Những điều cần biết về chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể cân nhắc thực hiện chế độ ăn BRAT để nhanh điều tiết phân trong thời gian ngắn.

Khi bị tiêu chảy nên ăn gì hay tiêu chảy ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này với mong muốn mau chóng dứt bệnh. Nếu đang có thắc mắc như vậy, mời bạn tìm hiểu qua chế độ ăn BRAT dành cho người bị tiêu chảy mà NT BacGiang giới thiệu dưới đây.

Chế độ ăn BRAT là gì?

BRAT là chế độ ăn được khuyến nghị cho những người đang bị nôn mửa và đặc biệt là tiêu chảy. Chế độ ăn sẽ bao gồm các thực phẩm có ít protein, chất béo và chất xơ, dễ tiêu hóa.

Cụ thể, BRAT là từ viết tắt tiếng Anh của 4 loại thực phẩm:

  • Chuối (Banana)
  • Gạo (Rice)
  • Sốt táo (Apple Sauce)
  • Bánh mì nướng (Toasted bread)

Chế độ ăn BRAT có nên áp dụng cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi con mắc phải vấn đề sức khỏe này. Trước đây, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng chế độ ăn BRAT cho trẻ khi con bị tiêu chảy vì chế độ ăn kiêng này đã được chứng minh là có thể điều trị thành công tình trạng tiêu chảy, buồn nôn.

Hiện nay, do ít chất xơ, protein và chất béo nên BRAT ngày càng ít được các bác sĩ khuyến cáo, đặc biệt là với trẻ nhỏ bởi nếu áp dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Một nghiên cứu được thực hiện gần đây đã so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn bình thường của trẻ 2 tuổi với chế độ ăn BRAT, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn BRAT chứa ít hơn 300 calo, hơn 70% protein và hơn 80% chất béo. Không những vậy, hàm lượng vitamin A, B12 và canxi cũng thấp hơn đáng kể.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Gan và Tiêu hóa Nhi châu Âu và Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Nhi khoa châu Âu cũng không còn ủng hộ việc áp dụng chế độ ăn BRAT cho trẻ em mắc các vấn đề về đường tiêu hóa. Thay vào đó, cha mẹ nên cho con ăn uống bình thường với các thực phẩm như trái cây, rau, thịt, sữa chua và carbohydrate phức tạp.

Nên áp dụng chế độ ăn BRAT như thế nào cho người lớn bị tiêu chảy?

Những điều cần biết về chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy

Trong trường hợp nôn mửa, tiêu chảy hoặc buồn nôn, bạn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng BRAT theo các bước sau:

  • 6 giờ đầu tiên: Tránh tất cả các loại thực phẩm hoặc chất lỏng trong vài giờ đầu khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện để hồi phục dạ dày. Sau đó, hãy nhâm nhi một ít nước, đồ uống thể thao và ngậm một viên kẹo cứng nhưng tránh nhai.
  • 24 giờ đầu tiên: Cung cấp chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc, nước táo, nước luộc rau, nước hầm xương… Uống một đến hai ngụm mỗi lần trong mười phút. Nếu các triệu chứng quay trở lại hãy ngừng tiêu thụ chất lỏng trong vài giờ rồi mới uống trở lại.
  • Ngày thứ 2: Bắt đầu ăn theo chế độ BRAT với chuối, súp, táo, bánh quy giòn và bánh mì nướng. Chế độ ăn kiêng này là không bổ dưỡng, do đó, bạn không nên áp dụng lâu hơn mức cần thiết.
  • Ngày thứ 3: Bắt đầu một thực đơn đa dạng các thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, chẳng hạn như trái cây hầm, rau nấu chín và thịt nạc hầm mềm.

Bạn có thể ăn gì khi thực hiện chế độ ăn BRAT?

Khi thực hiện chế độ ăn BRAT, bạn có thể thêm một số thực phẩm sau vào chế độ ăn để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể nhằm điều trị tiêu chảy hiệu quả hơn:

  • Nước hầm xương
  • Nước ép rau củ
  • Dầu bạc hà
  • Khoai lang
  • Yến mạch
  • Dưa hấu
  • Gừng

Do tiêu chảy có thể gây mất nước nên bạn chú ý cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể bằng cách:

  • Uống nhiều nước lọc
  • Dùng nước hầm xương
  • Uống nước táo ép
  • Uống trà thảo dược, đặc biệt là gừng và bạc hà
  • Nước dừa
  • Sản phẩm bù nước đường uống

Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể cũng cực kỳ quan trọng. Bạn có thể dùng men vi sinh có chứa:

  • Lactobacillus reuteri
  • Lactobacillus GG
  • Saccharomyces boulardii

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy men vi sinh Saccharomyces boulardii được cho là an toàn và hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Tại Việt Nam, Saccharomyces boulardii là loại men vi sinh duy nhất được khuyến cáo bởi Hội Nhi khoa và Bộ Y tế Việt Nam trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể thông qua một số thực phẩm như:

  • Sữa chua
  • Trà kombucha (trà thủy sâm)
  • Kim chi
  • Súp miso

Một số thực phẩm cần tránh khi thực hiện BRAT

Khi áp dụng chế độ ăn BRAT để điều trị tiêu chảy, bạn cần tránh một số loại thực phẩm sau:

  • Các thực phẩm làm từ sữa như phô mai, kem…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh quy, soda, kẹo và sô cô la
  • Thực phẩm nhiều chất béo và thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ
  • Rượu có tác dụng lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước và gây kích ứng dạ dày
  • Thức uống có chứa caffeine như cà phê, coca và trà đen
  • Thức ăn cay có thể gây kích thích dạ dày
  • Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol và sucralose
  • Một số loại rau và đậu, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ và bắp cải có thể gây đầy hơi.

Khi nào bạn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ?

Bạn nên đi khám ngay nếu tình trạng tiêu chảy của bạn có một trong các yếu tố sau:

  • Kéo dài quá 2 ngày
  • Đi ngoài kèm với sốt cao hơn 39 độ C
  • Xuất hiện thường xuyên, hay tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng
  • Phân có lẫn máu

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu có các triệu chứng mất nước như:

  • Giảm số lần đi tiểu
  • Khô miệng
  • Hay cảm thấy khát
  • Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.

Những điều cần biết về chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính