Có nên tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB với bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19?

Đại dịch Covid-19 gây nên những hậu quả khôn lường với tỉ lệ tử vong rất cao ở những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về 1128 bệnh nhân bị tăng huyết áp nhiễm Covid-19 nhập viện ở chín bệnh viện ở Hồ Bắc, Trung Quốc đã chỉ ra rằng, việc tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB làm giảm tỉ lệ tử vong và chuyển biến phổi xấu ở các bệnh nhân này.

1. Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và Covid-19

Những bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như tăng huyết áp thường có tỉ lệ tử vong cao khi nhiễm phải SARS-CoV-2. Cơ chế để Covid-19 gây nên chuyển biến xấu ở các bệnh nhân tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa được kết luân chắc chắn.

Có nên tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB với bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19?

Các giả thuyết được đưa ra rằng, khi bệnh nhân nhiễm Covid-19, việc kích hoạt quá mức hệ thống RAS có thể góp phần vào sự tiến triển của tổn thương phổi bằng cách thúc đẩy phản ứng viêm và cơn bão cytokine, kích thích hệ thống NADH/NADPH oxydase và kích hoạt sự co bóp tế bào và co mạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu hơn vẫn rất cần thiết để mối liên hệ này trở nên rõ ràng hơn.

2. Sự tranh cãi

Nhóm thuốc ACEI/ARB là nhóm thuốc đầu tay khi sử dụng cho các bệnh nhân tăng huyết áp. Do đó, mối quan tâm chính của rất nhiều bác sĩ, bệnh viện là có nên tiếp tục sử dụng ACEI/ARB cho các bệnh nhân tăng huyết áp hay không.   

Sở dĩ có mối bận tâm này là đối với các bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19, việc sử dụng thuốc ACEI hay ARB có gây ảnh hưởng không vẫn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Điều này là do liên quan đến thụ thể ACE2, một thụ thể đã biết là cần thiết cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập và lan truyền trong tế bào chủ.

Thụ thể ACE2 có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm hệ tiêu hóa, tim, phổi. Ban đầu người ta lo ngại rằng, sử dụng ACEI/ARB sẽ làm tăng sự biểu hiện của ACE2 trong cơ thể, và điều này sẽ tạo điều kiện cho virus lan nhanh, gây chuyển biến xấu.

Có nên tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB với bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19?

3. Nghiên cứu của các nhà khoa học

NGày 17/4/2020, một nghiên cứu đã được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ các trường đại học khác nhau đã được công bố nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên. Trong nghiên cứu hồi cứu này, 1128 bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19 được nhập viện tại 9 bệnh viện thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được chia thành 2 nhóm là: nhóm sử dụng ACEI/ARB và nhóm không sử dụng ACEI/ARB. Các tác giả đã đi đến các kết quả rất đáng được chú ý như:

– Có 99 ca tử vong trên tổng số 1128 bệnh nhân thì trong đó có 7 ca (3,7%) thuộc nhóm sử dụng thuốc ACEI/ARB và 92 ca (9,8%) thuộc nhóm không sử dụng thuốc ACEI/ARB.

– Nhóm không sử dụng thuốc ACEI/ARB có tỉ lệ sốt, khó thở và tổn thương phổi hai bên cao hơn.

– Tỉ lệ sốc nhiễm trùng ở nhóm bệnh nhân sử dụng ACEI/ARB là 3,2% và nhóm không sử dụng ACEI/ARB là đến 8%

Có nên tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB với bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19?

4. Là bằng chứng lâm sàng ủng hộ việc tiếp tục sử dụng ACEI/ARB cho các bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm SARS-CoV-2

Tuy với các tranh cãi nêu đã ở mục 2, thì các công bố mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), Hiệp hội Suy tim Hoa Kỳ (HFSA), Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC), Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế (ISH) vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục sử dụng ACEI/ARB cho các bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19. Các công bố này chủ yếu chỉ dựa vào việc không có bằng chứng lâm sàng nào chứng minh việc ACEI/ARB cải thiện hoặc làm xấu đi tình trạng nhiễm virus.

Có nên tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB với bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19?

Tuy nhiên, với các nghiên cứu của các nhà khoa học vừa được nêu ra ở mục 3, đã đưa ra những bằng chứng lâm sàng rất rõ ràng và chắc chắn nhằm ủng hộ việc tiếp tục sử dụng ACEI/ARB ở bệnh nhân tăng huyết áp mắc SARS-CoV-2 nhằm giảm tỉ lệ tử vong cao. 

Tuy các nghiên cứu làm sáng tỏ vẫn cần được thực hiện và các kết luận vẫn còn chưa được chắc chắn, nhưng với tình hình hiện tại, ACEI/ARB vẫn tiếp tục là thuốc đầu tay đối với các bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm phải Covid-19. 

Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”