Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không phải ai ra đời cũng may mắn có một cơ thể khỏe mạnh. Những khiếm khuyết bẩm sinh không mong muốn xuất hiện ở trẻ là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh tim bẩm sinh. Một số bệnh tim bẩm sinh có thể được phát hiện lúc mẹ siêu âm trong thai kì. Hãy cùng Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm chuyên khoa Nhi tìm hiểu về Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị và Cách chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh.

1. Hình ảnh tim bình thường. Cấu tạo của tim

Tim được cấu tạo bởi 4 buồng nhỏ. Hai buồng trên được gọi là tâm nhĩ và hai buồng dưới được gọi là tâm thất. Cơ tim thực hiện chức năng co bóp liên tục để đẩy máu qua 4 buồng này. Từ đó máu được cung cấp đến các cơ quan để duy trì hoạt động hằng ngày. 

Máu đi từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải rồi vào phổi. Khi máu đi qua phổi, quá trình trao đổi khí xảy ra. Sau đó máu về lại tim. Tim đẩy máu đến các cơ quan nhờ các động mạch và máu được về lại tim thông qua các tĩnh mạch.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cấu trúc tim bình thường.

Bệnh tim bẩm sinh có thể là những bất thường ở buồng tim hay van tim, mạch máu hoặc đường phát tín hiệu ở tim. Tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, dòng máu bị chặn hoặc đi sai vị trí.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh tim bẩm sinh

Hầu hết nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng, Tuy nhiên, một số điều kiện làm tăng nguy cơ cho trẻ sinh ra có bất thường về tim gồm:

Một số loại thuốc mẹ sử dụng trong khi mang thai hoặc trong vòng 1 đến 2 tháng trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sẽ bị dị tật tim. Do đó cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng bất kì thuốc nào.

3. Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh

Nếu bất thường ở tim mức độ nhẹ, trẻ có thể không có triệu chứng và vẫn phát triển bình thường. Ngược lại, một vài trẻ có thể biểu hiện những triệu chứng sau:

  • Ăn uống kém, chậm tăng cân
  • Có nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Thở mệt hoặc thở nhanh
  • Đổ mồ hôi hay tím môi khi trẻ ăn, khóc hay những hoạt động gắng sức khác. Đôi khi, trẻ có thể tím ngay từ khi mới sinh ra.
  • Hay bị viêm phổi tái đi tái lại.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tím là triệu chứng quan trọng của tim bẩm sinh.

4. Trẻ được chẩn đoán tim bẩm sinh như thế nào?

Sau khi bạn cung cấp thông tin về diễn tiến bệnh của trẻ, Bác sĩ sẽ thăm khám và làm thêm những xét nghiệm sau cho trẻ:

  • Theo dõi lượng oxy trong máu để đánh giá trẻ có được cung cấp đủ oxy không
  • Siêu âm tim đánh giá bất thường ở tim
  • X-quang ngực
  • Điện tâm đồ để đo và ghi lại nhịp tim của trẻ
  • Chụp CT scan mạch máu liên quan đến tim để tái hiện hình ảnh chi tiết về tim và mạch máu

5. Có những phương pháp điều trị tim bẩm sinh nào?

Các khiếm khuyết ở tim nếu nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tim có thể không cần điều trị. Một số trường hợp các tật tim tự biến mất trong thời gian theo dõi. Nếu tật tim bẩm sinh nghiêm trọng, trẻ có thể cần phẫu thuật để sửa chữa tật này. Tùy thuộc vào bệnh tim bẩm sinh, trẻ có thể được phẫu thuật bằng 2 cách:

  • Thông tim là một kỹ thuật dùng ống thông, đi theo mạch máu lớn vào trong tim. Nhờ đó, Bác sĩ sẽ đánh giá được các bất thường của tim và mạch máu nuôi tim. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ đặt qua ống thông để sửa chữa khiếm khuyết ở tim.
  • Phẫu thuật tim hở.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh hoàn toàn.

6. Cần chú ý gì khi chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh?

Điều quan trọng là bạn cần theo dõi sát tình trạng tím hay khó thở của trẻ. Ngoài ra, bạn hãy hỏi Bác sĩ để được tư vấn những thông tin quan trọng sau nhé:

  • Sẽ mất bao lâu để sức khỏe trẻ hồi phục.
  • Những hoạt động trẻ nên tránh và khi nào trẻ có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Cách chăm sóc trẻ tại nhà.
  • Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu con bạn gặp phải.
  • Việc trẻ cần dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng trước khi làm thủ thuật như nhổ răng…
  • Khi nào trẻ cần quay lại để bác sĩ kiểm tra.

Các vấn đề về tim bẩm sinh nếu nhẹ có thể không được chú ý cho đến khi trưởng thành. Trong khi đó, nếu nghiêm trọng trẻ có thể xuất hiện triệu chứng ngay sau ra đời. Tùy vào tật tim bẩm sinh mà tiên lượng về sau của trẻ tốt hay xấu. Bác sĩ của con bạn sẽ đánh giá và cân nhắc hương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”