Bệnh cryoglobulin huyết: Những điều bạn cần biết!

Cryoglobulin là những protein bất thường trong máu. Khi mắc cryoglobulin huyết (cryoglobulinemia), những protein này kết tủa lại với nhau ở nhiệt độ dưới 37oC. Những khối protein kết tủa này có thể cản trở dòng máu lưu thông gây ra các tổn thương da, khớp, dây thần kinh và những cơ quan nội tạng như thận và gan.

Cryoglobulin huyết gây ra những triệu chứng gì?

Triệu chứng thường xuất hiện một thời gian rồi biến mất. Cryoglobulin huyết có thể gây ra:

  • Tổn thương da. Hầu hết bệnh nhân xuất hiện những ban xuất huyết trên chân. Một số ít có thể bị những vết loét trên chân.
  • Đau khớp. Cryoglobulin huyết thường xuất hiện những triệu chứng giống với bệnh viêm khớp dạng thấp, gây ra đau ở những vị trí như khớp liên đốt gần, khớp bàn ngón, đầu gối và mắt cá.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên. Cryoglobulin huyết có thể làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên ở đầu ngón tay hay ngón chân. Tình trạng này gây ra cảm giác tê và những bất thường khác ở đầu chi.

Bệnh cryoglobulin huyết: Những điều bạn cần biết!
Những ban xuất huyết xuất hiện trên chân

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh Cryoglobulin huyết là gì?

Cryoglobulin huyết thường liên quan đến những bệnh sau:

  • Nhiễm trùng. Viêm gan C là tác nhân nhiễm trùng thường gặp nhất liên quan đến bệnh này. Những tác nhân khác như viêm gan B, HIV, Epstein-Barr, toxoplasmosis và sốt rét cũng có mối liên hệ đến bệnh cryoglobulin huyết.
  • Một số bệnh ung thư. Những bệnh ung thư như ung thư máu, chẳng hạn như đa u tuỷ, bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom và bệnh bạch cầu mạn dòng lympho đôi khi gây ra cryoglobulin huyết.
  • Rối loạn hệ miễn dịch. Những bệnh như lupus, viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren làm tăng nguy cơ mắc bệnh cryoglobulin huyết.

Ngoài ra, có những yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng khả năng mắc bệnh gồm:

  • Giới tính. Cryoglobulin huyết thường xảy ra ở phụ nữ hơn so với nam giới.
  • Tuổi tác. Các triệu chứng của bệnh này thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi trung niên.

Chẩn đoán bệnh Cryoglobulin huyết

Chẩn đoán bệnh này thường cần làm xét nghiệm máu. Khi đó mẫu máu phải được giữ ở nhiệt độ bình thường của cơ thể (37oC) trong một khoảng thời gian trước khi được làm lạnh. Nếu mẫu máu không được xử lý đúng cách, kết quả xét nghiệm có thể không chính xác. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá các bệnh lý khác liên quan đến cryoglobulin huyết.

Điều trị và một số hướng dẫn tại nhà dành cho bệnh nhân mắc Cryoglobulin huyết

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra cryoglobulin huyết, việc điều trị có thể bao gồm thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc kháng virus. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp thay huyết tương để loại bỏ những cryoglobulin có nhiều trong máu. Huyết tương của người bệnh sẽ được thay thế bằng huyết tương của người hiến hoặc một loại chất lỏng đặc biệt.

Những người mắc cryoglobulin huyết nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là ở những vị trí như ngón tay và ngón chân. Bệnh nhân nên sử dụng găng tay khi sử dụng tủ lạnh hay tủ đông. Ngoài ra, kiểm tra bàn chân mỗi ngày để tìm xem có vết thương nào không. Lý do là vì khi mắc bệnh cryoglobulin huyết, những vết thương ở bàn chân thường rất khó lành.

Bệnh cryoglobulin huyết: Những điều bạn cần biết!
Mang găng tay để tránh tiếp xúc lạnh ở các ngón tay

Bệnh Cryoglobulin huyết thường liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là viêm gan C. Biểu hiện thường gặp và điển hình nhất của bệnh này là ban xuất huyết và đau khớp. Khi có những triệu chứng trên, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp. Ngoài ra, trong trường hợp đã mắc bệnh, bạn nên tránh tiếp xúc nhiệt độ lạnh nhất là ở những vị trí ngón tay và ngón chân. Hy vọng bài viết trên của YouMed đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về bệnh Cryoglobulin huyết.

>> Xem thêm: Cách chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm tủy xương mà bạn cần biết

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong