Tổng quan về hệ miễn dịch và chủng ngừa

Tại Việt Nam và các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, Châu Âu, Australia,… gần đây nở rộ lên phong trào “antivaxin”. Đây được hiểu là những phong trào tẩy chay vắc xin. Điều này đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi quyết định có nên cho con đi tiêm chủng hay không? Cùng tìm hiểu sự thật trong bài viết này nhé!

Nguồn gốc phong trào “antivax”

Năm 2019, tổ chức Y Tế thế giới (WHO) đã liệt kê phong trào tẩy chay vắc-xin (anti vaccine) là 1 trong 10 vấn đề y tế toàn cầu. Tức là một trong những vấn đề đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ loài người. Anti-vax được xếp ngang hàng với những ” ông lớn” khác như HIV, Ebola, ung thư,…

Để chúng ta có cái nhìn đúng đắn, tránh bị tác động tiêu cực bởi các nguồn thông tin sai lệch, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về cách hệ thống miễn dịch hoạt động và vai trò của chủng ngừa đối với sức khoẻ nhân loại.

Tổng quan về hệ miễn dịch và chủng ngừa
Tổng quan về hệ miễn dịch và chủng ngừa
Phong trào anti vaccine nổi lên khiến nhiều phụ huynh lo ngại về việc tiêm chủng cho con

Hệ miễn dịch là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hệ miễn dịch là hệ “phòng thủ” của cơ thể. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập như: vi khuẩn, siêu vi, vi nấm, ký sinh trùng, độc chất và các tế bào ung thư.

Hệ miễn dịch gồm có những gì?

Hệ miễn dịch được chia làm 2 nhóm lớn:

1. Miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch bẩm sinh tức là hàng rào bảo vệ sinh ra đã có. Bao gồm rất nhiều thứ như: da, tuyến mồ hôi, acid dạ dày, nhu động ruột, các bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào,…

Hàng rào này sẽ chặn đứng sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài tức thì. Ví dụ như:

  • Da sẽ cản các vi khuẩn xâm lấn.
  • Acid dạ dày sẽ tiêu diệt vi khuẩn qua đường tiêu hoá.
  • Bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Đại thực bào sẽ “ăn” các vi sinh vật và các tế bào hư hỏng.

Chúng hoạt động trên nguyên tắc là cản các thứ không thuộc về cơ thể, không chuyên biệt cho một thứ gì riêng biệt cả.

2. Miễn dịch thích ứng

Đây là hàng rào được tạo ra qua quá trình trưởng thành của cơ thể. Hoạt động cần thời gian hơn miễn dịch bẩm sinh. Hàng rào này gồm có các tế bào bạch cầu lympho có vai trò:

  • Tạo các kháng thể (là các protein có vai trò tiêu diệt tác nhân ngoại lai).
  • Trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh.
  • Ghi nhớ các mầm bệnh đã xâm nhập. Khi mầm bệnh này tấn công trở lại, các tế bào nhớ này sẽ đồng loạt tăng sinh, giải phóng một số chất giúp hoạt hoá hệ miễn dịch và chặn đứng bệnh ngay lập tức.

Hệ miễn dịch thích ứng hoạt động cụ thể vào một loại bệnh rõ rệt. Ví dụ như bệnh nhân sau khi mắc bệnh thuỷ đậu. Các tế bào lympho sẽ ghi nhớ mầm bệnh. Lần sau khi virus thuỷ đậu xâm nhập vào cơ thể thì sẽ có cơ chế đáp ứng và ngăn chặn ngay. Do đó một người chỉ mắc thuỷ đậu một lần trong đời.

Đương nhiên những gì đã nêu trên chỉ đúng với bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường. Không áp dụng trên những đối tượng bị suy giảm miễn dịch.

Ngoài hai nhóm lớn trên, hệ miễn dịch còn gì khác nữa không?

Ngoài hai nhóm quan trọng trên, còn một số yếu tố khác như:

  • Miễn dịch được mẹ truyền cho con trong quá trình mang thai và thông qua sữa mẹ trong quá trình cho con bú.
  • Điều này là một trong những lợi ích ưu việt của sữa mẹ so với sữa bò. Tuy nhiên lợi ích này sẽ kéo dài cho tới khi trẻ được sinh ra và ngưng sữa mẹ.

Có phải hệ miễn dịch hoàn toàn có lợi không?

Hệ miễn dịch là hoàn toàn có lợi khi nó hoạt động trong phạm vi bảo vệ cơ thể. Đôi khi hoạt động quá mức hay sai lệch của hệ miễn dịch sẽ mang lại các hệ quả không tốt.

Ví dụ hoạt động quá mức của hệ miễn dịch sẽ gây ra phản ứng quá mẫn. Phản ứng này nếu mạnh quá mức sẽ gây ra một tình trạng nguy hiểm là sốc phản vệ. Có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Hệ miễn dịch hoạt động sai lệch sẽ gây ra các bệnh tự miễn. Thay vì nhận diện các tác nhân có hại, hệ miễn dịch sai lệch này lại có phản ứng và huỷ hoại các mô của chính cơ thể mình. Gây ra một số bệnh lý như: lupus ban đỏ, đái tháo đường type 1, bệnh cường giáp, viêm gan tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu,…

Vậy cần làm gì để duy trì một hệ miễn dịch khoẻ mạnh?

  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống các thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng.
  • Thường xuyên vận động, giữ thể trạng cân đối, nhiều nghiên cứu đã chứng minh
  • béo phì có liên quan đến tần suất một số bệnh tự miễn.
  • Sử dụng các thuốc và sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tham vấn chuyên gia khi cần thiết.
  • Chủng ngừa đầy đủ, chủng ngừa sẽ được nói cụ thể vào phần 2 (Hiểu hơn về chủng ngừa)

Anti vaccine là một phong trào không có cơ sở khoa học. Người dân nên cảnh giác trước bất kỳ anti vaccine nào.

>> Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một vấn đề mang tới rất nhiều trở ngại trong y khoa. Bệnh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị sớm. Tìm hiểu thêm qua bài viết: Suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Bạn biết gì về căn bệnh này?

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu