Phương pháp này thường được áp dụng đối với trẻ sinh non.

Nhưng không phải lúc nào bố mẹ cũng chắc chắn giữ được sự tỉnh táo. Bởi vì chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi rất nhiều công sức. Do đó, con bạn có thể lăn ra khỏi ngực của bạn bất kì lúc nào bạn không chú ý, dù chỉ trong vài giây đột ngột.

Tác hại khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ1

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc nằm sấp khi ngủ có thể làm tắc nghẽn đường thở. Việc nằm sấp khi ngủ có thể khiến trẻ thở ra và hít vào lại cùng một lượng không khí của chính mình. Đặc biệt nếu trẻ ngủ trên nệm mềm hoặc có thêm đồ chơi nhồi bông hay gối được đặt gần mặt trẻ.

Khi em bé hít lại lượng khí vừa thở ra. Mức oxy trong cơ thể giảm xuống và mức carbon dioxide tăng lên. Vì thế, nếu con bạn nằm sấp để ngủ trước 1 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Trẻ sơ sinh nằm sấp có an toàn không và lưu ý từ bác sĩ
Cho trẻ nằm sấp khi ngủ có thể tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Tư thế nằm an toàn cho trẻ sơ sinh

Vào năm 2016, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra các khuyến nghị về giấc ngủ an toàn để làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Nội dung cơ bản là bố mẹ nên đặt em bé:2

  • Trên một bề mặt phẳng và chắc chắn.
  • Nằm ngửa khi ngủ.
  • Trong giường hoặc nôi rộng rãi mà không có thêm gối, chăn, hoặc đồ chơi.
  • Trong phòng chung với bố mẹ (không phải ngủ chung giường).

Những khuyến nghị này áp dụng cho tất cả thời gian ngủ. Bao gồm cả giấc ngủ ngắn ban ngày và qua đêm. Tư thế cho trẻ nằm ngửa khi ngủ nên kéo dài ít nhất đến khi trẻ được một tuổi. Lúc này, nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh đã giảm đáng kể ở con bạn.1

Xem thêm: Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh nằm sấp?

Mục đích cho trẻ nằm sấp

Theo báo cáo của một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện bởi Pathways Awareness, một tổ chức giáo dục bố mẹ về sự chậm phát triển vận động sớm, việc thiếu “thời gian nằm sấp” dường như làm chậm sự phát triển của các kỹ năng vận động như lật và bò.3

Quan trọng là nên giúp trẻ sơ sinh tập nằm sấp khi trẻ đang thức, và dưới sự giám sát của người chăm sóc. Mục đích là để giúp trẻ phát triển cơ vai và cổ mạnh mẽ.1

Thời gian nằm sấp rất quan trọng đối với sự phát triển cơ sớm của trẻ. Nhưng điều quan trọng là cần đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa chứ không nằm sấp; để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.1

Trẻ sơ sinh nằm sấp có an toàn không và lưu ý từ bác sĩ
Tập cho trẻ nằm sấp khi đang thức giúp phát triển vận động

Thời điểm tập cho trẻ nằm sấp1

AAP khuyến cáo rằng, bắt đầu từ ngày đầu tiên từ bệnh viện về nhà, bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp hai đến ba lần mỗi ngày. Ban đầu, mỗi lần từ ba đến năm phút. Trong vài tháng tiếp theo, tăng dần thời gian và tần suất nằm sấp cho đến khi thực hiện được khoảng một giờ mỗi ngày.

Bố mẹ có thể thử một số hoạt động dưới đây trong khi em bé nằm sấp:

  • Đặt một món đồ chơi vừa tầm với trong giờ chơi để trẻ giơ tay lên lấy.
  • Đặt đồ chơi thành vòng tròn xung quanh trẻ để trẻ có thể lấy đồ chơi. Từ đó phát triển các cơ vùng bụng, tăng khả năng trườn và lật.
  • Nằm xuống và đặt trẻ trên ngực của bạn (phương pháp Kangaroo). Ôm giữ toàn thân trẻ để đảm bảo an toàn. Con bạn có thể chưa nâng đầu lên được. Nhưng hãy thay đổi tư thế đầu của trẻ (xoay đổi bên) để ngăn bé phát triển tư thế ưa thích.
  • Tập thời gian nằm sấp trở thành thói quen hàng ngày của trẻ. Ví dụ như đặt trẻ nằm sấp trong một phút mỗi khi bạn thay tã.

Trẻ sơ sinh nằm sấp hoặc nghiêng một bên khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở độ tuổi này. Vì vậy bố mẹ không nên đặt trẻ nằm sấp khi ngủ. Bên cạnh đó, một vài thay đổi đơn giản đối với môi trường ngủ của trẻ có thể giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu