Những bệnh thường gặp ở bao quy đầu mà nam giới cần quan tâm

Bao quy đầu là lớp da mỏng phủ ở đầu dương vật. Bệnh bao quy đầu thường xuất hiện khi bao quy đầu không được vệ sinh đúng cách, hoặc không tự tách ra khỏi đầu dương vật được. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của nam giới. Vậy, nguyên nhân và các triệu chứng của các bệnh bao quy đầu thường gặp là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu ngay sau đây.

Bao quy đầu có cấu tạo và chức năng như thế nào?

Những bệnh thường gặp ở bao quy đầu mà nam giới cần quan tâm
Bao quy đầu có cấu tạo và chức năng như thế nào? 

Sơ lược về bao quy đầu

Trước khi tìm hiểu về bệnh bao quy đầu, cần nắm sơ lược cấu tạo và chức năng của bao quy đầu.

Theo giải phẫu học, bao quy đầu là phần da mỏng bao bọc một phần hay toàn bộ dương vật. Có vai trò trong bảo vệ dương vật và trong chức năng tình dục.

Cấu tạo của bao quy đầu bao gồm: da, mạch máu, thần kinh, 2 lớp cơ và niêm mạc. Vai trò bảo vệ của bao quy đầu được biểu hiện rõ nhất từ lúc bé trai mới sinh ra đến khi dậy thì. Trong khoảng thời gian đó, bao quy đầu ôm trọn toàn bộ dương vật để đảm bảo quá trình phát triển diễn ra tốt nhất. Đến tuổi dậy thì, theo tự nhiên bao quy đầu sẽ tự tuột xuống và để lộ hoàn toàn hay một phần đầu dương vật khi dương vật cương cứng. Từ đó đảm bảo chức năng tình dục cho nam giới.

Tuy nhiên, có thể do bất thường di truyền, bất thường sinh lý hoặc bệnh bao quy đầu do vệ sinh bao quy đầu chưa đúng cách mà đôi khi bao quy đầu không tự tuột xuống được. Khi đó cần can thiệp thủ thuật cắt bao quy đầu.

Chức năng của bao quy đầu

Chức năng trong tình dục

Bao quy đầu có cấu tạo gồm lớp da mỏng, bên trong chứa nhiều mạch máu và thần kinh nhạy cảm. Bao quy đầu có khả năng di động lột ra làm lộ quy đầu dương vật. Điều đó giúp dương vật di chuyển dễ dàng hơn trong âm đạo, giúp nam giới đạt khoái cảm tốt hơn trong quan hệ tình dục.

Chức năng bảo vệ dương vật

  • Bao bọc bên ngoài quy đầu dương vật, bao quy đầu giúp che chắn khỏi bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, cọ xát mạnh từ quần áo.
  • Chứa một lượng vi khuẩn có lợi nhất định. Các vi khuẩn này cạnh tranh môi trường sống với vi khuẩn có hại. Từ đó ức chế quá trình sinh sôi nảy nở của các vi khuẩn có hại này.
  • Bao quy đầu chứa một lượng lớn tế bào Langerhans. Đây là một loại tế bào miễn dịch giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng dương vật.
  • Bao quy đầu tiết ra chất nhờn giúp giữ ẩm đầu dương vật.

Những bệnh lý liên quan đến bao quy đầu và nguyên nhân

Sưng mô bao quy đầu

Sưng mô vùng bao quy đầu hoặc phần đầu dương vật có thể được gây ra bởi tình trạng nghẹt (bán hẹp) bao quy đầu (paraphimosis). Đây là tình trạng bao quy đầu kéo lên nhưng không thể tuột xuống trở lại được, gây thắt nghẹt đầu dương vật. Bệnh lý này khiến quy đầu bị sưng, đau đớn, nặng hơn có thể làm cản trở máu lưu thông. Nếu vùng mô quy đầu không được máu đến nuôi dưỡng lâu ngày sẽ hoại tử vô cùng nguy hiểm. Vì thế đòi hỏi cần được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Triệu chứng

  • Không thể kéo bao quy đầu về vị trí cũ che phủ đầu dương vật
  • Bao quy đầu co thắt và sưng to
  • Dương vật thay đổi màu sắc
  • Cảm giác đau vùng dương vật và bao quy đầu
  • Mất cảm giác vùng bao quy đầu hoặc vùng đầu dương vật

Nguyên nhân

  • Nhân viên y tế không kéo bao quy đầu bệnh nhân trở về vị trí cũ sau khi kiểm tra và thăm khám dương vật.
  • Lột mạnh bao quy đầu gây tổn thương và giữ bao quy đầu bị tuột lên thân dương vật trong thời gian dài.
  • Bao quy đầu hẹp không được điều trị gây nhiễm trùng đầu dương vật.

Bệnh nhân cần lưu ý không tự ý dùng chất bôi trơn hay dùng lực mạnh để kéo bao quy đầu về vị trí cũ. Việc này có nguy cơ làm dương vật thay đổi hoặc mất chức năng.

Phương pháp điều trị thường dùng là thủ thuật gây tê cục bộ đầu dương vật và kéo bao quy đầu trở lại vị trí cũ. Trong trường hợp bệnh tái phát, cắt bỏ vùng da bao quy đầu bị nghẹt là phương pháp điều trị tốt nhất.

Bệnh viêm bao quy đầu

Những bệnh thường gặp ở bao quy đầu mà nam giới cần quan tâm
Viêm bao quy đầu thường do 2 nguyên nhân: nhiễm trùng và dị ứng

Bao gồm viêm bao quy đầu do nhiễm trùng và viêm bao quy đầu do dị ứng.

Triệu chứng

Viêm bao quy đầu do nhiễm trùng:viêm xuất hiện ở vùng da đầu dương vật hoặc cả phần đầu dương vật. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Có các đốm trắng nhỏ xung quanh quy đầu và bao quy đầu.
  • Đầu dương vật bị sưng gây đau khi tiểu tiện.
  • Cảm giác ngứa, đau xung quanh vùng quy đầu.
  • Liken hóa (khô và dày lên) vùng da bao quy đầu do gãi nhiều.
  • Dịch dương vật tiết bất thường, có mùi hôi.

Viêm bao quy đầu do dị ứng: các triệu chứng thường gặp là:

  • Da nhạy cảm hơn, dày cộm lên, ngứa ngáy.
  • Mảng xám, nâu hoặc đỏ xuất hiện trên da.
  • Nổi các đám mụn nước, sần sùi hoặc phát ban.
  • Trầy xước da hoặc khô nứt nẻ da bao quy đầu.
  • Cảm giác tiểu khó, đi tiểu ra máu.
  • Bìu sưng hoặc đau.
  • Đau khi quan hệ. Đau tăng dần, dữ dội hơn sau 2 giờ.

Nguyên nhân bệnh viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu do nhiễm trùng:các bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến:

  • Nhiễm các loại nấm men, chlamydia, virus HPV, trùng roi trichomonas.
  • Mắc bệnh lậu (nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae).
  • Mụn rộp sinh dục Herpes.
  • Bệnh giang mai (nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum) nguyên phát hoặc thứ phát.
  • Loét hạ cam mềm.

Viêm bao quy đầu do dị ứng:

  • Chất liệu vài quần lót không phù hợp hoặc bó sát.
  • Thành phần dị ứng trong nước bể bơi, bao cao su hoặc sản phẩm tắm gội.
  • Mắc các bệnh viêm khớp phản ứng, bệnh vẩy nến.

Cách xử lý bệnh bao quy đầu – viêm bao quy đầu:

Viêm bao quy đầu do nhiễm trùng:

  • Bôi kem chứa steroid kháng viêm hoặc thuốc mỡ kháng sinh, kháng nấm. Giúp giảm triệu chứng và điều trị nguồn lây nhiễm.
  • Giữ vệ sinh bao quy đầu và dương vật mỗi ngày bằng nước ấm. Có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không mùi.
  • Tránh sử dụng sữa tắm gội và quần áo chứa thành phần kích ứng, mùi hương nồng. Nên dùng các sản phẩm cho da nhạy cảm, dịu nhẹ, mặc quần lót rộng bằng cotton.

Viêm bao quy đầu do dị ứng:

  • Chườm khăn lạnh vào vùng sưng đau 20 phút mỗi ngày.
  • Vùng bao quy đầu hoặc dương vật bị trầy xước cần được bao lại bằng vải sạch, gạc hoặc băng y tế.
  • Thoa thuốc mỡ hoặc kem hydrocortisol 1% để giảm ngứa.
  • Dùng thuốc điều trị dị ứng. Như diphenhydramine (Benadryl) hoặc cetirizine (Zyrtec).
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất kích thích như xà phòng mạnh, chất tẩy rửa. Chuyển qua sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ.

Khô, rạn nứt bao quy đầu

Triệu chứng

  • Da bao quy đầu bị kích ứng, sưng trắng hoặc tấy đỏ.
  • Tiết dịch bao quy đầu. Dịch trắng hoặc giống như phô mai.
  • Bao quy đầu co thắt.

Nguyên nhân

  • Nhiễm trùng nấm men Candida abricans.
  • Mụn rộp sinh dục do quan hệ tình dục không an toàn.
  • Không giữ vệ sinh dương vật và bao quy đầu thường xuyên và kỹ lưỡng.
Những bệnh thường gặp ở bao quy đầu mà nam giới cần quan tâm
Dù có mắc bệnh bao quy đầu hoặc không, giữ vệ sinh hàng ngày là vô cùng cần thiết

Lưu ý trong giai đoạn trị bệnh bao quy đầu, cánh mày râu cần đặc biệt quan tâm:

  • Vệ sinh bao quy đầu và dương vật đúng cách.
  • Không dùng tay bẩn tiếp xúc trực tiếp với vùng bao quy đầu.
  • Hạn chế quan hệ nam nữ trong quá trình điều trị.
  • Mặc đồ lót rộng rãi, chất liệu vải thoáng mát.
  • Cắt bao quy đầu trong một số trường hợp cần thiết (như bao quy đầu dài, hẹp) để hạn chế nhiễm trùng.

Bệnh bao quy đầu là các bệnh phổ biến. Thường gặp nhất là nhiễm trùng, sưng đau và khô nẻ bao quy đầu. Dù bao quy đầu có bệnh hay không, giữ vệ sinh mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ là việc làm vô cùng cần thiết. Hãy đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở dương vật để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!

Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gợi ý 5 món đồ chơi tình dục nữ phổ biến
Dụng cụ tình yêu hay đồ chơi tình dục (sextoys) là những sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ cho hoạt động tình dục ở cả nam và nữ. Mặc dù công dụng và
Hình ảnh tin tức Nhịp tim trên 100 có cao không, có nguy hiểm không?
Bạn nhận thấy tim đập nhanh mà không có lý do hoặc liên tục đo được chỉ số nhịp tim trên 100 trong nhiều lần. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo
Hình ảnh tin tức Huyết áp 140/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không và khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp là một trong các chỉ số sức khỏe được nhiều người quan tâm. Tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp là tùy người, tùy từng độ tuổi và có
Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có