[Giải đáp thắc mắc] Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Nếu thai ngoài tử cung không được phát hiện và điều trị kịp thời, túi thai có thể vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy mang thai ngoài tử cung mấy

Nếu thai ngoài tử cung không được phát hiện và điều trị kịp thời, túi thai có thể vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, dấu hiệu thai ngoài tử cung đã bị vỡ là gì? 

Nếu đang có những thắc mắc như trên và cần tìm được câu trả lời chính xác, hãy tham khảo những thông tin mà Nhà thuốc Bắc Giang tổng hợp được trong bài viết sau bạn nhé!

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, dấu hiệu thai ngoài tử cung đã bị vỡ là gì?, hãy cùng tìm hiểu về thai ngoài tử cung.

Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung, làm tổ ở niêm mạc tử cung và phát triển thành phôi thai. Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh không làm tổ trong lòng tử cung mà làm tổ ở vòi trứng (ước tính chiếm 90 – 95% các ca mang thai ngoài tử cung), cổ tử cung, buồng trứng, khoang bụng hay vùng chậu. Điều này khiến phôi thai không thể phát triển thành thai nhi vì ống dẫn trứng hay cổ tử cung… không đủ không gian và đủ điều kiện để hỗ trợ phôi đang phát triển. 

Các trường hợp mang thai ngoài tử cung thường được phát hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên cũng có số ít trường hợp chỉ được phát hiện khi thai kỳ đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2. 

Mang thai ngoài tử cung có phổ biến không?

  • Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Hoa Kỳ cho thấy khoảng 1/50 ca mang thai ở Mỹ là thai ngoài tử cung. 
  • Ước tính chỉ chiếm 1,3-2,4% tổng số ca mang thai nhưng thai ngoài tử cung lại là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến thai kỳ trong ba tháng đầu và chiếm 10% số ca tử vong liên quan đến thai kỳ. 

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung 

[Giải đáp thắc mắc] Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Trước khi biết được câu trả lời cho thắc mắc mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, chúng ta nên “nhận diện” được các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để có thể đi khám và điều trị kịp thời.

Ở giai đoạn đầu, việc mang thai ngoài tử cung có thể không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Các triệu chứng có vẻ rất giống với một thai kỳ bình thường như: trễ kinh, cảm thấy khó chịu ở bụng và đau ở ngực. Các chuyên gia sản khoa ước tính chỉ có khoảng một nửa số phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ có cả 3 dấu hiệu chính: trễ kinh, chảy máu âm đạo và đau bụng. Phụ nữ mang thai ngoài tử cung có thể bị chảy máu bất thường và đau vùng chậu hoặc bụng. Cơn đau thường chỉ ở 1 bên, nơi mà phôi làm tổ. Các triệu chứng thường xảy ra từ 6 đến 8 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. 

Theo các chuyên gia, các dấu hiệu sớm của thai ngoài tử cung bao gồm:

  • Đau bụng và nôn mửa
  • Đau bụng dữ dội
  • Đau ở một bên cơ thể
  • Chóng mặt hoặc cảm thấy yếu ớt 
  • Đau ở vai, cổ hoặc trực tràng

Theo các chuyên gia sản khoa, tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể được phát hiện từ sớm vào khoảng tuần thứ 4 cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc mang thai ngoài tử cung không gây ra các triệu chứng đáng chú ý và chỉ được phát hiện khi siêu âm thai hoặc siêu âm vùng bụng khi tiến hành khám sức khỏe định kỳ.

[Giải đáp thắc mắc] Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Dấu hiệu thai ngoài tử cung đã vỡ? 

[Giải đáp thắc mắc] Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Như trên đã đề cập việc làm tổ bên ngoài tử cung khiến phôi thai không thể phát triển thành thai nhi vì không có đủ không gian và đủ điều kiện để hỗ trợ phôi đang phát triển. Tuy nhiên, trứng đã thụ tinh vẫn sẽ được bảo vệ trong một cấu trúc (túi thai) để phôi thai có thể phát triển bên ngoài tử cung trong vài tuần. Vậy mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Dấu hiệu nhận biết túi thai ngoài tử cung đã vỡ là gì? 

1. Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? 

Túi thai phát triển bên ngoài tử cung thường vỡ vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 16. Thai ngoài tử cung bị vỡ có thể gây chảy máu nghiêm trọng dẫn đến sốc xuất huyết. Nếu tình huống này xảy ra, nguy cơ tử vong vì mất máu sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, việc túi thai vỡ thường sẽ gây tổn thương ống dẫn trứng – nơi nó bám vào và làm tổ nên trong một số trường hợp để điều trị, các bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ ống dẫn trứng bị tổn thương. Việc cắt bỏ ống dẫn trứng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản tự nhiên của bạn. 

2. Dấu hiệu thai ngoài tử cung đã vỡ mà bạn có thể nhận biết 

Nếu bạn nghi ngờ mình mang thai và có các triệu chứng như đau nhiều, có hoặc không có triệu chứng chảy máu âm đạo nghiêm trọng, nhưng kèm triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, đau vai, đau bụng dữ dội – đặc biệt là ở 1 bên, hãy đến bệnh viện ngay. Mang thai ngoài tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến thai kỳ trong 3 tháng đầu ở Mỹ

Thực tế là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh (siêu âm) mà tình trạng mang thai ngoài tử cung thường được phát hiện và điều trị trước khi túi thai vỡ nên nguy cơ tử vong hiếm khi xảy ra. 

Bạn có thể quan tâm:

 Sau khi mang thai ngoài tử cung bao lâu thì có thể mang thai lại? 

[Giải đáp thắc mắc] Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Nếu từng mang thai ngoài tử cung, bạn có thể gặp khó khăn để có một thai kỳ bình thường, nhất là khi bạn đã phẫu thuật cắt ống dẫn trứng. 

Do đó, nếu có kế hoạch mang thai lại, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để có được những hướng dẫn cần thiết. Trong đa số các trường hợp, bác sĩ thường khuyến nghị chị em phụ nữ nên chờ ít nhất 3 – 6 tháng trước khi cố gắng mang thai lại. Khoảng thời gian chờ đợi này giúp cơ thể cũng như tử cung và hệ thống sinh sản có thể hồi phục. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp các bác sĩ có đủ thời gian theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn để đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng về mặt sinh sản.

Cần lưu ý là khoảng thời gian chờ có thể dài ngắn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như tình trạng sức khỏe, lịch sử y tế cá nhân… Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về thời điểm phù hợp để bạn có thể cố gắng mang thai lại.

Bạn có thể quan tâm:

Ngoài ra, nếu bạn từng mang thai ngoài tử cung nhiều lần hoặc có các vấn đề sức khỏe sinh sản khác, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm hoặc quá trình điều trị bổ sung trước khi cố gắng mang thai lại. Lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều có thể mang thai lại tự nhiên. Đối với một số trường hợp, có thể cần điều trị hoặc can thiệp y tế để tăng khả năng mang thai thành công và giảm nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần