Cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Bất cứ ai cũng có nguy cơ dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Phàn ứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Vậy cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Thuốc kháng sinh là gì? Tác dụng của thuốc kháng sinh?

Để biết cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh, hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu sơ lược về thuốc kháng sinh

1.1. Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc giúp chống lại vi khuẩn khi số lượng vi khuẩn có hại quá nhiều, hệ thống miễn dịch không thể kiểm soát được. Thuốc kháng sinh đầu tiên được phát hiện là penicillin. Hiện nay đã có nhiều nhóm kháng sinh khác. Ở hầu hết các quốc gia, kháng sinh là thuốc bán theo đơn. Thuốc kháng sinh có ở nhiều dạng:

  • Thuốc uống: viên nén, viên nang, dung dịch…
  • Dùng tại chỗ: kem, thuốc mỡ, thuốc xịt; thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai…
  • Thuốc tiêm như tiêm tĩnh mạch, thường dùng cho nhiễm trùng nặng.

1.2. Tác dụng của thuốc kháng sinh

Cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

Cơ chế hoạt động cùa thuốc kháng sinh chù yếu theo 2 cách: tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn. Thuốc dùng để:

  • Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn: viêm họng (do vi khuẩn), nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da, viêm màng não, E.coli… Tùy theo bệnh mà có kháng sinh phổ rộng hay hẹp; kháng sinh tấn công vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí.
  • Được kê như một kháng sinh ‘dự phòng’ nhiễm trùng trước phẫu thuật.

Một số bệnh nhiễm khuẩn có thể không cần kháng sinh như một số nhiễm trùng xoang, tai. Thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng đối với virus trong hầu hết các nhiễm trùng hô hấp trên: cảm lạnh; chảy nước mũi; cúm; đa số trường hợp viêm phế quản, viêm họng (trừ viêm họng do liên cầu khuẩn). Dùng kháng sinh khi không cần thiết có thể không có lợi mà còn tăng nguy cơ tác dụng phụ, dị ứng và kháng kháng sinh.

2. Dị ứng với thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể với loại thuốc đó. Theo Tổ chức Dị ứng Thế giới, phản ứng dị ứng miễn dịch do thuốc được chia thành 2 loại:

  • Loại dị ứng nhanh: thường xảy ra sau vài giờ dùng thuốc (như mày đay) hay nguy hiểm hơn là sốc phản vệ;
  • Loại dị ứng chậm: có thể xảy ra sau vài ngày thậm chí vài tuần dùng thuốc, cũng là thể dị ứng nguy hiểm.

Tùy cơ địa mà không thể biết trước liệu bạn có bị dị ứng thuốc hay không, trừ khi test dị ứng. Phần lớn các trường hợp dị ứng kháng sinh có liên quan tới penicillin và cephalosporin, hoặc bởi một loại kháng sinh khác là sulfonamid.

3. Dấu hiệu khi dị ứng thuốc kháng sinh

Để biết cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh, bạn nên biết các dấu hiệu dị ứng thuốc:

Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng dị ứng thường từ nhẹ đến trung bình như: phát ban, mày đay, da đỏ ngứa, bong tróc hoặc sưng tấy; sưng lưỡi, mặt; ho, khó thở hoặc thở khò khè, đau dạ dày…

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm các vấn đề về thị lực, da nổi mụn nước hoặc bong tróc, sưng hoặc ngứa nghiêm trọng, bao gồm hoại tử biểu bì nhiễm độc, nhiễm độc da dị ứng, hội chứng Stevens-Johnsons, đỏ da toàn thân, hồng ban đa dạng, phù Quinck,…

Cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh
Dấu hiệu đầu tiên của phản ứng phản vệ có thể giống như các triệu chứng dị ứng điển hình: sổ mũi hoặc phát ban da. Nhưng sau đó, các dấu hiệu nghiêm trọng hơn xuất hiện

Tuy hiếm nhưng kháng sinh có thể gây phản ứng phản vệ. Đây là trường hợp nặng nhất của dị ứng thuốc, cần được cấp cứu ngay lập tức, nếu không điều trị kịp có thể tử vong trong vài phút. Phản ứng phản vệ có thể dẫn đến khó thở, hạ huyết áp, trụy mạch. Các triệu chứng ban đầu là:

  • Khó thở hoặc thở nhanh nông, thở khò khè
  • Ho, khó nói, giọng khàn, sưng lưỡi, cổ họng, sưng mặt, môi, mắt
  • Cảm thấy lâng lâng, chóng mặt, bối rối, lo lắng
  • Mất ý thức hoặc gục ngã, ngất xỉu, nhợt nhạt và mềm nhũn người (đặc biệt là trẻ nhỏ)
  • Nhịp tim nhanh, mạch yếu
  • Phát ban da, nổi mề đay, ngứa, sưng hoặc đỏ da
  • Đau bụng hoặc nôn mửa,…

4. Ai là người dễ bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Dị ứng có thể là do cơ địa nhạy cảm với thuốc, yếu tố di truyền hay hệ miễn dịch suy yếu. Những người có khả năng dị ứng cao do thuốc, cần lưu ý về cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh là:

  • Có tiền sử dị ứng: dị ứng thời tiết, chó mèo, thức ăn; hen phế quản, viêm mũi dị ứng, đặc biệt là dị ứng thuốc.
  • Tiền sử gia đình bị dị ứng kháng sinh.
  • Hệ miễn dịch suy yếu do một bệnh lý kéo dài,…
  • Thường xuyên dùng kháng sinh hay dùng thuốc không đúng như:
    • Không tuân theo chỉ định bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc
    • Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Dùng quá liều hoặc dùng thuốc kéo dài
    • Kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc
    • Dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh
Người có tiền sử dị ứng như dị ứng thời tiết,… có khả năng dị ứng cao do thuốc

5. Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Bạn nên gọi ngay cho bác sĩ khi:

  • Nghĩ rằng mình đang bị dị ứng
  • Trước khi dùng liều kháng sinh khác mà đã dị ứng trước đó.
  • Có thắc mắc về cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh đang dùng hoặc lo lắng về tình trạng dị ứng của mình.

Đậc biệt, gọi cấp cứu ngay lập tức khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của sốc phản vệ. Nếu bạn đã được cung cấp thuốc tiêm epinephrine, bạn nên:

  • Tiêm ngay 1 mũi epinephrine vào cơ đùi ngoài khi bị sốc phản vệ.
  • Giữ nguyên theo chỉ dẫn tối đa 10 giây để đảm bảo cung cấp đủ thuốc.
  • Gọi cấp cứu ngay. Đừng tự lái xe. Mang theo thuốc tiêm epinephrine đã dúng.

6. Cách trị dị ứng thuốc kháng sinh tại bệnh viện

Bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh. Bạn có thể được bác sĩ hướng dẫn cả cách sử dụng thuốc tiêm adrenalin. Bác sĩ sẽ ghi lại phản ứng trong hồ sơ sức khỏe của bạn và có kế hoạch chống sốc phản vệ. Một số phương pháp điều trị khi bị dị ứng thuốc kháng sinh:

  • Thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng dị ứng nhẹ đến trung bình như ngứa, phát ban.
  • Epinephrine (adrenalin) điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ.
  • Steroid giảm viêm
  • Giải mẫn cảm có thể được thực hiện sau khi bị dị ứng nhưng phải cần điều trị lại bằng kháng sinh. Bác sĩ sẽ cung cấp những liều thấp kháng sinh trong vài giờ và theo dõi để điều trị nếu xảy ra dị ứng. Liều tăng từ từ đến liều điều trị và ngừng thuốc. Bạn sẽ phải dùng một liều kháng sinh mỗi ngày để giải mẫn cảm.

7. Cách phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc có thể đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời. Một số cách phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Kiểm tra nguồn gốc của thuốc. Không dùng thuốc từng dị ứng, kể cả thuốc dùng ngoài.
  • Tham khảo bác sĩ kế hoạch điều trị dị ứng thuốc kháng sinh. Luôn có sẵn 2 mũi tiêm epinephrine bên mình. Bạn và người thân cần biết cách tiêm thuốc và khi nào nên tiêm mũi thứ 2.
  • Theo dõi kỹ, nhất là lần đầu tiên uống thuốc. Khi có triệu chứng bất thường, ngừng uống thuốc và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
  • Sau khi dùng thuốc, thận trọng nếu có tập thể dục. Ngừng tập nếu bạn bắt đầu có dấu hiệu sốc phản vệ như mệt mỏi, nóng người hoặc ngứa da.
  • Hãy mang theo bên mình một quyển sổ ghi lại tiền sử dị ứng, bao gồm thuốc gây dị ứng (kể cả nghi ngờ), triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Nó giúp bác sĩ biết về tình trạng của bạn một cách chính xác.
  • Hỏi bác sĩ những thuốc bạn có thể cần phải tránh. Có thể có dị ứng với thuốc khác nếu đã dị ứng kháng sinh.

Không ít người bị dị ứng kháng sinh. Phàn ứng dị ứng nặng có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc gọi cấp cứu để được điều trị dị ứng thuốc kháng sinh kịp thời. Bạn cần dùng thuốc đúng theo chỉ định bác sĩ để giảm nguy cơ tác dụng phụ, kháng kháng sinh; đặc biệt là dị ứng thuốc.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong