Những điều bạn cần biết: Cần hết sức thận trọng với sốc phản vệ!

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng, xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm có thể được giảm thiểu bằng cách nhận diện sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện được điều này? Để trả lời, chúng ta hãy cùng nhau đến với bài viết: “Cần hết sức thận trọng với sốc phản vệ”

1. Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như một số loại thực phẩm, một số loại thuốc, nọc độc côn trùng…

Đây là một trường hợp khẩn cấp, đòi hỏi phải tiêm epinephrine và theo dõi sát tại phòng cấp cứu. Nếu không được điều trị ngay lập tức, nó có thể gây tử vong.

2. Nguyên nhân nào gây ra sốc phản vệ?

Bình thường, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tạo ra kháng thể chống lại các chất lạ. Điều này là tốt khi đây là chất lạ có hại, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc vi rút.

Ngược lại, hệ thống miễn dịch của một số người lại phản ứng quá mứ với các chất thông thường gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng dị ứng thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Sốc phản vệ có thể xảy ra theo các cơ chế khác nhau, bao gồm:

  • Sốc phản vệ qua trung gian IgE (thường gặp) tạo ra khi cơ thể tiếp xúc lần đầu với một tác nhân cụ thể gây dị ứng. Nếu người đó lại tiếp xúc với chất gây dị ứng nói trên, chúng sẽ gây nên một chuỗi phản ứng hóa học vô cùng phức tạp và hậu quả là các triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện.  
  • Sốc phản vệ không liên quan đến dị ứng và IgE.

3. Sốc phản vệ có biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng sốc phản vệ thường bắt đầu trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng này có thể xuất hiện muộn hơn.

Sốc phản vệ có thể gây ra các triệu chứng trên toàn cơ thể:

  • Da (thường gặp nhất): Bao gồm ngứa, đỏ bừng, nổi mề đay (nổi mề đay), sưng nề (phù mạch)
    Những điều bạn cần biết: Cần hết sức thận trọng với sốc phản vệ!
    Phản ứng dị ứng có thể bắt đầu với triệu chứng ngứa và nổi mẩn đỏ
  • Mắt: Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Mũi và miệng: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Hệ hô hấp: Khó thở – khi hít vào hoặc thở ra, khò khè hoặc tức ngực, ho, khàn tiếng,..
     
  • Tim và tuần hoàn: Chóng mặt; ngất xỉu; nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều; huyết áp thấp.
  • Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau quặn bụng.
  • Hệ thần kinh: Hôn mê, rối loạn ý thức (sảng, lơ mơ), rối loạn cơ trơn (đi tiêu, tiểu không tự chủ).

Cũng cần lưu ý là có một dạng sốc phản vệ xảy ra mà không có các triệu chứng gợi ý, chẳng hạn như nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt. Dạng này thường xuất hiện sau khi người bệnh bị côn trùng cắn hoặc sau tiêm thuốc bằng đường tĩnh mạch.

4. Các tác nhân thường gặp

Nguyên nhân gây kích hoạt sốc phản vệ có thể rõ ràng hoặc đôi khi rất khó để xác định. Các tác nhân thường gặp bao gồm:

  • Thực phẩm: Trứng gà, sữa bò, bơ đậu phộng và các loại hải sản (như cá, tôm, cua) là những loại thực phẩm phổ biến nhất gây ra sốc phản vệ.
    Những điều bạn cần biết: Cần hết sức thận trọng với sốc phản vệ!
    Các loại hải sản như tôm, cá, cua,… là tác nhân rất phổ biến gây ra dị ứng
  • Thuốc: Như kháng sinh (penicillin và cephalosporin) và giảm đau (aspirin, ibuprofen).
  • Nọc độc từ côn trùng:  Bao gồm ong bắp cày, ong vò vẽ và kiến lửa.
  • Thuốc cản quang (dùng trong chụp Xquang, CT): Uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Các tác nhân ít phổ biến hơn bao gồm: Nhựa latex, nước lạnh hoặc không khí lạnh…

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ

Một số người có nhiều khả năng bị sốc phản vệ hoặc gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu như người đó có một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

  • Có tiền sử dị ứng (phản ứng phản vệ) trước đây: Những người đã có phản ứng dị ứng với một chất nào đó trong quá khứ sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải cũng như mức độ nghiêm trọng của các phản ứng trong tương lai. Tuy nhiên, ngay cả những người có phản ứng nhẹ trong quá khứ cũng có thể gặp phải các phản ứng phản vệ nghiêm trọng ở lần sau.
  • Hen suyễn và các bệnh phổi mãn tính khác: Những người mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính có nhiều khả năng gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn khi có sốc do chức năng hô hấp bình thường đã ở mức thấp.
  • Các bệnh mạn tính khác: Những người mắc bệnh tim mạch và bệnh động mạch vành cũng có nguy cơ bị sốc phản vệ nghiêm trọng hơn.

6. Làm sao để nhận diện được sốc phản vệ?

Câu hỏi đặt ra là: “Có phải là sốc phản vệ hay vấn đề khác?”. Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như sốc phản vệ như cơn hen nặng, nhồi máu cơ tim, cơn hoảng loạn hoặc thậm chí ngộ độc thực phẩm. Chẩn đoán sốc phản vệ chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng, xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiếp xúc với một tác nhân có khả năng gây dị ứng.

Để giúp xác nhận chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị thêm một vài xét nghiệm như:

  • Đo nồng độ enzyme tryptase trong máu: Tryptase là một trong những hóa chất tự nhiên được cơ thể giải phóng vào máu trong phản ứng phản vệ. Nồng độ tryptase tăng lên trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, mức độ tryptase bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán.
  • Test da hoặc xét nghiệm máu: Để giúp xác định tác nhân.

7. Điều trị

Sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng, nên đây được coi là một tình trạng cấp cứu.

Epinephrine là điều trị duy nhất tối ưu. Loại thuốc này được sử dụng thông qua đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, và được lặp lại mỗi 3-5 phút cho đến khi hết các triệu chứng hô hấp như khó thở, khò khè và huyết áp người bệnh ổn định. Tuy nhiên, chúng hiệu quả nhất khi được đưa ra kịp thời, trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra, các điều trị phối hợp khác (nhưng không thể thay thế Epinephrine) bao gồm:

  • Oxy: Giúp người bệnh hô hấp. Oxy có thể được dùng qua ống thở, mặt nạ hoặc canula (râu).
  • Thuốc kháng histamine và cortisone tiêm tĩnh mạch: Để giảm viêm, phù nề đường thở và cải thiện hô hấp.
  • Đồng vận beta (salbutamol dạng xịt): Dãn các phế quản, làm giảm các triệu chứng đường thở.
  • Dung dịch natri clorid 0,9%: Truyền tĩnh mạch, hỗ trợ khi người bệnh có hạ huyết áp.

8. Xử trí khi có nghi ngờ bị sốc phản vệ

Nếu bạn gặp phải một phản ứng dị ứng, thậm chí có thể là sốc phản vệ, hãy nhanh chóng thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Kêu gọi trợ giúp khẩn cấp: Lập tức liên hệ 115 hoặc các cơ sở y tế gần nhất.
  • Loại bỏ nguyên nhân: Cần nhanh chóng loại bỏ tác nhân nghi ngờ đã làm kích hoạt phản ứng phản vệ để hạn chế làm triệu chứng trầm trọng hơn. Nghĩa là, nếu bạn đã bị ong chích và nọc độc vẫn còn trong da, hãy lấy nó ra ngay lập tức.
  • Nhanh chóng đi đến bệnh viện: Tại đây, các bác sĩ và y tá có thể tiến hành tiêm epinephrine, theo dõi kĩ lưỡng và thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ (như truyền dịch, thở oxy..) khi cần thiết.
  • Ngoài ra, có đến 20 phần trăm những người bị sốc phản vệ có pha thứ hai. Nghĩa là các triệu chứng đã được giải quyết và quay trở lại sau đó mà không hề tiếp xúc lại với tác nhân dị ứng. Tuy nhiên, lại không có cách nào thực sự tốt để dự đoán được tình huống này. Do đó, cần hết sức thận trọng và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ!

9. Phòng ngừa

Nếu bạn đã từng bị sốc phản vệ, bạn sẽ có khả năng gặp lại chúng một lần nữa. Các bước sau đây có thể giúp làm giảm nguy cơ:

  • Gặp bác sĩ chuyên khoa miễn dịch dị ứng: Để nhận được các lời khuyên tốt nhất về cách đánh giá và quản lý tình trạng này.
  • Xét nghiệm tìm tác nhân: Điều quan trọng đối với phản ứng phản vệ là phải xác định chính xác tác nhân gây ra chúng. Các test da hoặc xét nghiệm máu có thể dùng để xác nhận các trường hợp nghi ngờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thể xác định bất kỳ tác nhân nào cụ thể.
  • Tránh tiếp xúc các loại thực phẩm gây dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, cần đọc kỹ nhãn thành phần trước khi sử dụng. Khi ăn ngoài, hãy hỏi xem các món ăn được chế biến như thế nào và chứa những thành phần nào.
  • Hạn chế đi đến những nơi có nhiều côn trùng: Nếu bạn bị dị ứng với nọc độc từ côn trùng (như ong mật, ong bắp cày, kiến lửa…), nên tránh đi đến những nơi có nhiều côn trùng. Thêm vào đó, cũng cần chú ý mặc áo sơ mi dài tay và quần dài; không đi chân trần; tránh mặc đồ màu sáng; không sử dụng nước hoa…
  • Luôn thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn đã từng bị dị ứng thuốc: Bao gồm tên thuốc, các triệu chứng đã gặp một cách rõ ràng và cụ thể.

Sốc phản vệ là một tình trạng cấp cứu, xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (một số loại thuốc, thực phẩm hay nọc độc côn trùng…). Các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ như phát ban, nổi mề đay đến nặng như khó thở, hôn mê,… Epinephrine là thuốc điều trị duy nhất tối ưu. cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và theo dõi.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính