Bệnh thủy đậu: Biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Thủy đậu là bệnh ngoài da do vi rút gây nên, bệnh rất lây và có khả năng gây thành dịch. Bệnh thủy đậu tương đối lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng trầm trọng và có thể khiến tử vong.

Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị thủy đậu, nhưng các trường hợp nặng thường xảy ra ở người trưởng thành. Khi bị thủy đậu, cách chăm sóc bệnh rất quan trọng để hạn chế biến chứng xảy ra và để bệnh có thể hồi phục tốt mà không để lại sẹo. Phần trước YouMed đã trình bày những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh. Phần tiếp theo trình bày ngay sau đây, YouMed sẽ nói về các biến chứng có thể xảy ra cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Biến chứng của bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu: Biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Theo diễn tiến của bệnh thì thủy đậu trải qua 4 giai đoạn và người bệnh sẽ hồi phục, vì thế thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp thì người bệnh sẽ bị những biến chứng không mong muốn và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Những biến chứng mà bệnh có thể gây ra bao gồm:

  • Bội nhiễm: đây là biến chứng thường xảy ra nhất. Các mụn nước thủy đậu bị vỡ do động tác cào gãi của người bệnh cộng với không giữ vệ sinh sạch sẽ làm cho nhiễm các vi khuẩn khác gây nên lở loét và thường để lại sẹo.
  • Viêm phổi: biến chứng này hiếm xảy ra ở trẻ em và thường gặp nhiều hơn ở người lớn. Viêm phổi do thủy đậu xuất hiện vào giai đoạn người bệnh nổi các mụn nước mới trên da và có các biểu hiện như sốt cao, ho ra máu, khó thở, đau ngực…rất nguy hiểm.
  • Viêm não: biến chứng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn với các biểu hiện sốt cao, co giật, hôn mê…và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Dị tật bẩm sinh: là biến chứng nguy hiểm cần được lưu ý đối với phụ nữ đang mang thai bị thủy đậu. Nếu mẹ bị thủy đậu vào 3 tháng cuối của thai kì thì trẻ sinh ra có thể bị sẹo thủy đậu, teo cơ, bất thường ở mắt, co giật, chậm phát triển tâm thần trí tuệ. Khi mẹ bị thủy đậu vào 5 ngày trước khi sinh thì trẻ sinh sơ sinh bị tổn thương phổi nặng có thể dẫn đến tử vong.

>> Xem thêm: Chuẩn bị những gì khi đi khám bệnh Thủy đậu?

2. Điều trị bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính và có thể điều trị khỏi. Khi được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ mau chóng hồi phục và hạn chế lây lan.

Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Dùng kháng vi rút trong giai đoạn sớm.
  • Phòng ngừa bội nhiễm và các biến chứng khác xảy ra.
  • Nghỉ ngơi tại nhà, cắt đứt nguồn lây lan cho cộng đồng.

Điều trị cụ thể bao gồm:

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách:
  • Mặc quần áo trộng rãi, thoáng mát.
  • Tắm bằng nước ấm và xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn.
  • Sát khuẩn các mụn nước bằng dung dịch eosin, milan…
  • Không cào gãi, cạy vỡ các mụn nước để tránh bị bội nhiễm và lây lan.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt khi có sốt. Tuy nhiên không sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ em trong trường hợp này.
  • Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nặng hay các biến chứng để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Phòng ngừa bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu: Biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Mặc khác, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tính lây nhiễm cao, có thể trở thành dịch nên biện pháp dự phòng hiệu quả không chỉ ngăn ngừa bệnh xảy ra ở một cá nhân mà có lợi ích cho một cộng đồng.

Các biện pháp dự phòng bệnh thủy đậu hiệu quả bao gồm:

  • Tiêm ngừa vắc xin thủy đậu: tin vui là bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa và đây là biện pháp phòng bệnh an toàn và có hiệu quả lâu dài. Lịch tiêm ngừa cụ thể là:
  • Đối với trẻ từ 12 tháng đến 13 tuổi: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng.
  • Đối với trẻ trên 13 tuổi và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1tháng. Riêng với phụ nữ, nên hoàn tất lịch tiêm ít nhất 3 tháng trước khi có thai để phòng ngừa dị tật thai nhi.
  • Cách ly người bệnh thủy đậu để hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách:
  • Nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi mụn nước khô và bong vảy.
  • Vệ sinh sạch sẽ, không cào gãy, cạy vỡ mụn nước.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị thủy đậu.

Bệnh thủy đậu tương đối lành tính, tuy nhiên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và gây tử vong. Vì thế khi bị thủy đậu cần có các phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế biến chứng xảy ra. Các biện pháp dự phòng bệnh rất hiệu quả không chỉ riêng cho cá nhân mà còn cho cộng đồng.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan