Mách mẹ cách điều trị rôm sảy, hăm tã tại nhà

Rôm sảy và hăm tã là những bệnh lý về da gây ra nhiều sự khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, có một số cách có thể giúp mẹ “giải cứu” trẻ khỏi những phiền toái này đấy!

Bạn hãy cùng NT BacGiang tìm hiểu các phương pháp điều trị rôm sảy, hăm tã tại nhà dưới đây nhé!

1. Điều trị hăm tã tại nhà

Các phương pháp hỗ trợ điều trị hăm tã tại nhà bao gồm:

– Trị hăm tã bằng dầu dừa 

Dầu dừa có các đặc tính tự nhiên rất tốt cho da bao gồm khả năng dưỡng ẩm, trẻ hóa làn da đồng thời đẩy lùi quá trình lão hóa. Một trong những ưu điểm của dầu dừa chính là khả năng chữa lành vết hăm tã.

Dầu dừa là phương pháp tương đối hiệu quả giúp điều trị hăm tã cho bé một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, tác động của dầu dừa thường nhẹ nên có thể không đủ mạnh để cải thiện tình trạng phát ban ở trẻ. 

Nếu bạn không thấy tình trạng cải thiện trong vòng 24 giờ, bạn hãy thử các sản phẩm chống hăm tã khác có gốc dầu khoáng hoặc kẽm oxit.

– Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Bột yến mạch là phương pháp lâu đời được sử dụng cho các bệnh về da và tóc ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. 

Một nghiên cứu y tế năm 2014 cho thấy các loại kem dưỡng da có thành phần bột yến mạch giúp giữ ẩm cho da tốt hơn so với các sản phẩm chăm sóc da không có bột yến mạch. Nghiên cứu lâm sàng khác năm 2020 cho thấy, việc thêm bột yến mạch vào điều trị chăm sóc da giúp làm dịu các triệu chứng bệnh chàm tay nghiêm trọng ở người lớn. 

Mách mẹ cách điều trị rôm sảy, hăm tã tại nhà

Theo các nhà nghiên cứu, bột yến mạch giúp giảm các triệu chứng bệnh lý về da theo hai cách:

  • Sửa chữa hàng rào bảo vệ da: Điều này giúp lành da, giữ da ẩm và không bị khô quá nhanh. 
  • Chứa chất chống viêm và làm dịu da: có thể giúp làm giảm mẩn đỏ, ngứa, kích ứng và căng da.

Làn da bé thường nhạy cảm, cần được chăm sóc một cách tốt nhất và an toàn nhất. Bạn có thể tìm mua loại yến mạch trồng theo phương pháp hữu cơ. Bạn có thể thử thêm bột yến mạch dạng keo vào nước tắm của trẻ để giúp cải thiện tình trạng da khô, hăm tã, chàm nhẹ và các bệnh về da khác.

Việc tắm bằng bột yến mạch là phương pháp hỗ trợ điều trị, có thể giúp giảm bớt triệu chứng. Nếu trẻ bị bệnh về da nghiêm trọng, bạn cần lưu ý hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi tắm bằng bột yến mạch.

2. Điều trị rôm sảy tại nhà

Bạn có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà khi bé bị rôm sảy bao gồm: 

– Trị rôm sảy bằng nha đam

Gel nha đam cũng có tác dụng giảm phát ban do nhiệt. Nếu có cây nha đam ở nhà, bạn có thể tự lấy gel từ lá. Nếu nha đam được mua từ bên ngoài, bạn hãy sử dụng gel nha đam hữu cơ không có chất bảo quản hay hóa chất. Bạn có thể thoa gel này để làm dịu vết mẩn ngứa trên mặt cũng như các bộ phận khác của trẻ.

Tuy nhiên, khi sử dụng gel nha đam cho trẻ, các mẹ nên thận trọng một chút vì da của bé còn khá non nớt và dễ bị kích ứng hoặc viêm da nếu không được sử dụng đúng cách.

– Trị rôm sảy bằng bột nở (Baking Soda)

Baking soda có đặc tính tẩy da chết nhẹ, chống vi khuẩn và chống viêm giúp điều trị, ngăn ngừa mụn trứng cá và các vết phát ban trên da. Bạn có thể pha baking soda vào nước, nhúng khăn vào dung dịch và lau vùng da bị rôm sảy. Điều này sẽ giúp làm dịu các triệu chứng đáng kể.

Cách trị rôm sảy bằng bột Baking soda đem lại hiệu quả ít hay nhiều còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Về bản chất, baking soda sẽ làm tăng độ pH của da bé. Điều này có thể làm khô da, gây kích ứng da hoặc một số tác dụng phụ khác.

Mách mẹ cách điều trị rôm sảy, hăm tã tại nhà

– Trị rôm sảy bằng bột gỗ đàn hương

Gỗ đàn hương có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, là chất tẩy da chết nhẹ và có những tinh dầu thiết yếu giúp nuôi dưỡng, giữ ẩm cho da, giúp làm mát da của bé và giảm ngứa ngáy. Tạo hỗn hợp sệt từ lượng nước hoa hồng và bột gỗ đàn hương bằng nhau. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bé đang bị phát ban để giảm các triệu chứng.

Bột gỗ đàn hương tương đối an toàn cho da. Tuy nhiên, các mẹ nên kiểm tra trước xem bé có bị dị ứng với bột gỗ đàn hương không trước khi sử dụng nhé!

– Trị rôm sảy bằng bột yến mạch

Yến mạch giúp hút dầu thừa trên da và có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm. Yến mạch chứa saponin là chất làm sạch da tự nhiên. Bạn có thể thêm bột yến mạch vào bồn nước và tắm cho bé. Nước sẽ chuyển sang màu trắng sữa khi bạn thêm bột yến mạch vào. 

Bạn cần lưu ý đảm bảo sử dụng bột yến mạch hữu cơ và không sử dụng bột yến mạch có chất bảo quản. Tắm trong 15 – 20 phút và lau khô cho bé.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các phương pháp cải thiện triệu chứng khó chịu của rôm sảy khác như:

  • Dùng đá viên: Bọc vài viên đá lạnh vào vải và ấn nhẹ nhàng lên các nốt mẩn ngứa. Không ấn quá lâu.
  • Lá vông nem: Nghiền lá vông nem thành hỗn hợp nhuyễn và bôi lên vùng bị ảnh hưởng. Để khô và rửa sạch bằng nước lạnh.
  • Dưa chuột: Cắt dưa chuột thành nhiều lát và đắp lên da bé. Bạn cũng có thể nghiền dưa chuột và thoa hỗn hợp lên các vết mẩn ngứa.
Mách mẹ cách điều trị rôm sảy, hăm tã tại nhà
Bạn hãy ưu tiên sử dụng sản phẩm chăm sóc da cho trẻ từ thiên nhiên

Bạn có thể mua các sản phẩm dưỡng da cho bé giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng rôm sảy, hăm tã. Để chọn lựa sản phẩm chăm sóc da an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý các đặc tính bao gồm: 

  • Có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên
  • Không cồn, không paraben, không propylene glycol
  • Dạng dùng nhanh thẩm thấu vào da, không gây nhờn rít

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Xịt rôm sảy Shema Baby cho bé và những điều cần biết trước khi sử dụng

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp mẹ nắm bắt được nhiều thông tin hơn về các phương pháp điều trị rôm sảy, hăm tã tại nhà. Bạn hãy lưu ý, các phương pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch điều trị các bệnh lý về da cho trẻ nhé!

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính