Tràn dịch tinh mạc ở người lớn

Tràn dịch tinh mạc là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Những đối tượng nào thường hay mắc bệnh tràn dịch màng tinh hoàn là thắc mắc của nhiều người. Tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi? Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn có an toàn không? Bài viết dưới đây Youmed sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trên để bạn hiểu rõ hơn về bệnh tràn dịch tinh mạc ở người lớn.

1. Tổng quan về bệnh tràn dịch tinh mạc ở người lớn

  • Không ít nam giới quan tâm về bệnh tràn dịch màng tinh hoàn. Đây là căn bệnh hổ biến rất dễ mắc phải. Có nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi. Cũng có những trường hợp phải can thiệp phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Tràn dịch tinh mạc là hiện tượng lượng dịch ứ đọng chỉ tập trung vào một bên túi trong bìu. Thường sẽ chỉ xảy ra tại một bên. Thế nhưng có đôi khi xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn. Khiến tinh hoàn sưng lên hoặc bị to bất thường.
  • Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm bảo vệ. Bạn thường không thể cảm thấy điều này. Túi mô mềm này tạo ra một lượng nhỏ dịch để bôi trơn cho phép tinh hoàn di chuyển tự do. Lượng dịch dư thừa thường được hấp thu bởi tĩnh mạch trong bìu. Nếu sự cân bằng bị thay đổi giữa lượng dịch tạo ra và lượng dịch thoát đi, thì sẽ gây ra ứ đọng dịch và gây ra tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Theo các bác sĩ thì bệnh này không khó điều trị nếu nam giới phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên bệnh tràn dịch màng tinh hoàn điều trị muộn khi bệnh dã trở nặng thì nguy cơ mắc các bệnh nam khoa nguy hiểm rất lớn. Đặc biệt là vô sinh.

>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi đến khám Viêm tuyến tiền liệt

2. Nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc ở người lớn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia nam học thì bệnh tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra phổ biến ở người lớn và chủ yếu là độ tuổi ngoài 40.

Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành:

  • Phần lớn trường hợp đều không rõ ràng nguyên nhân
  • Một cơ số nhỏ bệnh nhân tràn dịch trong màng tinh do mắc phải các bệnh như: viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, suy tim, xơ gan cổ chướng, lao, thận hư…
  • Đôi khi việc tràn dịch trong màng tinh hoàn là bởi phù nề nửa dưới cơ thể đàn ông.
  • Chấn thương khi tham gia lao động hoặc thể thao cũng làm cho vùng bìu bị tổn thương. Đây cũng là nguyên nhân khiến màng tinh bị tổn thương gây tràn dịch ở nam giới.
  • Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện do một số loại vi khuẩn gây bệnh qua đường tình dục như Ecoli, chủng liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn lao, lậu, giang mai

3. Triệu chứng và chẩn đoán tràn dịch tinh mạc

3.1 Các triệu chứng thường gặp:

Không có nhiều triệu chứng ban đầu phức tạp của bệnh tràn dịch tinh mạc. Khi ấy, bìu cũng như tinh hoàn sẽ to lên giống bị sưng mà không có cảm giác đau đớn. Khi bị tràn dịch trong màng của tinh hoàn do xuất phát điểm của bệnh viêm nhiễm tinh hoàn, hay mào tinh khiến người bệnh cảm nhận đau đớn tăng lên dữ dội, và cả tinh hoàn lẫn mào tinh đều sẽ sưng lên.

  • Tràn dịch trong màng của tinh hoàn khá giống kiểu quả bóng chứa đầy chất dạng lỏng trong bìu. Có cảm giác trơn tru, mà chủ yếu thấy phía trước tinh hoàn.
  • Bệnh tràn dịch trong màng của tinh hoàn khiến thay đổi kích thước nhiều. Tràn dịch trong màng của tinh hoàn dễ gặp ở đàn ông tầm trung tuổi. Nó sẽ có hiện tượng sưng tấy và to hơn bình thường rất nhiều.

>>> Xem thêm: Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

  • Tràn dịch trong màng của tinh hoàn không đau. Tuy nhiên kích thước lớn sẽ thường khiến khó chịu, hoạt động bình thường như đi bộ… hay sinh hoạt tình dục cảm thấy không thoải mái.
  • Có trường hợp đau vùng bìu bẹn và tinh hoàn.
  • Tinh hoàn đau nhức, cơn đau dữ dội, quặn thắt hoặc âm ỉ.

3.2 Những xét nghiệm cần làm:

Tràn dịch tinh mạc ở người lớn

  • Một bác sĩ sẽ khám tinh hoàn của bạn, họ sẽ soi đèn qua bìu để giúp chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Nếu tràn dịch lượng lớn, và bác sĩ không thể khám được tinh hoàn của bạn, dịch này có thể được tháo ra bằng kim tiêm. (Thủ thuật này được hỗ trợ bằng gây tê tại chỗ, dưới da để bạn không cảm thấy đau.) Khi chất lỏng được lấy ra, tinh hoàn của bạn có thể được khám một cách dễ dàng hơn.
  • Siêu âm tinh hoàn giúp kiểm tra tinh hoàn của bạn để đảm bảo rằng không có nguyên nhân bên dưới nào gây ra tràn dịch màng tinh hoàn.

4. Các phương pháp điều trị

4.1 Không điều trị gì cũng là một lựa chọn:

Ở người trưởng thành. Nếu tràn dịch màng tinh hoàn không gây ra triệu chứng, một lựa chọn đơn giản là để nguyên như vậy. Nếu tràn dịch lớn hơn hoặc gây phiền hà cho bạn, thì bạn có thể thay đổi ý định và điều trị.

4.2 Phẫu thuật:

Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu tràn dịch màng tinh hoàn lượng lớn hoặc gây khó chịu cho bạn. Nó bao gồm việc rạch một đường rất nhỏ trên bìu hoặc phần bụng dưới. Dịch sẽ được dẫn lưu ra ngoài màng tinh hoàn. Đường đi giữa bụng và bìu cũng sẽ được thắt lại để dịch không thể tái lập trong tương lai. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể trở lại sau phẫu thuật nhưng điều này là không phổ biến.

4.3 Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn:

Dịch màng tinh hoàn có thể được dẫn lưu một cách dễ dàng bằng kim tiêm. Tuy nhiên, tràn dịch có thể quay trở lại trong vài tháng sau đó. Phương pháp này sẽ phù hợp nếu bạn không phù hợp cho phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật.

>>> Xem thêm: Ung thư tinh hoàn: thông tin cơ bản về phát hiện, thăm khám và điều trị

4.4 Liệu pháp xơ hóa:

Liệu pháp xơ hóa là tiêm một chất để ngăn tràn dịch màng tinh hoàn quay trở lại sau khi đã dẫn lưu dịch màng tinh hoàn. Điều này thường không phổ biến nhưng có thể được áp dụng cho một số người không thích hợp với phẫu thuật.

Bài viết trên đây YouMed cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh tràn dịch tinh mạc ở người lớn. Nếu bạn có các triệu chứng hay dấu hiệu nào kể trên, thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị một cách phù hợp nhất nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu