Liệu bạn đã hiểu về bệnh cường giáp dưới lâm sàng?

Như ta đã biết, cường giáp là một bệnh lý nội tiết phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cường giáp dưới lâm sàng là một tín hiệu báo hiệu cho tình trạng cường giáp. Cường giáp dưới lâm sàng là một bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Đôi khi nó hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng của bệnh cường giáp ở mức độ nhẹ. Nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Vậy cường giáp dưới lâm sàng là gì? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin cơ bản về bệnh cường giáp dưới lâm sàng. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Đây là hiện tượng cường giáp sớm với biểu hiện nhẹ. Cường giáp dưới lâm sàng thể hiện sự rối loạn hormone tại tuyến yên (một cơ quan kích thích tuyến giáp tiết ra hormone).

Tuyến giáp có chức năng tiết ra hai loại hormone là: Thyroxin (T4) và Triiodothyroxin (T3). Hormone T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hoà bởi hormone TSH của tuyến yên. Khi nồng độ hormone T4 và T3 của tuyến giáp thấp. Tuyến yên sẽ tiết ra nhiều hormone TSH để kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormone hơn. Ngược lại, nếu tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone T4 và T3 thì nó sẽ giảm sản xuất TSH.

Xem thêm: Bạn đã biết gì về Hormone tuyến giáp chưa?

Các giá trị bình thường của T3, T4, TSH là:

  • T3: 0,202 – 0,443 ng/dl.
  • T4: 0,932 – 1,71 ng/dl.
  • TSH: 0,4 – 4,94 mcroIU/ml.

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tiết ra nhiều hormone T3 và T4. Làm cho giá trị T3 và T4 tăng trên ngưỡng bình thường, còn hormone TSH có thể tăng hoặc không tăng. Còn bệnh cường giáp dưới lâm sàng xảy ra trong trường hợp khi giá trị hormone T3 và T4 trong giới hạn bình thường nhưng giá trị hormone TSH lại giảm so với giá trị bình thường.

Dựa vào chỉ số TSH người ta chia cường giáp dưới lâm sàng thành hai cấp độ:

  • Cấp độ I (nhẹ): nồng độ TSH nằm trong khoảng 0,1 – 0,4.
  • Cấp độ II (nặng): nồng độ TSH nhỏ hơn 0,1.
Liệu bạn đã hiểu về bệnh cường giáp dưới lâm sàng?
Sơ đồ tác động của hormone tuyến yên lên tuyến giáp

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các nghiên cứu cho thấy căn nguyên của bệnh này là do sự suy yếu và rối loạn hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch được xem như là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus… Trong bệnh lý cường giáp dưới lâm sàng, hệ miễn dịch bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng đến tuyến yên làm cho tuyến yên sai lầm rằng hormone T3 và T4 quá nhiều khiến cho tuyến yên giảm sản xuất TSH.

Các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng cường giáp dưới lâm sàng như: bệnh Basedow mức độ nhẹ, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp… Cường giáp dưới lâm sàng là một rối loạn không nên chủ quan. Tuy nó không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi sát.

Xem thêm: Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không và câu trả lời của bác sĩ

Triệu chứng của bệnh cường giáp dưới lâm sàng

Cũng như bệnh cường giáp. Cường giáp dưới lâm sàng cũng có các triệu chứng tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn hoặc có trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng gì đặc biệt.

  • Người bệnh sợ nóng: Bệnh nhân thường sợ thời tiết nóng nực và nhiệt độ cao. Đôi khi với thời tiết mà cơ thể ta cảm thấy thoải mái bình thường. Người mắc cường giáp dưới lâm sàng lại cảm thấy khó chịu, nóng nực, mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh: Thường lớn hơn 100 lần/phút. Hoặc có thể loạn nhịp tim, đánh trống ngực khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
  • Run tay: Bệnh nhân mất kiểm soát, tay run với biên độ nhỏ và tình trạng này tăng lên khi bệnh nhân tập trung làm việc hay xúc động.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu bạn không có kế hoạch giảm cân, thậm chí ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn bị sụt cân thì đó chính là biểu hiện bệnh. Đặc biệt có một số trường hợp sụt cân một cách nghiêm trọng chỉ trong vòng vài tháng.
  • Rối loạn tiêu hoá: Bệnh lý làm tăng nhu động ruột khiến bệnh nhân có thể bị tiêu chảy.
  • Stress: Người bệnh thường dễ bị căng thẳng, lo lắng, khó chịu… có thể nổi nóng không rõ nguyên nhân.
  • Khó ngủ: Ban đêm khó đi vào giấc ngủ nhưng sáng lại thức sớm hơn bình thường.
  • Kém vận động: Bệnh lý khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu sức…
  • Ra mồ hôi nhiều hơn: Bệnh nhân có thể đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi không vận động gì cả.
Liệu bạn đã hiểu về bệnh cường giáp dưới lâm sàng?
Những triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp dưới lâm sàng

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu về các chỉ số T3, T4, TSH. Ngoài ra bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu. Rất hiếm trường hợp có triệu chứng điển hình nêu trên.

Xem thêm: 10 chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn cần biết

Liệu bạn đã hiểu về bệnh cường giáp dưới lâm sàng?
Chẩn đoán bệnh qua chỉ số hormone TSH trong xét nghiệm máu

Tóm lại, cường giáp dưới lâm sàng là một bệnh lý hiếm gặp. Tuy chúng ít gây nguy hiểm, nhưng nó có thể diễn tiến đến bệnh cường giáp bất cứ lúc nào. Chính vì thế, ta không nên xem thường căn bệnh này. Hi vọng bài viết trên của Bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh cường giáp dưới lâm sàng. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe