Tác dụng của hạt bưởi đối với bệnh nhân đái tháo đường

Bưởi là một trong những loại trái cây có múi được khá nhiều người ưa chuộng. Bởi lẽ, không chỉ thơm ngon, thanh mát mà loại trái cây này còn mang lại nhiều giá trị sức khỏe khác nhau. Chưa dừng lại ở đó, hạt bưởi còn được cho là rất có lợi cho người bệnh đái tháo đường. Hãy cùng NT BacGiang khám phá tác dụng của hạt bưởi ngay sau đây.

Khi dùng bưởi, chúng ta thường có thói quen bỏ hạt đi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây chính là “vị thuốc” quý đối với người bệnh đái tháo đường type 2. Theo các chuyên gia lý giải rằng hạt bưởi có vai trò giúp ổn định đường huyết nhờ vào thành phần đặc biệt. Mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Lý giải vì sao tác dụng của hạt bưởi lại có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường

Khi tách vỏ hạt bưởi ra, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự có mặt của phần chất nhầy bao quanh hạt, phần chất nhầy này chính là pectin. Chất này có mặt trong cả hạt và vỏ quả bưởi với hàm lượng cao và là thành tố chính mang lại tác dụng của hạt bưởi.

Theo đó, pectin là loại chất xơ tự nhiên trong các loại trái cây và rau quả. Về bản chất, dưỡng chất này là một carbohydrate phức tạp (polysacarit) giữ vai trò ổn định cấu trúc thành tế bào thực vật. Pectin còn là một chất xơ hòa tan nên khi được đun nóng trong dịch lỏng sẽ trương nở và tạo thành dạng gel. Điều này được ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, cụ thể là để làm ra các món như mứt hoặc thạch.

Hầu hết pectin được sản xuất từ các loại trái cây họ cam quýt, trong đó có cả bưởi. Việc bổ sung dưỡng chất này cũng mang lại một vài lợi ích tiềm năng. Nhờ đóng vai trò như một chất xơ hòa tan, pectin có thể giúp ngăn ngừa táo bón, giảm hấp thụ cholesterol và chất béo trung tính, kiểm soát cân nặng và đặc biệt là giúp ổn định lượng đường huyết.

Pectin và khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Tác dụng của hạt bưởi đối với bệnh nhân đái tháo đường

Như đã trình bày ở trên, tác dụng của hạt bưởi phần lớn là nhờ vào pectin. Theo đó, chất xơ hòa tan được cho là giúp giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường type 2.

Một nghiên cứu nhỏ được tiến hành kéo dài hơn 4 tuần trên 12 đối tượng mắc bệnh đái tháo đường type 2 dùng 20 gram pectin táo mỗi ngày. Kết quả là các chỉ số đường huyết đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong bảng đánh giá, các chuyên gia cũng nhận định rằng không phải bất kỳ loại pectin nào cũng mang lại tác dụng tương tự. Vì vậy, cần phải có các nghiên cứu lâm sàng sâu hơn để làm rõ tác dụng tiềm năng này.

Ở các nghiên cứu trên chuột, người ta nhận thấy pectin cũng làm giảm lượng đường huyết và cải thiện chức năng của các hormone liên quan.

Mách bạn cách chiết pectin từ hạt bưởi

Để tận dụng hết mọi tác dụng của hạt bưởi, bạn có thể học ngay cách chiết xuất pectin đơn giản như sau:

  • Chọn ra khoảng 20 hạt bưởi tươi không bị lép cho vào cốc nước nóng (ở nhiệt độ khoảng 70 – 80°C), bạn phải đảm bảo nước ngập hết các hạt.
  • Dùng đũa khuấy liên tục từ 5 – 6 phút. Kế đến, bạn lọc hết phần nước nhầy cho vào cốc riêng.
  • Tiếp tục đánh và lọc như vậy thêm 3 – 4 lần cho đến khi sờ vào thấy hạt bưởi không còn nhầy thì ngưng. Lưu ý tùy vào giống bưởi khác nhau mà thời gian đánh hạt cũng sẽ thay đổi.

Sau khi chiết lấy nước có chứa dịch nhầy, bạn có thể dùng nước này ngay. Nếu sau 3 giờ vẫn chưa uống hết, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh thêm 48 giờ nữa. Với bệnh nhân đái tháo đường type 2, bạn nên uống khoảng 50ml nước có chứa dịch nhầy trước bữa chính 10 phút, 3 lần mỗi ngày để giúp ổn định đường huyết một cách tốt nhất.

Hy vọng rằng những thông tin về tác dụng của hạt bưởi sẽ phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe khi bị tiểu đường. Để an tâm hơn, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

[mc4wp_form id=”290304”]

Phú Đoàn/NT BacGiang

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong