Rối loạn lo âu xã hội: Chẩn đoán và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội thường là ngắn hạn và không làm gián đoạn cuộc sống của một người. Lo lắng xã hội là dai dẳng và suy nhược. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng của một người trong công việc, học tập, phát triển mối quan hệ chặt chẽ với những người bên ngoài gia đình của họ.

1. Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Rối loạn lo âu xã hội, đôi khi được gọi là ám ảnh sợ xã hội, là một loại rối loạn lo âu gây ra nỗi sợ hãi tột độ trong môi trường xã hội. Những người mắc chứng rối loạn này gặp khó khăn khi nói chuyện với mọi người, gặp gỡ những người mới và tham dự các cuộc họp mặt xã hội. Họ sợ bị người khác đánh giá hoặc xem xét kỹ lưỡng. Họ có thể hiểu rằng nỗi sợ hãi của mình là phi lý hoặc không hợp lý, nhưng cảm thấy bất lực để vượt qua chúng.

Rối loạn lo âu xã hội: Chẩn đoán và điều trị
Có khoảng 7,1% dân số mắc chứng rối loạn lo âu xã hội mỗi năm. Các triệu chứng của rối loạn này có thể bắt đầu khoảng 13 tuổi

2. Triệu chứng rối loạn lo âu xã hội

Tương tác xã hội có thể gây ra các triệu chứng cơ thể sau đây:

  • Đỏ mặt.
  • Buồn nôn.
  • Đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Run.
  • Khó nói.
  • Nhịp tim nhanh.

Các triệu chứng tâm lý có thể bao gồm:

  • Lo lắng dữ dội về các tình huống xã hội.
  • Lo lắng trong nhiều ngày hoặc vài tuần trước một sự kiện.
  • Tránh các tình huống xã hội hoặc cố gắng hòa nhập nếu bạn phải tham dự.
  • Lo lắng về việc lúng túng trong một tình huống xã hội.
  • Lo lắng rằng người khác sẽ nhận thấy bạn bị căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Cần rượu để đối mặt với một tình huống xã hội.
  • Nghỉ học hoặc nghỉ làm vì lo lắng.

Các triệu chứng trên có thể là những cách thức bình thường khi bạn cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, khi những lỗi lo lắng trên kéo dài, bạn luôn có nỗi sợ bị người khác đánh giá. Vì vậy, bạn có thể tránh tất cả các tình huống xã hội, bao gồm:

  • Hỏi một câu hỏi.
  • Phỏng vấn xin việc.
  • Mua sắm.
  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
  • Nói chuyện điện thoại.
  • Ăn ở nơi công cộng.

Các triệu chứng lo âu xã hội có thể không xảy ra trong tất cả các tình huống. Vì nó có thể chỉ xuất hiện ở một vài tình huống nhất định. Ví dụ, các triệu chứng chỉ có thể xảy ra khi bạn ăn trước mặt mọi người hoặc nói chuyện với người lạ. Những triệu chứng có thể xảy ra trong tất cả các tình huống xã hội nếu lo lắng được kích hoạt.

3. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội?

Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu xã hội vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại ủng hộ ý tưởng rằng nó được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu cũng có thể góp phần vào rối loạn này, bao gồm:

  • Bị bắt nạt.
  • Mâu thuẫn gia đình.
  • Bị lạm dụng tình dục.

Những bất thường trong cấu trúc sinh học:

  • Những bất thường về thể chất như mất cân bằng serotonin có thể góp phần vào tình trạng này. Serotonin là một chất hóa học trong não giúp điều chỉnh tâm trạng.
  • Một hạch hạnh nhân hoạt động quá mức (một cấu trúc trong não kiểm soát phản ứng sợ hãi và cảm giác hoặc suy nghĩ lo lắng) cũng có thể gây ra những rối loạn này.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn liệu chúng có thật sự liên quan đến yếu tố di truyền hay không. Ví dụ, một đứa trẻ có thể phát triển chứng rối loạn lo âu xã hội bằng cách học hành vi của cha mẹ bị rối loạn lo âu. Trẻ em cũng có thể phát triển các rối loạn lo âu xã hội do được nuôi dưỡng trong môi trường kiểm soát hoặc bảo vệ quá mức.

Xem thêm bài viết liên quan:

4. Điều trị rối loạn lo âu xã hội

Một số loại điều trị được đề nghị cho rối loạn lo âu xã hội. Kết quả điều trị khác nhau ở mỗi người. Một số người chỉ cần một loại điều trị. Tuy nhiên, những người khác có thể cần nhiều hơn. 

Các lựa chọn điều trị tâm lý với rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

4.1. Trị liệu hành vi nhận thức

Liệu pháp này giúp bạn học cách kiểm soát sự lo lắng thông qua thư giãn và thở, cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực.

4.2. Liệu pháp tiếp xúc

Loại trị liệu này giúp bạn dần đối mặt với các tình huống xã hội, thay vì tránh né chúng.

4.3. Trị liệu nhóm

Liệu pháp này giúp bạn học các kỹ năng và kỹ thuật xã hội để tương tác với mọi người trong môi trường xã hội. Tham gia trị liệu theo nhóm với những người khác có cùng nỗi sợ hãi có thể khiến bạn cảm thấy bớt cô đơn. Nó sẽ cho bạn cơ hội rèn luyện các kỹ năng mới của mình thông qua nhập vai.

4.4. Hỗ trợ từ thói quen cuộc sống

  • Tránh dùng caffeine: Thực phẩm như cà phê, sô-cô-la, soda là chất kích thích và có thể làm tăng sự lo lắng.
  • Ngủ nhiều: Nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm. Thiếu ngủ có thể làm tăng sự lo lắng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ám ảnh sợ xã hội.
  • Hóa dược trị liệu kèm theo như thuốc điều trị chứng lo âu và trầm cảm nếu tình trạng của bạn không cải thiện khi điều trị và thay đổi lối sống. Những loại thuốc này không chữa được chứng rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, chúng có thể cải thiện các triệu chứng của bạn và giúp bạn sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Có thể mất thời gian lâu để thuốc có hiệu quả hỗ trợ.
Rối loạn lo âu xã hội: Chẩn đoán và điều trị
 Trị liệu nhóm cho rối loạn lo âu xã hội

5. Rối loạn lo âu xã hội có nguy hiểm không?

Có khoảng 36% những người mắc chứng lo âu xã hội không tim kiếm sự hỗ trợ cho đến khi họ có các triệu chứng trong ít nhất 10 năm.

Những người mắc chứng ám ảnh xã hội có thể tìm đến ma túy và rượu để đối phó với sự lo lắng được kích hoạt bởi tương tác xã hội. Nếu không được điều trị, nỗi ám ảnh xã hội có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ cao khác, bao gồm:

  • Lạm dụng rượu và ma túy.
  • Sự cô đơn.
  • Ý nghĩ tự tử.

Điều trị với rối loạn lo lắng xã hội là rất có triển vọng. Trị liệu, thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể giúp nhiều người đối phó với sự lo lắng. Chúng giúp họ hồi phục chức năng trong các tình huống xã hội. Việc điều trị có thể giúp bạn bắt đầu cảm thấy bình tĩnh hơn và tự tin hơn trong các tình huống xã hội.

Chuyên viên tâm lý Nhiêu Quan Thiện Nhân

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe