Sa tử cung có chữa được không? Cách khắc phục ra sao?

“Sa tử cung có chữa được không?” là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo chị em phụ nữ gặp phải tình trạng này.  Sa tử cung là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ sau sinh, gây đau

“Sa tử cung có chữa được không?” là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo chị em phụ nữ gặp phải tình trạng này. 

Sa tử cung là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ sau sinh, gây đau nhức vùng xương chậu, sưng âm đạo hoặc phù tử cung. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Vậy, sa tử cung là gì? Sa tử cung có chữa được không? Cách điều trị sa tử cung như thế nào? Tất tần tật thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới của Nhà thuốc Bắc Giang, hãy cùng theo dõi nhé. 

Sa tử cung là gì? Chứng sa tử cung sau khi sinh thường gặp như thế nào?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “sa tử cung có chữa được không?”, hãy cùng tìm hiểu về tình trạng sa tử cung là gì?

Sa tử cung (hay còn được biết đến với các tên gọi như sa dạ con, sa âm đạo) xảy ra khi các cơ và dây chằng ở sàn chậu yếu đi, khiến tử cung không được giữ đúng vị trí mà tụt vào trong ống âm đạo hoặc thoát ra ngoài qua cửa âm đạo. 

Tình trạng sa tử cung có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là những phụ nữ sau khi sinh. Lý giải cho trường hợp này, các chuyên gia sức khỏe cho rằng: 

  • Sự thiếu hụt nồng độ estrogen trong thời gian mang thai khiến cơ sàn chậu trở nên yếu đi và thiếu săn chắc, vì estrogen là hormone giúp giữ cho cơ sàn chậu khỏe mạnh.  
  • Các cơ vùng chậu bị căng giãn quá mức trong lúc sinh em bé qua đường âm đạo, nhất là các bé có trọng lượng lớn, có thể khiến mô và cấu trúc cơ ở vùng chậu bị tổn thương, làm tăng nguy cơ sàn chậu bị dịch chuyển khỏi âm đạo.
  • Gặp chấn thương khi sinh con qua đường âm đạo, đặc biệt là những phụ nữ mang đa thai hoặc sinh con nhiều lần. 

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng sa tử cung mà các chị em phụ nữ cũng không nên bỏ qua như tuổi tác, táo bón mãn tính, béo phì, khuân vác nặng thường xuyên, đã mãn kinh…

Vậy, sa tử cung sau sinh có tự khỏi không hay phải điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi để biết câu trả lời trong phần tiếp theo nhé. 

Giải đáp thắc mắc: Bị sa tử cung có chữa được không? 

Thực tế, có rất nhiều trường hợp, phụ nữ chỉ phát hiện mình bị sa tử cung sau sinh khi đi khám hậu sản hoặc khám phụ khoa định kỳ, vì không có triệu chứng cụ thể và không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Nhưng tin vui là hầu hết các trường hợp này đều nhẹ và không cần phải điều trị y tế. 

Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu sa tử cung sau sinh như âm đạo phình to, bàng quang không trống hoàn toàn sau khi đi vệ sinh, đau lưng dưới hoặc đau vùng xương chậu, thì đã đến lúc cần đến sự can thiệp của y tế. Vậy bị sa tử cung có chữa được không? Sau đây là tổng hợp một số cách chữa sa tử cung, gồm:

1. Chữa sa tử cung không cần phẫu thuật

Sa tử cung có chữa được không? Cách khắc phục ra sao?

Thay đổi lối sống 

Những thay đổi tích cực trong cuộc sống hằng ngày là giải pháp giúp cải thiện tình trạng sa tử cung thể nhẹ, đồng thời, giúp ngăn ngừa bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ như: 

  • Tập thể dục: Các bài tập Kegel được xem là bài tập chữa sa tử cung vì có thể tác động tích cực đến cơ sàn chậu, giúp các mô và cơ quan vùng xương chậu thêm săn chắc và khỏe mạnh hơn, từ đó, thúc đẩy các triệu chứng của sa tử cung thuyên giảm. Để thực hiện bài tập Kegel, hãy siết chặt cơ xương chậu trong 10 giây rồi thả ra. Thực hiện động tác lặp lại trong 10 lần và tối đa bốn lần trong một ngày để nhận được hiệu quả tốt nhất. 
  • Chế độ ăn đảm bảo đủ chất xơ: Đây là một trong những phương pháp hữu ích giúp cải thiện triệu chứng táo bón và giảm tần suất đi ngoài do tình trạng sa tử cung gây ra. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất xơ cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm áp lực lên cơ xương chậu khi đang đứng hoặc đi bộ, nhờ đó mà nguy cơ chấn thương vùng chậu cũng được giảm đáng kể. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mặc dù sau khi sinh là thời kỳ rất bận rộn, nhất là những gia đình đơn chiếc, nhưng các mẹ bỉm vẫn cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều trong suốt thời kỳ hậu sản. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng sa tử cung và mau chóng lấy lại sức khỏe ổn định. 

Liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh 

Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng sản xuất các hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của nồng độ estrogen, khiến cơ xương chậu suy yếu và không còn đủ lực để hỗ trợ cố định vị trí các cơ quan vùng chậu. Từ đó, nguy cơ bị sa tử cung tăng cao. 

Vậy phụ nữ mãn kinh bị sa tử cung có chữa được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, liệu pháp hormone được xem là giải pháp điều trị lâu dài cho tình trạng này, giúp người bệnh bổ sung lượng estrogen bị thiếu hụt do cơ thể ngừng sản xuất trong thời kỳ mãn kinh. Loại thuốc này thường có nhiều dạng như:  

  • Viên uống estrogen: Việc sử dụng viên uống estrogen là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các triệu chứng mãn kinh, với liều dùng phổ biến là uống một lần mỗi ngày.
  • Miếng dán estrogen: Miếng dán được dán trên da bụng và tùy thuộc vào liều lượng mà liều dùng sẽ khác nhau. Một số miếng dán phải thay thế vài ngày một lần, trong khi những miếng khác có thể được dùng trong một tuần. 
  • Estrogen bôi tại chỗ: Estrogen còn được sử dụng dưới dạng gel, dạng kem hoặc dạng xịt lỏng để hormone được hấp thụ trực tiếp qua da vào máu.
  • Estrogen âm đạo: Đây là một dạng estrogen khá mới, hormone sẽ được đưa vào âm đạo thông qua kem bôi âm đạo hoặc viên đặt âm đạo. Tuy nhiên, liệu pháp này thường được sử dụng cho các tình trạng bệnh khác như khô âm đạo, ngứa, rát hoặc đau khi quan hệ tình dục. 

Điều trị triệu chứng

Bên cạnh hai liệu pháp trên, nếu bị sa tử cung sau sinh hay sa tử cung ở tuổi mãn kinh, bạn có thể được chỉ định thêm một số phương pháp khác để thuyên giảm triệu chứng do bệnh lý gây ra như: 

  • Táo bón là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của sa tử cung sau khi sinh, nên một số loại thuốc làm mềm phân có thể được kê đơn, giúp người bệnh đi tiêu dễ dàng hơn và giảm căng thẳng trong quá trình đi tiêu. 
  • Điều trị ho mãn tính cũng là một phương pháp để hỗ trợ giảm áp lực và căng thẳng cho cơ sàn chậu trong thời gian điều trị bệnh. 

2. Phẫu thuật điều trị sa tử cung sau sinh

Đặt vòng nâng tử cung 

Sa tử cung có chữa được không? Cách khắc phục ra sao?

Một chiếc vòng bằng cao su hoặc nhựa có hình dạng như bánh rán, có kích thước vừa khít với phần dưới tử cung sẽ được đặt vào trong để giúp nâng đỡ và giữ cho tử cung ở đúng vị trí. Chiếc vòng này có thiết kế dễ tháo lắp để tiện cho việc vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là tháo ra trước khi quan hệ tình dục. 

Có thể bạn quan tâm

Đặt vòng nâng cổ tử cung để làm gì? Ưu và nhược điểm ra sao?

Phẫu thuật

Tình trạng sa tử cung có thể được điều trị bằng cách cắt bỏ tử cung thông qua ngả âm đạo hoặc qua đường mổ hở ở bụng. Trên thực tế, việc phẫu thuật cắt tử cung qua âm đạo được lựa chọn nhiều hơn vì thời gian lành vết thương nhanh hơn và ít biến chứng hơn. Lưu ý là việc cắt bỏ tử cung đồng nghĩa với việc bạn không thể mang thai được nữa. 

Mặt khác, hiện nay có một phương pháp chữa sa tử cung mà không cần cắt bỏ tử cung là hàn gắn lại dây chằng vùng chậu vào phần dưới của tử cung để giữ bộ phận này ở đúng vị trí. Phẫu thuật này có thể được thực hiện qua ngả âm đạo hoặc qua đường mổ hở ở bụng tùy thuộc vào lựa chọn của người bệnh. 

Lưu ý khi điều trị sa tử cung 

Sau đây là một số lưu ý mà người bệnh cần thực hiện trong khi điều trị sa tử cung để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, gồm: 

  • Bỏ thuốc lá (nếu có) để giảm nguy cơ phát triển bệnh ho mãn tính, có thể gây thêm căng thẳng cho vùng khung chậu.
  • Hạn chế nâng vật nặng quá mức và có thể gây tổn thương thắt lưng.
  • Trước khi nâng một vật, hãy chắc chắn đứng ở chỗ vững chắc.
  • Đảm bảo đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm tình trạng sa tử cung và tiếp nhận điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nghiêm trọng. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết rõ câu trả lời “sa tử cung có chữa được không?” rồi đúng không. Đối với nhiều trường hợp, tình trạng sa tử cung sau sinh có thể tự khỏi trong quá trình hậu sản, thông qua các bài tập trị liệu và thay đổi lối sống hằng ngày theo hướng tích cực hơn. Trường hợp phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật thì nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để rút ngắn quá trình điều trị.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường