Bệnh giang mai: Giải đáp của bác sĩ về điều trị và phòng ngừa

Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh tương đối nguy hiểm vì có thể gây nhiều ảnh hưởng cho người bệnh. Điều đáng lưu ý là bệnh không hiếm gặp và nhiều người còn chưa nhận biết đầy đủ các thông tin về bệnh dẫn đến điều trị cũng như phòng ngừa không hiệu quả. Tiếp nối bài viết Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán, YouMed sẽ trình bày những thông tin hữu ích về các biến chứng xảy ra, phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả.

1. Biến chứng bệnh giang mai?

Ở thời kỳ 3, vi khuẩn không còn ở da niêm mà xâm nhập vào sâu bên trong các cơ quan. Gây bệnh ở các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim mạch, thần kinh. Bệnh giang mai gây ra các tổn thương chủ yếu ở da, niêm và các biến chứng nguy hiểm như:

  • Vi khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh và gây nên bệnh viêm màng não, động kinh.
  • Biến chứng lên hệ tim mạch, vi khuẩn có thể gây phình mạch máu hay nguy hiểm hơn là suy tim.
  • Vi khuẩn tấn công vào niêm mạc mắt và khiến cho mắt của người bệnh mờ dần.
  • Về cơ xương khớp, người mắc bệnh giang mai trải qua các cơn đau nhức và viêm xương khớp, thoát vị hay gãy xương.
  • Đối với các cơ quan nội tạng, xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công dạ dày, ruột non với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
  • Đối với phụ nữ mang thai, bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con và gây ra các hậu quả đáng sợ như dị tật bẩm sinh hay thậm chí tử vong.

2. Điều trị bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nào trong giai đoạn sớm của bệnh. Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai như sau:

Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan và phòng ngừa bệnh tái phát và di chứng.

Penicillin là kháng sinh được lựa chọn điều trị bệnh và có hiệu quả khỏi bệnh cao. Nếu người bệnh bị dị ứng với loại kháng sinh này thì bác sĩ sẽ lựa chọn các kháng sinh khác thay thế như doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.

Điều trị đồng thời cho cả bạn tình.

Vì giang mai lây truyền qua đường tình dục nên cần thiết phải điều trị cho cả bạn tình của người bệnh để cắt đứt nguồn lây và ngăn ngừa tái phát.

Điều trị cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai cũng được điều trị hiệu quả bằng penicillin và tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.

Điều trị cho trẻ sơ sinh.

Biến chứng xảy ra đối với trẻ sơ sinh do lây truyền từ mẹ sang con rất nghiêm trọng nên việc điều trị cho trẻ nên được tiến hành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ đến lúc sinh ra.

Lựa chọn điều trị cho trẻ sơ sinh vẫn là kháng sinh penicillin và chế độ theo dõi, tái khám tùy thuộc vào xét nghiệm tại thời điểm trẻ sinh ra dương tính hay âm tính.

Theo dõi đáp ứng điều trị:

  • Sau 6-12 tháng sau điều trị, người bệnh được xét nghiệm kháng thể. Nếu kháng thể giảm hơn 4 lần so với trước điều trị thì việc điều trị có hiệu quả.
  • Nếu sau khi điều trị mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, xét nghiệm cho thấy hiệu giá kháng thể tăng hơn 4 lầm so với trước điều trị thì khả năng điều trị thất bại hay người bệnh bị tái nhiễm.

3. Phòng bệnh giang mai như thế nào: Lời khuyên từ bác sĩ

Bệnh giang mai: Giải đáp của bác sĩ về điều trị và phòng ngừa

Bệnh giang mai có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và những người nằm trong con đường lây truyền của bệnh. Vì thế cần có những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả để hạn chế đến mức tối thiểu những nguy hiểm mà bệnh đem lại.

Vì chưa có vacxin phòng ngừa bệnh hiệu quả nên các biện pháp phòng bệnh tập trung vào con đường lây truyền của bệnh bao gồm:

  • Thực hiện hành vi quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bừa bãi và sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
  • Điều trị cho bạn tình khi bản thân bị mắc bệnh là cách tốt nhất để cắt đứt nguồn lây.
  • Khi nghi ngờ mắc bệnh, nên đến khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nặng nề.
  • Tầm soát bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai để có chiến lược xử lý khi mẹ mắc bệnh nhầm hạn chế biến chứng nặng nề xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Bệnh giang mai là một bệnh tương đối nguy hiểm do các hậu quả và biến chứng mà nó gây ra. Vì vậy, khi mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh, mọi người nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tác giả: Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan