Nám chân sâu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nám chân sâu là tình trạng da thường xuất hiện ở hai gò má. Thoạt nhìn trông nó có vẻ giống với tàn nhang nhưng không phải là tàn nhang. Cách điều trị nám chân sâu cũng khác cách điều trị đốm tàn

Nám chân sâu là tình trạng da thường xuất hiện ở hai gò má. Thoạt nhìn trông nó có vẻ giống với tàn nhang nhưng không phải là tàn nhang. Cách điều trị nám chân sâu cũng khác cách điều trị đốm tàn nhang.

Vậy cụ thể nám chân sâu là gì? Làm sao để nhận biết và điều trị? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng da này.

Nám chân sâu là gì?

Nám chân sâu (hori nevus) còn gọi là nám da nội tiết. Tình trạng nám chân sâu được biểu hiện dưới dạng các đốm màu xanh xám, nâu hoặc sạm đen, bề ngoài trông tương đối giống như tàn nhang nhưng không phải là tàn nhang. Đặc điểm của nám chân sâu là nám ăn sâu vào lớp trung bì và hạ bì, nên đây là loại nám khó chữa trị hơn so với các loại nám da khác.

Theo nguồn tin từ Trường Cao đẳng Da liễu Úc – ACD cho biết, nám chân sâu xảy ra phổ biến ở phụ nữ trung niên, đặc biệt là phụ nữ Châu Á. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường bị chẩn đoán sai vì nó trông giống như nám da và tàn nhang.

Nguyên nhân của nám chân sâu

Rối loạn nội tiết tố gây tăng sinh hắc tố da

Một trong các nguyên nhân gây ra nám chân sâu là do rối loạn tiết tố estrogen – hormone nội tiết có chức năng quan trọng trong cơ thể. Ngoài vai trò góp phần trong cơ chế hoạt động của các chức năng sinh dục, estrogen còn có khả năng ức chế quá trình sinh sản MSH – hormone kích thích tăng sinh hắc sắc tố melanin dưới da.

Về mặt sinh học, hormone nội tiết tố estrogen và progesterone có khả năng ức chế hormone MSH. Mặc dù vậy, theo kết quả nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Tạp chí Y học – Penn Medicine, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao estrogen và progesterone lại có khả năng tác động lên hormone MSH kích thích tăng sinh hắc sắc tố melanin dưới da.

Quá trình lão hóa da

Phụ nữ càng lớn tuổi, hàm lượng hormone nội tiết tố càng suy giảm do quy luật lão hóa tự nhiên. Trong giai đoạn này, làn da không chỉ bắt đầu xuất hiện các vết nhăn mà còn có thể xuất hiện các đốm đồi mồi, sạm, nám da hay nám chân sâu.

Ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng hắc sắc tố da chính là do sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hắc sắc tố melanin sẽ hình thành để bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV).

Chính tình trạng tăng sinh melanin quá mức đã dẫn đến các hiện tượng thường gặp về da như: Sạm da, nám da, tàn nhang, đồi mồi…

Áp lực, căng thẳng

Tình trạng áp lực và căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể tăng sinh hormone cortisol – một hormone mà cơ thể tiết ra để đối phó với căng thẳng. Tuy nhiên, khi hàm lượng cortisol quá cao sẽ dẫn đến sự suy giảm các hormone nội tiết estrogen và progesterone. Lúc này, hormone MSH tăng sản xuất melanin, làm xuất hiện tình trạng nám trên bề mặt da.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo hoặc nhất là các thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như nướng và chiên sẽ biến đổi các protein trong thực phẩm thành hợp chất AGEs  – Advanced glycation end products.

Hợp chấp AGEs – protein bị đường hóa gây biến đổi cấu trúc, mất tính đàn hồi và khả năng tái tạo vốn có của da, làm đứt gãy các liên kết của collagen, khiến da trở nên suy yếu và dễ bị tấn công ánh nắng mặt trời tấn công gây nám da. Do đó, nám chân sâu cũng có thể xảy ra nếu bạn có chế độ ăn uống không hợp lý.

Nám chân sâu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết nám chân sâu

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng nám chân sâu bao gồm:

  • Xuất hiện chủ yếu ở hai bên gò má và ít khi ở trán, mũi, mí mắt và trán. 
  • Vùng da bị nám thường khô sần, trông như tàn nhang nhưng khó điều trị  hơn.
  • Nám ở dạng đốm tròn màu xanh xám hoặc màu nâu xám, có kích thước lớn hơn đầu đũa. Khi được soi đèn có thể thấy rõ ở điểm trung tâm hội tụ những tế bào sẫm màu. Độ sâu của vết sạm ăn sâu hơn so với các vết tàn nhang.

Lưu ý

Khi bạn đang phân vân rằng không biết mình đang gặp phải tình trạng nám chân sâu hay tàn nhang thì cách tốt nhất là bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu để được chẩn đoán. Vì nếu bạn lầm tưởng là tàn nhang thì sẽ điều trị sai cách khiến các vết nám chân sâu không thuyên giảm, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Nám chân sâu có chữa được không? Cách điều trị nám chân sâu hiệu quả

Do tính chất của các vết nám chân sâu nằm chủ yếu ở các lớp sâu là trung bì và hạ bì nên các phương pháp điều trị ở vùng thượng bì (bề mặt da) như thuốc bôi làm sáng da, peel da đều không có hiệu quả.

Do đó, để điều trị nám chân sâu, bác sĩ có thể gợi ý cho bạn các phương pháp sau:

Điều trị nám chân sâu bằng công nghệ laser

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, điều trị nám da bằng laser là phương pháp mang lại hiệu quả cao và không để lại sẹo vì không xâm lấn. 

Phương pháp này sử dụng các bước sóng để bắt được màu của các hắc sắc tố, sau đó dùng nhiệt để phá vỡ các liên kết của các hắc sắc tố. Khi chúng vỡ ra thành các mảnh vụn, các đại thực bào và bạch cầu di chuyển đến để “ăn” các mảnh vụn đó và đào thải ra ngoài.

Nám chân sâu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Công nghệ mài da vi điểm

Mài da vi điểm (Microdermabrasion) là phương pháp tẩy tế bào chết bằng một thiết bị cầm tay, giúp đưa tinh thể đặc biệt lên da, nhẹ nhàng lấy đi các tế bào chết, dầu thừa và các vi khuẩn trên da, giúp thông thoáng lỗ chân lông và làm sáng da.

Công nghệ mài da có tác động sâu hơn tới toàn bộ lớp biểu bì, thâm nhập tới tận lớp hạ bì nhú hoặc dạng lưới. Từ đó, thúc đẩy việc tái tạo các protein cấu trúc của da. Do đó, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để điều trị tình trạng nám chân sâu cho bạn.

Nám chân sâu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Hình ảnh trước và sau khi điều trị nám chân sâu (Nguồn: Đại học Da Liễu Úc – ACD)

Những lưu ý trong chăm sóc da khi bị nám chân sâu

Trong quá trình và sau khi điều trị nám chân sâu, bạn cần lưu ý:

  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Trang bị đầy đủ khẩu trang, kính râm, bao tay, áo khoác, vớ… đặc biệt là kem chống nắng. Khung giờ từ 10h00 – 14h00 là thời điểm ánh nắng có tia UV cao nhất.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ: Bạn nên sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và tái khám theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo đuổi lối sống khoa học: Để có làn da khỏe mạnh, bạn cũng cần có một nền tảng sức khỏe tốt. Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh đồng thời dành thời gian tập thể thao để nâng cao sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Nám chân sâu có chữa được không?

Nám chân sâu có thể chữa khỏi bằng một số các phương pháp công nghệ cao như: Laser toning (laser không xâm lấn), công nghệ mài da vi điểm hoặc sử dụng các loại kem đặc trị do bác sĩ kê đơn điều trị.

Làm sao để phân biệt nám chân sâu và tàn nhang?

  • Tàn nhan(freckles): Xuất hiện trên bề mặt thượng bì da, có thể điều trị bằng các loại kem làm sáng da, nhìn chung là tương đối dễ điều trị.
  • Nám chân sâu (Hori nevus): Xuất hiện bên dưới tầng sâu hơn của da, cụ thể là vùng trung bì và hạ bì, không thể điều trị bằng các phương pháp điều trị tàn nhang. Công nghệ điều trị cao hơn và thời gian điều trị cũng dài hơn.

Nám chân sâu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, Nhà thuốc Bắc Giang đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nám chân sâu là gì để biết cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình trạng da liễu này.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe