Ợ nóng cổ họng vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Ợ nóng cổ họng thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đặc biệt là khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh một cách hiệu quả.

Nếu bạn cũng đang bị cơn ợ nóng cổ họng khiến cho giấc ngủ mỗi đêm không được trọn vẹn thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Ợ nóng cổ họng xảy ra khi nào?

Chứng ợ nóng cổ họng xảy ra khi thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân có thể là do sự suy yếu của một dãy cơ được gọi là cơ vòng thực quản. Cơ vòng thực quản đóng vai trò như một van thông với dạ dày, giữ cho thức ăn không trào ngược lên thực quản. Trong một vài trường hợp, cơ vòng thực quản bị yếu hoặc giãn ra, tạo điều kiện cho axit và thức ăn rò rỉ từ dạ dày lên thực quản. Khi điều này xảy ra, nó gây cảm giác nóng rát mà mọi người hay gọi là ợ nóng hay ợ chua.

Ợ nóng cổ họng vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Triệu chứng ợ nóng cổ họng vào ban đêm

Hầu hết bệnh nhân bị bệnh ợ nóng đều cảm thấy khó chịu hơn vào ban đêm, ngay cả khi đang ngủ hoặc đang cố gắng đi vào ngủ. Lúc này, một lượng nhỏ axit dạ dày và đôi khi là một chút thức ăn bị trào ngược lên miệng hoặc đến cổ họng và thực quản. Điều này khiến người bệnh giật mình thức giấc do mắc nghẹn hoặc bị ho, đôi khi còn có cảm giác đau ngực nghiêm trọng.

Bệnh còn có thể gây đau họng và khiến giọng nói bị khàn. Một số bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt, bị nôn trớ hoặc cảm giác có vật gì đó chặn ở cổ họng. Những người có triệu chứng ợ nóng cổ họng thường không thể thoải mái đi vào giấc ngủ, rất khó ngủ hoặc dễ thức giấc.

Chứng ợ nóng cổ họng theo thời gian có thể gây ra tổn thương đáng kể cho thực quản. Các biến chứng bao gồm: viêm loét thực quản, mô sẹo thu hẹp thực quản, co thắt thực quản ảnh hưởng đến đường thở, gây bệnh ho mãn tính, tổn thương răng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Đồng thời, ợ nóng cổ họng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân gây ợ nóng cổ vào ban đêm

Vì sao chứng ợ nóng cổ lại thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi ngủ? Một số các nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Ợ nóng cổ họng vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

  • Do nằm xuống: Khi ngồi hoặc đứng, trọng lực sẽ giúp giữ cho axit và thức ăn bên trong dạ dày ở vị trí ổn định. Ngược lại, khi nằm xuống, trọng lực cơ thể không còn có thể giữ ổn định axit trong dạ dày, khiến tình trạng trào ngược dễ xảy ra hơn.
  • Giảm nuốt: Khi ngủ làm giảm lực nuốt – một lực quan trọng để đẩy axit dạ dày xuống.
  • Giảm tiết nước bọt: Việc sản xuất nước bọt bị giảm trong khi ngủ sâu khiến quá trình trung hòa axit dạ dày cũng bị giảm.

Sự kết hợp của những yếu tố này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc rò rỉ axit và thức ăn trong dạ dày vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng nghiêm trọng hơn, khiến bạn khó ngủ. Tình trạng này còn có thể nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân đi ngủ ngay sau khi ăn hoặc ăn các loại thực phẩm kích thích tiết axit trong dạ dày gây ra chứng ợ nóng ở cổ họng.

Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố nguy cơ khác góp phần gây ra chứng ợ nóng cổ họng vào ban đêm, bao gồm:

  • Các yếu tố kích thích như chế độ ăn uống kém lành mạnh, chẳng hạn như ăn nhiều thức ăn cay, nóng
  • Béo phì
  • Căng thẳng thần kinh
  • Hút thuốc hoặc uống rượu bia
  • Mặc quần áo bó sát
  • Ăn nhiều bữa trong ngày
  • Ăn quá gần giờ đi ngủ
  • Phụ nữ đang mang thai

Cách trị ợ nóng cổ họng vào ban đêm ngay tại nhà

Bạn hoàn toàn áp dụng các cách trị ợ nóng ngay tại nhà, nhằm làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng giấc ngủ như sau:

Ợ nóng cổ họng vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

  • Ngủ nghiêng bên trái: Ngủ nghiêng bên trái làm giảm trào ngược, giảm áp lực lên dạ dày và giảm sự tiếp xúc của thực quản với axit dạ dày, đồng thời cho phép thức ăn di chuyển đến phần dưới của dạ dày. Ngủ ở các tư thế khác như nằm ngửa, có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày và gây ợ nóng cổ họng.
  • Nâng cao đầu và ngực: Nâng cao phần đầu và phần thân trên sẽ giúp giữ cho các chất trong dạ dày ở đúng vị trí. Bạn có thể mua gối kê để dựa thẳng lưng và giữ thân trên thẳng trong khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể dùng giá đỡ giường để nâng hai trụ trên cùng của khung giường lên, giúp phần đầu và ngực luôn cao hơn bụng dưới khi nằm ngủ.
  • Giảm cân: Duy trì cân nặng hợp lý bằng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ giúp giảm áp lực vùng bụng, ngăn ngừa triệu chứng ợ nóng thêm trầm trọng.
  • Không mặc quần áo bó sát khi ngủ: Việc mặc quần áo bó sát khi ngủ chẳng những làm bạn khó chịu mà còn gây áp lực lên vùng bụng, khiến chứng ợ chua dễ xảy ra hơn.
  • Tránh ăn khuya: Kết thúc bữa ăn cuối cùng trong ngày ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn và giảm nguy cơ trào ngược, ngăn ngừa chứng ợ nóng cổ họng vào ban đêm.
  • Tránh các loại thực phẩm kích thích: Giảm tiêu thụ thực phẩm cay và có tính axit là “chìa khóa vàng” giúp ngăn ngừa căn bệnh khó chịu này.
  • Bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia: Thuốc lá và rượu bia là yếu tố làm kích thích thực quản, đồng thời có thể làm giãn cơ vòng thực quản và tăng axit trong dạ dày.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc kháng axit không kê đơn, có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ợ nóng bằng cách trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc trong thời gian dài.

Ợ nóng cổ họng vào ban đêm kéo dài không những khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn gây nên các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và có phương pháp trị bệnh triệt để, bạn hãy sớm tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính