Những thắc mắc thường gặp của người bệnh đái tháo đường

Hiện nay, đái tháo đường type 2 được xếp vào top những bệnh lý nguy hiểm nhất. Bởi lẽ, nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ chuyển biến xấu và để lại nhiều hệ quả khôn lường.

Với người bị đái tháo đường, việc tuân theo phác đồ điều trị, duy trì một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý giúp họ mau chóng phục hồi và tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các tình huống xấu (1). Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số người bệnh thường điều trị ngoại trú nên ít có cơ hội tiếp xúc trao đổi với bác sĩ khi cần. Việc tìm hiểu thông tin về bệnh, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất… chủ yếu dựa vào những thông tin tìm kiếm được trên Internet. Thế nhưng, không phải trang mạng nào cũng cung cấp thông tin chuẩn xác và không có một chế độ ăn hay luyện tập cụ thể nào có thể áp dụng cho mọi người. Do đó, trong vấn đề tập luyện và dinh dưỡng, người bệnh rất dễ ăn sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để có được thông tin hữu ích từ bác sĩ trong những lần tái khám với khoảng thời gian hạn hẹp, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

6 vấn đề mà người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để kiểm soát đường huyết tốt

Với những ai vừa nhận chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, chắc hẳn sẽ có khá nhiều thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Hiểu được điều đó, NT BacGiang đã tổng hợp một vài câu hỏi thường gặp kèm theo những giải đáp hữu ích để giúp người bệnh dễ dàng “chung sống” với căn bệnh thời đại này.

1. Để đảm bảo sức khỏe, tôi nên ăn gì, kiêng gì?

Nếu muốn quản lý bệnh tốt, bạn nên đặt câu hỏi này với bác sĩ điều trị. Nguyên do là có khá nhiều người bị đái tháo đường vì sợ tăng đường huyết mà nhịn ăn, kiêng khem quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thực tế, người bệnh vẫn đảm bảo 4 yếu tố dinh dưỡng bao gồm: đường – đạm – béo – chất xơ trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường, từ đó hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột sau ăn (2).

Đặc biệt, người bệnh cần hạn chế dùng những món được chế biến từ gạo, nếp như: cơm, phở, bún, xôi, bánh mì, mì gói… hay khoai lang, khoai mì, khoai tây… Bởi lẽ, đây đều là những thực phẩm giàu tinh bột – thủ phạm có thể khiến đường huyết tăng vọt (2).

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều hoa quả ngọt. Vì chúng có nhiều dạng đường khác nhau, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose làm thay đổi mức đường huyết (2).

Một số loại thực phẩm được liệt vào danh mục nên tránh tiêu thụ như: rượu, bia, bánh, kẹo, mứt, nước ngọt hay thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe tim mạch (2).

2. Tôi nghe nói ăn quá nhiều trong một bữa rất dễ làm tăng lượng đường trong máu sau ăn, vậy có cách nào xác định được khẩu phần tối ưu để kiểm soát đường huyết hay không?

Để xác định lượng thức ăn phù hợp cho bữa chính, người bệnh có thể áp dụng nguyên tắc bàn tay Zimbabwe (3). Theo đó:

  • Với chất đạm, bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng bằng kích cỡ của lòng bàn tay và độ dày bằng ngón tay út
  • Riêng nhóm đường, tinh bột và trái cây, người bệnh nên chọn khẩu phần bằng với kích thước 1 nắm tay (nếu là trái cây thì sẽ dùng ít hơn 1 nắm tay)
  • Lượng rau tiêu thụ nên đạt đến mức bạn có thể nắm giữ bằng cả 2 tay. Gợi ý là bạn nên tiêu thụ các loại rau lá xanh chứa thành phần carbohydrate thấp như cải bó xôi, rau cải…
  • Lượng chất béo tiêu thụ cần hạn chế trong phạm vi đầu ngón tay cái (tương đương với 1 thìa cà phê)

Ngoài bữa chính, người bệnh nên có thêm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Khoảng cách giữa mỗi bữa nên cách nhau khoảng 3 – 5 giờ. Điều này sẽ giữ mức đường huyết của bạn luôn ổn định. Thực phẩm cho bữa phụ nên là những loại ít calo, chẳng hạn như 1 cốc sữa, 1 – 2 quả chuối (cỡ nhỏ), 1 – 2 lát dưa hấu nhỏ…

3. Trong trường hợp đột xuất không thể dùng bữa chính, người bị đái tháo đường type 2 có thể uống sữa thay thế được không?

Hiện nay, có khá nhiều dòng sản phẩm sữa chuyên biệt dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Những loại này được thiết kế đặc biệt để bổ sung một phần hoặc thay thế hoàn toàn bữa ăn chính với ưu điểm là vừa hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Chính vì có quá nhiều loại khác nhau nên nguyên tắc khi chọn sữa là ưu tiên sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, được chứng nhận lâm sàng về hiệu quả. Ngoài việc giúp duy trì đường huyết, sữa còn giúp bổ sung đa dạng các vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể, đẩy lùi những biến chứng của bệnh.

Đặc biệt, một số ít sản phẩm hiện nay còn đem đến tác động kép, ngoài cải thiện khả năng tiết insulin của tuyến tụy, thành phần sữa còn cung cấp hàm lượng cao myo-inositol. Thành phần này mang lại lợi ích đáng chú ý là cải thiện tình trạng đề kháng insulin. Điều này rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân tiểu đường type 2.

Một nhầm lẫn mà nhiều người bệnh mắc phải là sau khi dùng sữa lại không cắt giảm khẩu phần ăn. Hành động này rất dễ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết sau ăn, bởi mỗi ly sữa đã được tính toán về thành phần nhằm cung cấp năng lượng thay thế cho một bữa ăn. Do đó, nếu đã uống sữa, bạn cần phải bỏ bữa ăn tương ứng hoặc cắt giảm khẩu phần cho phù hợp.

4. Tôi có nên kiêng đường hoàn toàn khi biết mình mắc bệnh tiểu đường type 2 hay không?

Những thắc mắc thường gặp của người bệnh đái tháo đường

Câu trả lời là không, vì việc tiêu thụ đường vẫn là phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề hạ đường huyết. Tình trạng này rất phổ biến ở những người kiêng khem quá mức hoặc xảy ra vào thời điểm xa bữa ăn khi mà lượng glucose ở trong máu bắt đầu cạn dần (4).

Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết loại đường thông thường mà chúng ta sử dụng được tạo nên bởi một phân tử glucose liên kết với hai phân tử fructose. Khi vào cơ thể, trải qua nhiều giai đoạn, đường được phân giải thành glucose và được ruột non hấp thụ vào trong máu (4).

Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), để kiểm soát đường huyết tốt, nam giới chỉ nên dùng khoảng 36 gram đường/ngày, nữ giới là khoảng 22 gram, riêng trẻ em và thanh thiếu niên bị đái tháo đường nên dùng ở mức 12 gram/ngày (5).

5. Việc tập luyện liệu có giúp ích gì cho tôi hay chỉ khiến bệnh chuyển biến xấu đi?

Ngoài việc chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng cho người tiểu đường, người bệnh cần phải năng vận động hơn nữa để cải thiện sức khỏe tổng thể (6).

Thực tế có rất nhiều lợi ích của việc tập thể dục đã được chứng minh như: làm giảm đường huyết, giữ cho cơ thể dẻo dai, săn chắc, cải thiện tâm trạng tốt hơn và đặc biệt là hạn chế tình trạng đề kháng insulin (6).

Theo đó, người bệnh có thể lựa chọn loại hình luyện tập phù hợp nhất với thể trạng, sở thích và quỹ thời gian trong ngày mà mình có. Một vài gợi ý về các bài tập cơ bản nhất như: đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội, (7) chơi cầu lông, lắc vòng…

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện kế hoạch luyện tập. Nếu có một số bệnh lý đi kèm như cao huyết áp chưa kiểm soát tốt, tổn thương dây thần kinh hay gặp phải các bệnh về mắt liên quan đến tiểu đường, bạn cần tránh việc tập luyện để không gặp phải những biến chứng xấu (6).

6. Tôi có nên ngừng dùng thuốc khi đường huyết đã ổn định hay không?

Việc ngừng sử dụng thuốc khi nhận thấy mức đường huyết ổn định là một trong những sai lầm khá phổ biến của nhiều người bệnh. Bởi lẽ, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này, vì thế lựa chọn duy nhất là người bệnh buộc phải “sống chung với thuốc” (8).

Để kiểm soát đường huyết, bạn cần phải tuân thủ phác đồ điều trị, đồng thời kết hợp với sử dụng thuốc, chế độ ăn hợp lý và tập luyện có kế hoạch. Việc ngừng thuốc chỉ đúng với điều kiện bệnh ở thể nhẹ và được phát hiện sớm và theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp tự ý ngừng dùng thuốc dựa trên cảm nhận của bản thân, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng tăng đường huyết đột ngột kèm theo những biến chứng nguy hiểm (8).

Những việc cần làm để buổi thăm khám với bác sĩ đạt hiệu quả cao

Hiện nay ở nước ta, trong mỗi ca trực, bác sĩ phải thăm khám rất nhiều bệnh nhân nên gần như không có thời gian giải thích về bệnh tình, đưa ra hướng dẫn về các vấn đề liên quan. Điều này vô tình khiến người bệnh rất khó có thể nêu ra những thắc mắc để bác sĩ giải đáp. Chính vì thế, để có thể nhận được những giải đáp từ bác sĩ, bạn nên có sự chuẩn bị từ trước. Dưới đây là một số những gợi ý từ NT BacGiang dành cho bạn:

1. Luôn ghi nhật ký ăn uống và mang theo bên mình

Hành động này thoạt nghe có vẻ lạ nhưng thực sự rất hữu ích! Lời khuyên là hãy ghi lại mọi thứ bạn đã ăn và thời điểm dùng những thực phẩm đó trong vòng ít nhất từ 2 – 3 ngày vào sổ tay hoặc ứng dụng ghi chú trên điện thoại thông minh. Một trong những ngày đó nên rơi vào dịp cuối tuần vì đây là lúc mà mọi người thường có lịch trình sinh hoạt và xu hướng ăn uống khác so với những ngày trong tuần (9).

Bạn nên đảm bảo ghi chú đầy đủ tất cả thực phẩm đã tiêu thụ bao gồm cả thức uống và đồ ăn nhẹ. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất và đưa ra được biện pháp giúp kiểm soát đường huyết phù hợp nhất với bạn (9).

Một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san Y học Dự phòng Hoa Kỳ vào năm 2008 cho thấy, việc viết nhật ký ăn uống sẽ giúp người bệnh kiểm soát cân nặng tốt hơn so với những người không thực hiện. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ đưa đến bệnh tiểu đường type 2, tim mạch và đột quỵ (9).

2. Liệt kê danh mục những hoạt động thể chất mà bạn tham gia

Những thắc mắc thường gặp của người bệnh đái tháo đường

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc tham gia các hoạt động thể chất cũng rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Do đó, bạn cần liệt kê những loại hình thể dục mà mình tham gia, tần suất tập luyện. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cũng như đưa ra lời khuyên nhằm xây dựng thực đơn ăn uống tốt nhất (10).

Trong trường hợp thay đổi nơi khám chữa bệnh, bạn nên mang theo toa thuốc cũ, đồng thời chú thích rõ thời gian dùng thuốc trong ngày. Nếu có thể, hãy đem theo thuốc mình đang sử dụng (10).

3. Mang theo bảng ghi lại lượng đường huyết đo hằng ngày

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra đường huyết tại nhà. Việc tự đo đường huyết có ý nghĩa giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó tạo động lực cho việc điều trị đạt kết quả cao. Hơn nữa, việc này cũng sẽ giúp bạn biết cách lựa chọn thực phẩm và phương pháp tập luyện thích hợp (11).

Bạn cũng nên ghi lại số liệu mỗi lần đo. Bởi lẽ, bác sĩ sẽ đánh giá tổng hợp dữ liệu này và so sánh với kết quả xét nghiệm HbA1c (phản ánh mức đường huyết trung bình trong 3 tháng vừa qua) để quyết định hướng điều trị trong tương lai (11).

4. Những câu hỏi bạn dự tính đề cập với bác sĩ

Bên cạnh những câu hỏi được gợi ý như trên, bạn có thể đề cập với bác sĩ những vấn đề bản thân đang gặp phải hoặc đơn giản là những thông tin mà bạn nghe được trên tivi hoặc từ những người xung quanh cũng mắc căn bệnh giống như mình. Chỉ khi có sự chủ động tìm hiểu, bạn mới nắm rõ về bệnh và biết cách kiểm soát đường huyết hiệu quả (10).

Ở giai đoạn đầu, bạn có thể cần tái khám thường xuyên theo lịch mỗi tháng một lần. Một khi việc thực hiện chế độ ăn uống cũng như luyện tập có hiệu quả và lượng đường huyết trong cơ thể được kiểm soát tốt, bạn có thể giãn cách lịch khám, khoảng 3 – 6 tháng/lần tùy trường hợp (10).

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính