Suy giáp có nên mang thai hay không ?

Suy giáp là bệnh nội tiết âm thầm nhưng rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Không chỉ vậy, suy giáp là nguyên nhân hiếm muộn của nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Liệu rằng bạn đã biết về bệnh suy giáp? Suy giáp có nên mang thai không? YouMed sẽ bật mí câu trả lời thông qua bài viết sau.

Tổng quan về tuyến giáp

Hiểu đơn giản, tuyến giáp là một cấu trúc hình chữ H, nằm giữa cổ. Cấu trúc này sản xuất ra những hormon vô cùng quan trọng cho cơ thể. Những hormon này giúp các cơ quan khác hoạt động hài hòa. Hormon này chính là thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3).

Thyroxin có nhiều chức năng, ví dụ như:

Suy giáp có nên mang thai hay không ?
  • Trao đổi chất.
  • Điều hòa nhịp tim và sức co bóp của tim.
  • Tác động lên hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.
  • Tăng đường huyết; kích thích sự phát triển toàn vẹn hệ thần kinh…

Đáng chú ý hơn cả, tuyến giáp kích thích chức năng sinh dục. Vì thế, nó có ảnh hưởng đến sinh sản một cách trực tiếp ở nữ giới. Suy giáp là bệnh gì? Suy giáp có nên mang thai?

Thế nào là bệnh suy giáp?

Tình trạng tuyến giáp nhược chức năng chính là bệnh suy giáp. Điều đó có nghĩa là tuyến giáp sản xuất các yếu tố quan trọng kể trên. Theo thống kê, có 3-5% dân số bị suy tuyến giáp trên toàn thế giới. Một con số đáng báo động. Vậy dấu hiệu bệnh suy giáp là gì?

Dấu hiệu suy giáp phổ biến

Lúc đầu, các triệu chứng của suy giáp có thể không rõ ràng. Theo thời gian, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn:

  • Về tinh thần: mệt mỏi, thường cảm thấy buồn ngủ, hay quên,…
  • Về thể chất: táo bón, da khô, chân sưng phù, đau nhức cơ khớp, cảm thấy lạnh hơn bình thường…

Dấu hiệu suy giáp ở nữ giới

Một nghiên cứu phát hiện 2-4% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nồng độ hormone tuyến giáp thấp. Điều đó cho thấy suy giáp có thể xảy ra khi họ mang thai.

Có mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Bởi vì khi các hormone này thấp, sự rụng trứng bị cản trở. Ngoài ra nó còn dẫn đến sự khó thụ tinh. Ở một số phụ nữ có dấu hiệu tiền kinh nguyệt sẽ có nguy cơ bị suy giáp hơn. Những biểu hiện suy giáp ở nữ giới có thể kể đến là:

  • Rụng tóc nhiều.
  • Tóc và móng trở nên giòn, dễ gãy.
  • Da khô, ngứa, đôi khi ớn lạnh.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Giảm hay mất hứng thú về tình dục.

Ở một số phụ nữ, sảy thai hay sẩy thai tái diễn là một biểu hiện âm thầm của suy giáp.

Phụ nữ bị suy giáp có nên mang thai?

Suy giáp có thể tác động to lớn cho mẹ bầu trong suốt quá trong mang thai. Nó không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn cả tinh thần:

  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy ớn lạnh vô cớ.
  • Dù không làm gì quá sức, mẹ bầu có bị chuột rút nhiều lần.
  • Bên cạnh đó, cân nặng tăng lên đáng kể do mang thai và suy giáp.

Suy giáp có nên mang thai hay không ?
Mệt mỏi thường xuyên ở mẹ bầu là dấu hiệu quan trọng của suy giáp

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nó có thể dẫn đến những bệnh lý thai kì như:

  • Tăng huyết áp thai kì (tiền sản giật).
  • Thiếu máu.

Thậm chí bệnh có thể gây ra hậu quả không mong muốn như: sẩy thai hay thai lưu.

Suy giáp khi mang thai quả thực gây ra những hậu quả âm thầm nhưng khôn lường. Tuy vậy, tại Việt Nam, việc tầm soát tuyến giáp cho phụ nữ mang thai chưa được chú trọng đúng mực.

Suy giáp và những ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai

Theo sinh lý, tuyến giáp của thai nhi chỉ hoạt động từ sau tuần thứ 10 của thai kì. Do đó, trước thời gian này, thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào lượng hormone giáp của mẹ.

Mẹ bị suy giáp khi mang thai sẽ không cung cấp đủ lượng hormone đó. Chính vì vậy, tỷ lệ sảy thai sẽ tăng lên gấp bội. Tỷ lệ chết chu sinh xấp xỉ 20%.

Ngoài ra, trẻ sinh non, hay nhẹ cân. Nghiêm trọng hơn, suy giáp ảnh hưởng đến sự phát triển tâm vận bình thường của bé. Tình trạng suy giáp khi mang thai thật đáng báo động.

Suy giáp có nên mang thai hay không ?
Bệnh lý giáp nên được quan tâm nhiều hơn ở sản phụ

Nếu bạn lo lắng suy giáp có nên mang thai, ắt hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc về cách phòng ngừa. Vậy các ngăn ngừa suy giáp khi mang thai là gì?

Cách ngăn ngừa suy giáp

Ngày nay, nền y học hiện đại giúp việc tầm soát suy giáp trước khi mang thai đơn giản hơn rất nhiều. Nếu có kế hoạch mang thai, bạn nên theo dõi nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và T4 trước khi mang thai.

Nếu bạn đã từng bị sảy thai thì việc tầm soát suy giáp trước khi mang thai càng cấp thiết. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nên lưu ý một số yếu tố nguy cơ cao khác. Đó chính là phụ nữ có mắc bệnh tự miễn, tiền sử gia đình có vấn đề suy giáp hay bất kỳ bệnh tự miễn nào.

Một tin đáng mừng là suy giáp có thể điều trị thành công trong giai đoạn được phát hiện sớm. Và vì thế, chị em phụ nữ hoàn toàn yên tâm về một thai kì khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi sức khỏe định kì để đảm bảo thể trạng tốt nhất cho thời kì mang thai.

Làm gì nếu bạn bị suy giáp và muốn có thai?

Suy giáp tuy là một bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng mà cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Khi được điều trị đúng cách theo phác đồ của Bộ Y Tế, nhiều phụ nữ đã có thể thực hiện thiên chức làm mẹ và mẹ tròn con vuông.

Bởi vì thuốc điều trị suy giáp hoàn toàn không để lại ảnh hưởng gì cho quá trình mang thai về sau. Ngay cả trong giai đoạn mang thai, thuốc tuyến giáp không hề tác động đến thai nhi. Mẹ bầu không nên loại bỏ thuốc vì nghĩ thuốc ảnh hưởng đến thai.

Suy giáp có nên mang thai hay không ?
Thuốc điều trị suy giáp hoàn toàn không để lại ảnh hưởng gì cho quá trình mang thai

YouMed xin lưu ý một điều cực kì quan trọng với bạn trong khi điều trị suy giáp. Chị em phụ nữ có xu hướng bổ sung nhiều loại vitamin trước khi mang thai. Song những vitamin có thành phần sắt và canxi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp điều trị.

Nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh vấn đề này. YouMed khuyên bạn có thể uống thuốc thay thế hormon giáp trước. Sau đó 4-5 giờ, bạn uống các loại vitamin hoặc ngược lại.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi thường gặp ở chị em phụ nữ rằng người mắc bệnh suy giáp có nên mang thai hay không. Qua đó cho thấy, suy giáp là bệnh diễn tiến âm thầm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Hy vọng rằng tầm soát chức năng tuyến giáp trước khi mang thai sẽ được quan tâm đúng mức hơn nữa.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan