Liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường, liệu bạn đã biết?

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính khó có thể điều trị dứt điểm nên người bệnh thường phải chấp nhận “sống chung” với nó. Vì vậy, việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Gần đây, một phương pháp có tên gọi “Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho đái tháo đường phù hợp văn hóa địa phương” đã mở ra cơ hội mới trong việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân đái tháo đường.

“Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho đái tháo đường phù hợp văn hóa địa phương” hẳn vẫn là một điều mới mẻ đối với nhiều người. Vậy đây là phương pháp như thế nào và những lợi ích mà nó mang lại trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường là gì? Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho đái tháo đường phù hợp với văn hóa địa phương là gì?

Bên cạnh thuốc điều trị, các hướng dẫn thực hành lâm sàng (CPG) đã được sử dụng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt trong đời sống xã hội, sinh hoạt và văn hóa giữa các bệnh nhân trên phạm vi toàn cầu nên nếu chỉ sử dụng một hướng dẫn thực hành lâm sàng chung thì rất dễ gây ra các sai khác trong kết quả trị liệu. Do đó, “Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho đái tháo đường phù hợp với văn hóa địa phương” đã ra đời nhằm giải quyết những ảnh hưởng từ sự khác biệt cá thể lên quá trình điều trị của người bệnh.

“Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho đái tháo đường phù hợp với văn hóa địa phương” hay còn được gọi là tDNA, là một công cụ lâm sàng được thiết kế để tối ưu hóa việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường trong phạm vi toàn cầu dựa trên các đặc điểm về địa lý và văn hóa dân tộc của từng địa phương. Công cụ này giúp củng cố thêm các khuyến nghị dinh dưỡng từ Hiệp hội Các nhà nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).

Mục đích của tDNA là gì?

“Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho đái tháo đường phù hợp với văn hóa địa phương” được xây dựng với các mục đích sau:

  • Tăng cường nhận thức về lợi ích của liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị cho các bệnh nhân đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.
  • Khuyến khích xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với các yếu tố di truyền, lối sống, thực phẩm và văn hóa của từng vùng và từng cá thể.
  • Tăng cường áp dụng các hướng dẫn thực hành lâm sàng trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.
  • Đơn giản hóa các liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường nhằm giúp bệnh nhân dễ dàng áp dụng và tuân thủ hơn.

Phương pháp tDNA được xây dựng như thế nào?

Các phương pháp và quy trình sử dụng để phát triển mẫu tDNA được các tổ chức y tế công nhận rộng rãi như một công nghệ tiên tiến và được áp dụng nghiêm ngặt trong suốt quá trình nghiên cứu.

Liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường, liệu bạn đã biết?

Các chuyên gia đái tháo đường và dinh dưỡng từ nhiều nước khác nhau trên thế giới đã tiến hành thảo luận về các bằng chứng lâm sàng cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố trong việc xây dựng mẫu tDNA. Các yếu tố này có thể được kể đến như:

  • Giá trị tương đối của các chỉ số (trọng lượng cơ thể, tỷ số vòng eo so với vòng mông, chỉ số đường huyết lúc đói và nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa (HbA1c)).
  • Các bệnh đi kèm như biến cố tim mạch, béo phì, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng như thức ăn, chế độ ăn, việc bổ sung calo bằng các sản phẩm thay thế có công thức dành riêng cho người bệnh đái tháo đường.
  • Các yếu tố địa phương có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn, việc lựa chọn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cũng được cân nhắc. Ví dụ như, thức ăn nhanh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, tuy nhiên thành phần của chúng có thể khác nhau. Tương tự, thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường ở những vị trí địa lý và vùng khí hậu khác nhau cũng có thể có những khác biệt.

Những thông tin này sau đó được mã hóa bằng cách sử dụng các chữ cái (A, B, C, D) để tạo thành một thuật toán, qua đó phản ánh mức độ nặng nhẹ của các khuyến nghị.

Sau khi đã đưa ra một mẫu tDNA chung, các chuyên gia bắt đầu quá trình điều chỉnh mẫu chung này sao cho phù hợp với điều kiện địa lý và văn hóa nơi mình sinh sống.

Các bước áp dụng tDNA cho bệnh nhân đái tháo đường

Yếu tố văn hóa địa phương cần được cân nhắc trong việc lựa chọn các loại thực phẩm nhằm tuân thủ khuyến nghị về dinh dưỡng chung của AACE và ADA. Thông qua việc sử dụng tDNA, các chuyên gia có thể cá nhân hóa việc áp dụng những liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường.

Việc áp dụng tDNA cho bệnh nhân đái tháo đường gồm các bước:

Bước 1: Thu thập các yếu tố liên quan đến văn hóa địa phương của từng bệnh nhân

Các bác sĩ sẽ thu thập thông tin về những yếu tố liên quan đến văn hóa địa phương như vị trí địa lý nơi bệnh nhân cư trú và phân loại dân tộc của họ. Các yếu tố này sẽ được sử dụng để điều chỉnh những thuật toán cho từng quần thể bệnh nhân riêng biệt.

Bước 2: Thu thập và sắp xếp lại các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân

Các yếu tố này bao gồm chế độ ăn uống của gia đình, ít vận động thể chất, nhân trắc học bất thường, chỉ số microalbumin niệu cao bất thường, uống nhiều rượu bia, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh đi kèm khác như tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Sau khi đã thu thập hết các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân sẽ được chia vào 1 trong 2 nhóm: nhiều nguy cơ và ít nguy cơ. Nếu bệnh nhân vừa mắc đái tháo đường type 2 hoặc tiền đái tháo đường vừa mắc các bệnh đi kèm khác thì bác sĩ có thể phải áp dụng nhiều biện pháp can thiệp hơn và ở mức độ cao hơn những bệnh nhân khác. Các yếu tố cá thể như khả năng tuân thủ, tác dụng phụ khi dùng thuốc và thói quen ăn uống cũng được cân nhắc khi lựa chọn biện pháp điều trị cho những bệnh nhân này.

Bước 3: Đưa ra các khuyến nghị chung

Sau khi đã sắp xếp người bệnh vào các nhóm, bác sĩ sẽ dựa trên những hướng dẫn và bằng chứng thực hành lâm sàng hiện tại để tư vấn cho họ về các hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp. Những khuyến nghị này sẽ được điều chỉnh thêm trong các trường hợp:

1. Bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì:

Trong liệu trình điều trị của các bệnh nhân này cần bổ sung thêm các hoạt động thể chất, chế độ giảm cân, liệu pháp dinh dưỡng kết hợp sử dụng các sản phẩm cung cấp năng lượng với công thức dành riêng cho người bệnh đái tháo đường hoặc cân nhắc đến việc phẫu thuật giảm cân.

Người bị đái tháo đường có kèm thừa cân hoặc béo phì nên tuân thủ các hướng dẫn này và cố gắng giảm từ 5 − 10% cân nặng bằng cách giảm lượng calo dung nạp hoặc tăng lượng calo tiêu hao hàng ngày (từ 250 −1.000cal). Bệnh nhân béo phì cấp độ 3 nên giảm 15% trọng lượng cơ thể.

Bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân sống năng động hơn. Hoạt động thể chất và tập thể dục có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì sức khỏe cũng như kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị đái tháo đường.

Sản phẩm với công thức dành riêng cho người bị đái tháo đường có thể được sử dụng để bổ sung hoặc thay thế cho các chất cung cấp calo thông thường. Maltodextrin biến đổi, fructose, chất xơ, protein từ đậu nành, chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa là những sản phẩm thường gặp thuộc nhóm này. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh về khả năng cải thiện chỉ số đường huyết và giảm biến chứng đái tháo đường của các sản phẩm này.

Đối với các bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể thấp (chẳng hạn như người già), việc bổ sung calo đóng vai trò quan trọng giúp họ tăng cân, cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh. Với các bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể bình thường hoặc cao, sử dụng các sản phẩm cung cấp calo thay thế có thể giúp bệnh nhân giảm cân, kiểm soát tốt khả năng trao đổi chất và phòng tránh thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong quá trình hạn chế calo. Việc tăng thêm hoặc giảm bớt số lần sử dụng những sản phẩm này cần được cân nhắc dựa trên các đánh giá lâm sàng cũng như việc thay đổi chế độ ăn để đáp ứng các mục tiêu cá nhân của bệnh nhân.

2. Bệnh nhân có kèm béo phì:

Bác sĩ có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật giảm cân đối với các bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 kèm với béo phì trong trường hợp:

  • Bệnh nhân không đáp ứng với những can thiệp liên quan đến lối sống cũng như y khoa.
  • Đáp ứng được những tiêu chí liên quan đến cấu trúc cơ thể, các bệnh đi kèm hoặc nguy cơ khi phẫu thuật
  • Cam kết lâu dài trong việc thay đổi lối sống và đánh giá theo dõi.

3. Bệnh nhân có kèm cao huyết áp:

Người bị đái tháo đường type 2 hoặc tiền đái tháo đường có kèm tăng huyết áp cần phải quản lý nghiêm ngặt hơn về chế độ ăn. Lượng natri tiêu thụ cần được giới hạn ở mức dưới 1,5g/1 ngày. Một số loại thực phẩm như trái cây và rau quả tươi cũng nên được đưa vào chế độ ăn của bệnh nhân để phòng tránh việc tăng huyết áp.

4. Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu:

Người bệnh có bất thường về lipid phải chú ý hơn đến lượng chất béo tiêu thụ dựa trên tiền sử rối loạn lipid máu của mình. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và sterol thực vật có thể mang lại lợi ích cho họ. Việc giảm lượng đường và thức uống có cồn rất quan trọng với người bị tăng triglycerid trong máu.

Bước 4: Đánh giá theo dõi cho tất cả các bệnh nhân

Liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường, liệu bạn đã biết?

Việc đánh giá theo dõi nên được diễn ra trong khoảng thời gian thích hợp tùy thuộc vào các nhu cầu cụ thể. Những đánh giá này cần cân nhắc cả đến lịch sử kiểm tra thể chất (nhân trắc học, huyết áp), nồng độ các chất trong máu (glucose, HbA1c, lipid, chức năng thận và men gan) và nồng độ microalbumin trong nước tiểu.

  • Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt: Duy trì chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và liệu pháp dinh dưỡng đã áp dụng.
  • Nếu bệnh nhân không đạt được kết quả mong muốn: Điều chỉnh chế độ ăn, hoạt động thể chất và các liệu pháp dinh dưỡng liên quan.

Lợi ích của tDNA trong việc điều trị đái tháo đường

Thực phẩm và cách chế biến đồ ăn có ảnh hưởng đến tình trạng chỉ số đường huyết và nguy cơ gây biến chứng của bệnh đái tháo đường. Liệu pháp dinh dưỡng rất quan trọng và nên được áp dụng như một phần thiết yếu trong việc kiểm soát bệnh ở những người mắc đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.

Trong một nghiên cứu áp dụng tDNA ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị thừa cân và béo phì tại Malaysia cho thấy: tDNA mang lại nhiều lợi ích có ý nghĩa trong việc giảm cân và kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân này.

Sau 6 tháng điều trị, các bệnh nhân giảm trung bình 5,8 kg so với trọng lượng ban đầu, giảm 3% chỉ số khối cơ thể và giảm đáng kể lượng mỡ cũng như chu vi vòng eo. Những thay đổi về cân nặng và nồng độ các chất có liên quan đến việc giảm nồng độ A1c (0.8%) và FPG (−5%) ở nhóm bệnh nhân áp dụng tDNA. Ngoài ra, huyết áp tâm thu của những bệnh nhân này cũng giảm trung bình 9.0 mmHg.

Vì vậy, việc áp dụng tDNA giúp thu được nhiều kết quả trong việc kiểm soát cân nặng và chỉ số đường huyết ở những người bị tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.

Theo đó, bạn có thể kết hợp sử dụng sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường vào chế độ ăn uống cân đối như một phần của kế hoạch quản lý bệnh. Một nghiên cứu lâm sàng vào năm 2017 cho thấy việc can thiệp lối sống trong 6 tháng, có sử dụng 1 – 2 khẩu phần sản phẩm sữa chuyên biệt giúp làm giảm 1,1% HbA1c so với ban đầu và mức giảm này được duy trì thấp hơn 0,5% so với mức ban đầu khi bệnh nhân được theo dõi tiếp trong 6 tháng sau khi điều trị.

Khi chọn sữa, bạn nên ưu tiên sản phẩm có hệ bột đường giải phóng chậm có thành phần là isomaltulose. Đây là một loại đường có nguồn gốc từ củ cải đường, cung cấp năng lượng như các loại đường khác nhưng quá trình thủy phân và hấp thụ loại đường này ở ruột non diễn ra chậm hơn 4 – 5 lần so với đường sucrose. Điều này giúp đường huyết tăng chậm, thấp và kéo dài rất hữu ích cho người đái tháo đường.

Dù các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân là gì, việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường là đặc biệt cần thiết. “Nguyên tắc thực hiện dinh dưỡng chuyên biệt cho đái tháo đường phù hợp với văn hóa địa phương” được xây dựng giúp việc điều chỉnh này phù hợp hơn với từng cá thể bệnh nhân riêng biệt. Nếu đang phải sống cùng đái tháo đường, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các hoạt động thể chất cũng như những loại thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Việc tập thể dục kết hợp sử dụng các sản phẩm cung cấp calo thay thế có công thức dành riêng cho người bệnh đái tháo đường có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn.

[mc4wp_form id=”290304”]

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe