Hội chứng thận hư: Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Trong hội chứng thận hư, cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu do sự phá hủy các cụm mạch máu nhỏ trong thận. Nếu không được điều trị hợp lí, hội chứng này có thể  dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hội chứng thận hư như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Chẩn đoán hội chứng thận hư như thế nào?

1.1 Hỏi bệnh sử

Để chẩn đoán hội chứng thận hư, điều đầu tiên bác sĩ luôn làm là hỏi quá trình bệnh sử của bạn. Bạn sẽ được yêu cầu trả lời những câu hỏi về:

  • Những triệu chứng của bạn
  • Bất kì loại thuốc nào đang sử dụng: thuốc kháng viêm non-steroid
  • Một vấn đề sức khỏe nào đó: nhiễm trùng, viêm gan virus B C, lupus, ung thư, đái tháo đường, thai kì

Triệu chứng mà bạn thường đến khám đó chính là phù. Phù thường xuất hiện ở mặt, mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân, hoặc có thể vùng bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể trải qua những triệu chứng tiểu ít, nước tiểu nhiều bọt, khó thở do tình trạng phù, mệt mỏi.

Hội chứng thận hư: Phương pháp chẩn đoán và điều trị

>> Xem thêm bài viết về những điều cần biết về hội chứng thận hư để chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

1.2 Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ cũng sẽ thực hiện những thăm khám lâm sàng, có thể bao gồm:

  • Đo huyết áp, cân nặng
  • Khám tim mạch
  • Đánh giá tính chất phù

1.3 Xét nghiệm

Một số xét nghiệm được sử dụng để giúp chẩn đoán hội chứng thận hư. Bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu

Bạn sẽ được yêu cầu lấy một mẫu nước tiểu sạch. Sau đó mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định lượng protein trong nước tiểu. 

>> Màu sắc tiết lộ những sự thật gì về nước tiểu? Tìm hiểu ngay!

Hội chứng thận hư: Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán hội chứng thận hư

  • Xét nghiệm máu

Trong xét nghiệm này, một mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Những thông số cần thiết cần phân tích bao gồm những thông số về chức năng thận tổng thể, nồng độ albumin trong máu và mức cholesterol và triglyceride.

Đồng thời, một số thông số cần thiết để gợi ý chẩn đoán nguyên nhân của hội chứng thận hư. Ví dụ: các kháng thể trong viêm gan virus B, C, kháng thể kháng nhân ANA trong bệnh Lupus ban đỏ…

  • Siêu âm

Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để ghi lại hình ảnh của thận để đánh giá cấu trúc thận. Ví dụ như những hình ảnh về thận đa nang, nang thận, khối u, sỏi thận, kích thước thận.

  • Sinh thiết thận

Sinh thiết thận rất cần thiết để chẩn đoán, điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có chỉ định sinh thiết thận. Khi sinh thiết, một cây kim được luồn qua da và vào thận. Mô thận được thu thập và từ đây, các bác sĩ sẽ có những thông tin chi tiết về tình trạng thận của bạn.

Hội chứng thận hư: Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Sinh thiết thận dưới hình ảnh siêu âm

2. Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?

Hội chứng thận hư bản chất là một bệnh mạn tính, diễn biến đột ngột theo từng đợt. Tuy nhiên, thận hư bản chất là bệnh thường tái phát, do đó phải theo dõi điều trị lâu dài trong nhiều năm. Bệnh nhân nên tuân thủ theo chế độ điều trị đã vạch ra.

Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, kéo dài thời gian lui bệnh, làm chậm quá trình tổn thương thận.

3. Điều trị hội chứng thận hư

Điều trị hội chứng thận hư bao gồm điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào có thể gây ra hội chứng thận hư của bạn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Vì chúng giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng hoặc điều trị các biến chứng của hội chứng thận hư.

3.1 Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc hạ huyết áp

Những thuốc này có thể giúp giảm huyết áp và giảm lượng protein bị mất trong nước tiểu. Những loại thuốc này bao gồm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.

Các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) bao gồm lisinopril, benazepril, captopril và enalapril.

Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có thể là losartan và valsartan. Các loại thuốc khác, như thuốc ức chế renin, cũng có thể được sử dụng.

  • Thuốc thuốc lợi tiểu

Đây là loại thuốc có tác dụng làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận. Làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn cũng như nước ở các khoảng gian bào. Vì vậy, thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm triệu chứng phù.

Thuốc lợi tiểu thường bao gồm furosemide, spironolactone, thiazide.

Hội chứng thận hư: Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Thuốc lợi tiểu là một trong những điều trị chính trong hội chứng thận hư

  • Statin

Thuốc statin có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu. Statin thường dùng bao gồm atorvastatin, rosuvastatin.

  • Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu bao gồm heparin, warfarin (Coumadin, Jantoven), dabigatran (Pradaxa), apixaban (Eliquis) và Rivaroxaban (Xarelto).

  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch

Các loại thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như corticosteroid. Những thuốc này có thể làm giảm tình trạng viêm kèm theo một số tình trạng có thể gây ra hội chứng thận hư. Thuốc bao gồm rituximab (Rituxan), cyclosporine và cyclophosphamide.

  • Thuốc kháng sinh

Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

  • Các thuốc khác

Bao gồm: Vitamin D2, canxi, các yếu tố vi lượng… nhằm hạn chế tác dụng phụ của corticoid và hậu quả do protein niệu.

3.2 Thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt tại nhà

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn có thể mang lại nhiều lợi ích cho hội chứng thận hư. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng, người có thể khuyên bạn nên làm như sau:

  • Bù đạm cho cơ thể và bù đủ số mất đi trong nước tiểu hàng ngày. Tuy nhiên không được quá nhiều vì quá tải protein sẽ dẫn đến xơ hóa cầu thận và chóng suy thận. Bạn nên chọn nguồn protein nạc. Protein từ thực vật rất hữu ích trong bệnh thận.
  • Giảm lượng chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống của bạn để giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu.
  • Ăn chế độ ăn ít muối để giúp kiểm soát triệu chứng phù
  • Giảm nhập lượng chất lỏng trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Hạn chế vận động nặng
Hội chứng thận hư: Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Chế độ ăn ít muối và giảm cholesterol tốt cho người bị hội chứng thận hư

4. Hội chứng thận hư ở người lớn và trẻ em có gì khác biệt?

4.1 Hội chứng thận hư ở trẻ em

Cả hội chứng thận hư nguyên phát và thứ phát đều có thể xảy ra ở trẻ em. Trong đó, hội chứng thận hư nguyên phát là loại phổ biến nhất ở trẻ em.

Một số trẻ có thể có thể bị hội chứng thận hư bẩm sinh, xảy ra trong 3 tháng đầu đời. Điều này có thể được gây ra bởi một khiếm khuyết di truyền hoặc nhiễm trùng ngay sau khi sinh. Trẻ em với tình trạng này cuối cùng có thể cần ghép thận.

Ở trẻ em, hội chứng thận hư thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Sốt, mệt mỏi, khó chịu và các dấu hiệu nhiễm trùng khác
  • Ăn mất ngon
  • Máu trong nước tiểu
  • Tiêu chảy
  • Huyết áp cao

Trẻ mắc hội chứng thận hư thường bị nhiễm trùng nhiều hơn bình thường. Điều này là do các protein bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm trùng đã bị mất trong nước tiểu. Trẻ cũng có thể có cholesterol trong máu cao.

4.2 Hội chứng thận hư ở người lớn

Như ở trẻ em, hội chứng thận hư ở người lớn có thể có nguyên phát và thứ phát. Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận hư là xơ chai cầu thận khu trú từng vùng.

Tình trạng này được liên kết với một tiên lượng kém hơn. Lượng protein có trong nước tiểu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tiên lượng ở những người này. Khoảng một nửa số người mắc xơ chai cầu thận khu trú từng vùng và hội chứng thận hư tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối trong 5 đến 10 năm.

Tuy nhiên, nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư cũng đóng một vai trò quan trọng ở người lớn. Nó đã ước tính rằng hơn 50 % các trường hợp hội chứng thận hư ở người lớn có nguyên nhân thứ phát. Ví dụ: bệnh tiểu đường hoặc lupus

5. Tiên lượng hội chứng thận hư

Thật vậy, tiên lượng của hội chứng thận hư có thể rất khác nhau. Bởi vì, nó phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Một số bệnh gây ra hội chứng thận hư sẽ tự khỏi hoặc khi được điều trị. Một khi căn nguyên đã được điều trị, hội chứng thận hư sẽ được cải thiện.

Hội chứng thận hư: Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Chạy thận nhân tạo

Tuy nhiên, một sô tình trạng khác cuối cùng có thể dẫn đến suy thận, ngay cả khi đã được điều trị. Khi điều này xảy ra, lọc máu và có thể ghép thận sẽ được yêu cầu.

Nếu bạn có các triệu chứng gây lo lắng hoặc bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc hội chứng thận hư, hãy hẹn gặp bác sĩ để thảo luận về sức khỏe của bạn.

>> Xem thêm: Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc

Tóm lại, hội chứng thận hư là hội chứng gây tổn thương cầu thận khiến cho protein xuất hiện trong nước tiểu. Việc chẩn đoán cần sự phối hợp lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Điều trị hội chứng thận hư cần có sự kết hợp giữa phác đồ điều trị đúng và sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế được sự thăm khám và điều trị của bác sĩ. Vì vậy, nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ hội chứng thận hư, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường