Phòng ngừa di truyền bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)

1. Tại sao phải phòng ngừa bệnh thalassemia?

Thalassemia tuy là bệnh lý lành tính, nhưng gánh nặng về chi phí điều trị là một con số khổng lồ. Con số này có thể lên đến vài tỷ đồng trong suốt quá trình truyền máu và thải sắt, chưa kể các biện pháp điều trị xa hơn. Trẻ bị bệnh cũng phải sống suốt đời lệ thuộc vào truyền máu, mất hầu hết thời gian sống tại bệnh viện và dự hậu cũng không mấy khả quan. Với sự tiến bộ của y học ngày nay, nhiều công cụ có thể giúp chúng ta ngăn chặn tình huống này trước khi nó xảy ra, thay vì cố gắng giải quyết hậu quả mà bệnh đem đến.

2. Bệnh tan máu bẩm sinh di truyền như thế nào?

Như đã nêu ở kỳ trước (Xem thêm: Bệnh tan máu bẩm sinh – thalassemia), thalassemia được chia làm 2 loại dựa vào ảnh sự giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi globin:

  • α – thalassemia: giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi α của hemoglobin.
  • b – thalassemia: giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi b của hemoglobin.

Gen của α – thalassemia

Gen quy định sự tổng hợp chuỗi α nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 16.

Người bình thường sẽ có 2 gen α nằm trên mỗi nhiễm sắc thể. Vậy tổng cộng sẽ có 4 gen điều hoà sự tổng hợp chuỗi α cho cơ thể. Khi các gen bị đột biến, mất chức năng sẽ gây ra các thể bệnh:

  • αα/αα (Đủ cả 4 gen): Người bình thường.
  • -α/αα  (Mất 1 gen): Người lành mang bệnh.
  • –/αα hoặc α-/α- (Mất 2 gen): α – thalassemia thể nhẹ, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Không thiếu máu nhưng có thể thấy hình ảnh hồng cầu kích thước nhỏ qua xét nghiệm tổng phân tích máu.
  • –/-α :Mất 3 gen: α – thalassemia thể nặng, biểu hiện triệu chứng rõ, cần truyền máu.
  • –/–: Phù thai, thai chết lưu trong bụng mẹ.
Phòng ngừa di truyền bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)
Minh hoạ các kiểu hình gen của α – thalassemia

Gen của b – thalassemia

>> Một số lưu ý khi đi khám thalassemia: Bệnh tan máu bẩm sinh: Lưu ý gì khi đến gặp bác sĩ?

Khác với α một chút, gen quy định tổng hợp chuỗi b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 11, và mỗi nhiễm sắc thể chỉ mang 1 gen b. Như vậy, tổng cộng ở người bình thường chỉ có 2 gen ảnh hưởng nên tổng hợp chuỗi b trong hemoglobin.

Đột biến gen beta sẽ có 2 khả năng: giảm tổng hợp chuỗi beta (kí hiệu b), mất tổng hợp chuỗi b (kí hiệu là b0). Đột biến có thể gây nên các thể b – thalassemia sau:

  • Người bình thường: b/b
  • b – thalassemia thể nhẹ:
    • b/b: có 1 gen b bị giảm chức năng.
    • b/b0: có 1 gen b bị mất chức năng.
    • b/b: có 2 gen b bị giảm chức năng (kiểu gen này có thể rơi vào b -thalassemia thể nhẹ hoặc thể trung gian).
  • b – thalassemia thể trung gian:
    • b/b: có 2 gen b bị giảm chức năng.
    • b/b0: có 1 gen b bị giảm chức năng, 1 gen mất chức năng (kiểu gen này có thể biểu hiện thalassemia trung gian hoặc thể nặng).
  • b – thalassemia thể nặng:
    • b/b0: có 1 gen b bị giảm chức năng, 1 gen mất chức năng.
    • b0/b0: có 2 gen b đều  mất chức năng.

3. Kiểu hình của thalassemia có ý nghĩa như thế nào?

Do đã xác định được đặc điểm bất thường về di truyền trong bệnh lý tan máu bẩm sinh, y học ngày nay hoàn toàn có thể tính toán được tỉ lệ trẻ sinh ra có nguy cơ bị mắc thalassemia là bao nhiêu. Từ đó, bố mẹ có một cái nhìn tổng quát và kiểm soát được con mình khi sinh ra có những nguy cơ tan máu bẩm sinh như thế nào.

Mặt khác, ngoài xác định được nguy cơ thalassemia ở trẻ sinh ra là bao nhiêu phần trăm, việc tham vấn di truyền này có thể giúp các bác sĩ sản phụ khoa có chiến lược theo dõi sát sao hơn. Họ sẽ có những chỉ định xét nghiệm để xác định trẻ có thật sự mắc bệnh nay không vào thời điểm phù hợp trong thai kỳ.

Ví dụ 1:

Vợ có kiểu gen mất 2 gen α: αα/–.

Chồng có kiểu gen bình thường: αα/αα.

Hai vợ chồng được tham vấn di truyền sẽ có kết quả như sau:

Khi vợ chồng này sinh con, khả năng đứa trẻ có kiểu gen giống mẹ (mất 2 gen α) là 50%, kiểu gen bình thường hoàn toàn là 50%. Nếu đứa trẻ này có kiểu gen mất 2 gen α sẽ có biểu hiện α – thalassemia thể nhẹ, thường không biểu hiện triệu chứng và có thể chung sống hoà bình với bệnh. Như vậy, cặp vợ chồng này có thể sinh con mà không có vấn đề đáng kể gì về bệnh lý thalassemia.

Ví dụ 2:

Vợ có một đột biến mất chức năng 1 gene b: b/b0. Chồng cũng tương tự: b/b0 (Hai vợ chồng đều mắc b – thalassemia thể nhẹ, thường không triệu chứng, có thể chỉ có thiếu máu nhẹ không đáng kể phát hiện thông qua xét nghiệm huyết học).

Hai vợ chồng được tham vấn di truyền và có kết quả như sau:

  • Tỉ lệ hai vợ chồng sinh con bình thường hoàn toàn bình thường là 25%.
  • Tỉ lệ hai vợ chồng sinh con mắc b – thalassemia thể nhẹ là 50% (giống bố và mẹ).
  • Tỉ lệ hai vợ chồng sinh con mắc b – thalassemia thể nặng là 25%.

Khi người vợ mang thai, điều này sẽ được bác sĩ sản phụ khoa lưu ý và cho chỉ định xét nghiệm chẩn đoán trong thai kỳ khi thai đủ tuần tuổi để xác định trẻ mang gen gì và sẽ có những bước tư vấn tiếp theo.

Phòng ngừa di truyền bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)
Mô phỏng ví dụ 2, nguy cơ trẻ bị thalassemia nặng là 25%

4. Có phải luôn luôn phải làm các xét nghiệm gen này để tầm soát trước sinh không?

Không cần thiết. Việc tầm soát này chỉ được thực hiện khi cả hai vợ chồng cùng có tình trạng thiếu máu hoặc phát hiện thấy hồng cầu kích thước nhỏ, nhược sắc qua máy xét nghiệm.

Chiến lược tiếp cận có thể khác nhau giữa các trung tâm, bệnh viện hoặc các quốc gia nhằm cân bằng giữa lợi ích và chi phí cho gia đình. Một số công cụ khác tỏ ra rất có ích với chi phí dễ chấp nhận hơn như điện di hemoglobin.

Một điều cần lưu ý là bác sĩ sẽ chỉ cho tầm soát tan máu bẩm sinh khi loại được một số nguyên nhân thiếu máu khác. Một trong số nguyên nhân quan trọng đó là thiếu máu thiếu sắt. Vì vậy, hãy lắng nghe bác sĩ điều trị để có cái nhìn đúng hơn về tình trạng của mình.

Bác sĩ Đinh Gia Khánh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe