Hội chứng chân không yên: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng chân không yên (RLS) là rối loạn do một phần của hệ thống thần kinh gây ra sự thôi thúc di chuyển chân. Bởi vì thường xuất hiện vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ nên nó cũng được coi là rối loạn giấc ngủ.

1. Triệu chứng của hội chứng chân không yên là gì?

Những người mắc hội chứng chân không yên có cảm giác khó chịu ở chân (và đôi khi là cánh tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể). Có một sự thôi thúc không thể cưỡng lại để di chuyển chân của họ nhằm làm giảm cảm giác khó chịu này. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, “ngứa”, “châm chích” hoặc “cảm giác côn trùng bò lổm ngổm” ở chân. Các cảm giác thường tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi nằm hoặc ngồi.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường tồi tệ hơn vào buổi tối và ban đêm. Đối với một số người, các triệu chứng gây gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng vào ban đêm có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của họ.

Hội chứng chân không yên: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

2. Ai thường sẽ bị hội chứng này?

Hội chứng chân không yên ảnh hưởng đến 10% dân số Hoa Kỳ. Nó xuất hiện trên cả hai giới, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ em. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng là trung niên trở lên.

Chân không yên thường không được nhận dạng hoặc chẩn đoán sai. Điều này đặc biệt đúng nếu các triệu chứng không liên tục hoặc nhẹ. Sau khi được chẩn đoán chính xác, thường triệu chứng có thể được điều trị thành công.

>> Xem thêm bài viết: Top 10 câu hỏi thường gặp nhất về Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome).

3. Nguyên nhân là gì?

Hiện tại, nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có nghi ngờ rằng gen đóng vai trò lớn trong sinh bệnh học của hội chứng này. Gần một nửa số người bị hội chứng chân không yên cũng có một thành viên gia đình mắc tình trạng này.

Các yếu tố khác liên quan đến sự phát triển hoặc nặng thêm của hội chứng chân không yên:

  • Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính và tình trạng y khoa bao gồm thiếu sắt, bệnh Parkinson, suy thận, tiểu đường và bệnh thần kinh ngoại biên thường xuất hiện các triệu chứng của hội chứng này. Điều trị những tình trạng này thường giúp giảm bớt các triệu chứng.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống co thắt, chống nôn, thuốc chống loạn thần, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm lạnh và dị ứng có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
  • Thai kỳ: Một số phụ nữ trải qua hội chứng này trong khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng một tháng sau khi sinh.

Các yếu tố khác, bao gồm sử dụng rượu và thiếu ngủ có thể gây ra những triệu chứng hoặc làm cho chúng tồi tệ hơn.

4. Chẩn đoán như thế nào?

Không có xét nghiệm y khoa nào để chẩn đoán hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm máu và những xét nghiệm khác để loại trừ các tình trạng khác. Chẩn đoán chính dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân và tiền sử gia đình có các triệu chứng tương tự, sử dụng thuốc, sự hiện diện của các triệu chứng hoặc tình trạng y tế khác, hoặc các vấn đề với việc buồn ngủ ban ngày.

5. Điều trị như thế nào?

Điều trị hội chứng chân không yên nhắm đến mục tiêu là làm giảm các triệu chứng. Ở những người mắc hội chứng chân không yên nhẹ đến trung bình, thay đổi lối sống, chẳng hạn như bắt đầu một chương trình tập thể dục đều đặn, thiết lập giấc ngủ khoa học và loại bỏ hoặc giảm sử dụng caffeine, rượu và thuốc lá có thể hữu ích. Điều trị một tình trạng liên quan đến RLS cũng có thể giúp giảm triệu chứng.

Hội chứng chân không yên: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Các phương pháp điều trị RLS không dùng thuốc khác có thể bao gồm:

  • Mát xa chân.
  • Tắm nước nóng hoặc đệm sưởi hoặc túi nước đá áp dụng cho chân.
  • Thói quen ngủ tốt.
  • Sử dụng miếng đệm rung.

Thuốc có thể hữu ích trong điều trị hội chứng chân không yên, nhưng không phải thuốc đều hữu ích cho tất cả mọi người. Trên thực tế, một loại thuốc làm giảm các triệu chứng ở người này có thể làm chúng tồi tệ hơn ở một người khác. Trong các trường hợp khác, một loại thuốc có thể mất hiệu quả theo thời gian.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng chân không yên bao gồm:

  • Nhóm thuốc dopaminergic tác dụng với chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não được FDA phê chuẩn để điều trị hội chứng chân không yên từ trung bình đến nặng. Những nhóm khác, chẳng hạn như levodopa, cũng có thể được sử dụng.
  • Benzodiazepines, một nhóm thuốc an thần, có thể được sử dụng để giúp ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, chúng có thể gây buồn ngủ và ngầy ngật vào ban ngày. Thuốc giảm đau trung ương có thể được sử dụng cho trường hợp đau dữ dội.
  • Thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh cũng có thể có hiệu quả.

Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn hội chứng chân không yên, các phương pháp điều trị hiện tại có thể giúp kiểm soát tình trạng, giảm triệu chứng và cải thiện giấc ngủ. Thuốc phải được sử dụng dưới sự kê toa và kiểm soát của bác sĩ để giảm thiểu các tác dụng phụ.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan