Hội chứng kháng phospholipid: Kẻ gây sẩy thai và huyết khối

Hội chứng kháng phospholipid, hay gọi một cách đầy đủ hơn là hội chứng kháng thể kháng phospholipid, là một bệnh lý tự miễn. Có thể chúng ta nghe thấy có vẻ lạ lẫm, nhưng “anh chàng” này là thủ phạm gây ra nhiều tình trạng tiêu cực cho người bệnh. Bạn đã biết gì về Hội chứng kháng phospholipid này, hãy theo dõi bài viết này để hiểu hơn về nó nhé.

1. Hội chứng kháng phospholipid là bệnh lý gì?

Đây là một bệnh lý xảy ra khi cơ thể xuất hiện những kháng thể tự miễn, chống lại chính cơ thể.

Vốn dĩ các kháng thể thông thường được sinh ra để chống lại các tác nhân gây bệnh và tế bào lạ xâm nhập cơ thể. Nhưng trong trường hợp này, các kháng thể sinh ra lại tấn công chính người bệnh. Cụ thể hơn là chúng phản ứng lên màng phospholipid hoặc protein trên màng phospholipid của tiểu cầu. Dẫn đến kích hoạt tiểu cầu, hệ thống đông máu và cuối cùng là tạo cục máu đông trong cơ thể.

Hội chứng kháng phospholipid: Kẻ gây sẩy thai và huyết khối

Hệ quả là các cục máu đông này sẽ tắc mạch và gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau.

Hội chứng kháng phospholipid: Kẻ gây sẩy thai và huyết khối
Hội chứng kháng phospholipid là một bệnh lý tự miễn do các kháng thể bất thường trong cơ thể.

2. Tại sao lại bị bệnh?

Nguyên nhân mắc hội chứng kháng phospholipid chưa thật sự được biết rõ ràng. Một số các nghiên cứu đã được tiến hành nhưng tất cả kết quả thu được thì chỉ nằm ở mức độ là giả thuyết.

Cách giải thích chung là các kháng thể tự miễn này có thể xuất trên những người nhạy cảm. Đặc biệt như với tác nhân nhiễm trùng, bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp tự miễn,…. Các yếu tố khác được cho rằng có khả năng thúc đẩy bệnh nặng hơn bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Bất động kéo dài,
  • Mang thai và thời kỳ sau sinh (hậu sản).
  • Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống
  • Liệu pháp thay thế hormone
  • Bệnh lý ác tính
  • Hội chứng thận hư
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu.

Các yếu tố trên đóng vai trò như một “giọt nước tràn ly” và thúc đẩy tình trạng huyết khối nặng nề hơn. Một số loại thuốc cũng đang được nghi ngờ là nguyên nhân làm cho tình huống này làm tăng khả năng xuất hiện.

3. Ai là người dễ bị mắc bệnh? 

Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, nhưng nổi bật nhất ở các đối tượng sau: 

  • Giới tính nữ. 
  • Trong độ tuổi sinh sản (Thường là từ 20 đến 50 tuổi)
  • Mắc các bệnh lý tự miễn khác

4. Hội chứng kháng phospholipid có nguy hiểm không? 

Mức độ của bệnh sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Trong tình huống huyết khối (cục máu đông) không ảnh hưởng đáng kể đến sự tưới máu và chức năng của cơ quan, người bệnh có thể kiểm soát được bệnh bằng thuốc uống và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

Tuy nhiên, sẽ đáng lo ngại hơn trong các tình huống các cục máu đông này ảnh hưởng các cơ quan trọng yếu. Nằm ở vị trí hiểm hóc như mạch máu não, tim, thận, phổi,… Bệnh có khả năng đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. 

Trong một tình huống gọi là “Hội chứng kháng phospholid thảm kịch”. Các cục huyết khối này sẽ nằm lan toả khắp nơi, gây tổn thương hàng loạt các cơ quan. Chức năng của hệ thống này sẽ bị chặn đứng và gây nhiều hệ luỵ nặng nề. Trong bối cảnh này, khả năng tử vong có thể lên đến 50%.

5. Người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng như thế nào? 

Đặc điểm chung của hội chứng kháng Phospholipid là xuất hiện huyết khối. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh sẽ khác biệt tuỳ vào vị trí của cục máu đông đó và cơ quan bị ảnh hưởng. Có thể là huyết khối tĩnh mạch, huyết khối độc mạch hoặc trên mạch máu nhỏ. Trên thống kê của cơ quan y tế ở Hoa Kỳ, nhìn chung huyết khối trong bệnh cảnh này liên quan đáng lưu ý nhất bao gồm:

  • Đột quỵ, tai biến mạch máu não (nhồi máu não)
  • Nhồi máu cơ tim
  • Sẩy thai, sẩy thai tái diễn không rõ nguyên nhân

5.1 Triệu chứng tổn thương thần kinh

Hệ thần kinh cụ thể là não có thể bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân. Bao gồm cục huyết khối làm tắc mạch máu nuôi não, hoặc kháng thể trong bệnh cảnh Hội chứng kháng phospholipid gây trực tiếp tổn thương tế bào não. Người bệnh sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng: 

  • Đột quỵ: Triệu chứng yếu liệt một hoặc cả hai bên, nhìn mờ, nói khó,… 
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua.
  • Thay đổi trạng thái tâm thần kinh.
  • Sa sút trí tuệ
  • Động kinh
  • Viêm tuỷ

5.2 Triệu chứng tim mạch

Nổi bật là các triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp tính. Với biểu hiện cần lưu ý là đau ngực không giảm, kéo dài có thể lan lên cổ, vai trái. Tình huống này cần phải can thiệp càng sớm càng tốt để cứu sống người bệnh. 

Vốn dĩ nhồi máu cơ tim hay xuất hiện ở đối tượng người lớn tuổi. Có kèm các yếu tố nguy cơ tim mạch như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, ít vận động,… Nếu được chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở một bệnh nhân nữ, trẻ tuổi thì cần phải nghi ngờ có yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối. Một trong những tình huống không thể loại trừ đó chính là Hội chứng kháng Phospholipid.

5.3 Biểu hiện thai kỳ

Đây là một trong vấn đề quan trọng nhất trong hội chứng kháng phospholipid. . Biểu hiện biến cố thai kỳ của bệnh bao gồm: 

  • Sẩy thai tái diễn nhiều lần với thai kỳ dưới 10 tuần tuổi

Một phụ nữ sẩy thai không rõ nguyên nhân, lặp lại từ 3 lần trở đi là đối tượng cần kiểm tra khả năng có mắc Hội chứng kháng phospholipid hay không. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, các thai sẩy này trước đó trên siêu âm hoặc thăm khám phải hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân sẩy thai sớm cũng rất thường gặp khi mẹ có rối loạn nội tiết, bất thường nhiễm sắc thể,… Đặc biệt là phụ nữ có tuổi từ 35 trở lên. 

  • Sẩy thai không rõ nguyên nhân với thai kỳ từ 10 tuần tuổi

Chỉ cần một lần sẩy thai không rõ nguyên nhân ở thai kỳ từ 10 tuần tuổi trở lên thì cũng là một tình huống cần kiểm tra hội chứng kháng phospholipid. Tương tự thai cũng phải được xác định là bình thường bằng siêu âm hay thăm khám trước đó. 

  • Sinh non với thai chưa đủ 34 tuần tuổi

Các thai kỳ này phải được xác nhận là bình thường về hình thái trước đó. Có thể nằm trong bệnh cảnh của Hội chứng kháng phospholipd khi sản phụ có ít nhất một lần sinh non khi thai chưa đủ 34 tuần, do bởi các nguyên nhân sau: tiền sản giật nặng hoặc sản giật, bất thường trên khảo sát thai: siêu âm doppler, thiếu ối, non stress test, thai nhẹ cân,…

Hội chứng kháng phospholipid: Kẻ gây sẩy thai và huyết khối
Sẩy thai, sanh non là một trong những biến cố quan trọng nhất

5.4. Các triệu chứng ở da

Ở các bệnh nhân có hội chứng kháng Phospholipid, có thể biểu hiện các hình ảnh bất thường trên da. Có thể các dấu hiệu của bệnh lý nền là Lupus như hồng ban cánh bướm, hồng ban đĩa,… Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu chỉ điểm khác nằm riêng trong chính bản thân của hội chứng kháng Phospholipid như các mảng xanh tím dạng dưới.

Hội chứng kháng phospholipid: Kẻ gây sẩy thai và huyết khối
Xanh tím dạng lưới trong bệnh Hội chứng kháng Phospholipid

5.5 Các biểu hiện triệu chứng khác

Ngoài các đặc điểm gây huyết khối và tắc mạch vành nuôi cấu trúc tim. Do là một bệnh lý tự miễn, hội chứng kháng Phospholipid cũng có thể gây các bệnh lý van tim tương tự như thấp khớp hay bệnh lý cùng bản chất khác. Viêm nội tâm mạc và các biến chứng nặng nề khác tại tim mạch cũng được ghi nhận.

Tổn thương tại Phổi cũng có thể gặp, bao gồm nhồi máu phổi, xuất huyết phế nang và quan trọng là thuyên tắc Phổi. 

Ảnh hưởng đến chức năng thận cũng là đặc điểm cần lưu ý. Nhất là khi bệnh nhân có Lupus kèm theo, một bệnh rất thường gây tổn thương thận dẫn đến suy thận mạn tính, tổn thương thận cấp tính,… 

Ngoài ra, Hội chứng kháng phospholipid còn có thể gây tổn thương chức năng nhiều cấu trúc, cơ quan khác như: 

  • Tuyến thượng thận
  • Tiêu hoá
  • Mắt
  • Xương

6. Điều trị bệnh lý này như thế nào? 

6.1. Điều trị chung

Điều trị bệnh không hề dễ dàng và đòi hỏi cần sự phối hợp của chuyên khoa sâu. Thậm chí là nhiều chuyên khoa khác nhau: Sản phụ khoa, Thận, Huyết Học, Thần Kinh,… Tuỳ vào sự ảnh hưởng tại cơ quan đó. 

Khi bệnh nhân có những tai biến do huyết khối ví dụ như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Xử trí trong các tình huống này không khác biệt gì so với các đối tượng khác. Do đó, quan trọng nhất vẫn là cấp cứu kịp thời. 

Một khi bệnh nhân đã có tiền sử mắc huyết khối và có những biến chứng đáng kể trên. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống đông máu để dự phòng khả năng tái diễn biến cố tương tự. Tuy nhiên, lựa chọn thuốc kháng đông sẽ tuỳ thuộc vào đặc tính riêng biệt và mức độ bệnh của bệnh nhân. 

6.2. Điều trị có liên quan đến thai kỳ

Chiến lược để kiểm soát biến cố thai kỳ cũng đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ phụ thuộc vào tai biến trước đó sản phụ mắc phải, tình trạng mắc huyết khối ở vị trí khác và kết quả xác định trên xét nghiệm. Thuốc kháng đông, kháng tiểu cầu có thể được bổ sung. Điều này rất quan trọng, có thể sản phụ phải uống thuốc dự phòng trong khoảng thời gian rất dài, thậm chí là suốt đời trừ khi có biến cố khác.

7. Làm cách nào để phòng và đạt hiệu quả điều trị cao nhất bệnh lý này? 

Thực tế thì việc điều trị và kiểm soát Hội chứng kháng Phospholipd khá phức tạp. Việc này nên được tư vấn là hướng dẫn cụ thể cuả bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên nghiêm túc thực hiện các vấn đề sau để đạt hiệu quả điều trị cao nhất: 

  • Tuân thủ tuyệt đối điều trị là yếu tố quan trọng nhất. Việc dự phòng và kiểm soát huyết khối cần nghiêm ngặt và điều chỉnh liên tục. Do đó cần sự phối hợp của người bệnh và bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng các thuốc nếu không được bác sĩ cho phép.
  • Kiểm soát bệnh lý tự miễn, bệnh lý nền, bệnh lý tự miễn khác. Sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện bệnh. 
  • Giảm thiểu các nguy cơ huyết khối khác như giảm cân, bỏ thuốc lá, chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh.
Hội chứng kháng phospholipid: Kẻ gây sẩy thai và huyết khối
Bỏ thuốc lá là biện pháp quan trọng để giảm thiểu nguy cơ huyết khối

Hội chứng kháng phospholipid là một bệnh lý phức tạp. Bệnh có thể biểu hiện triệu chứng với nhiều đặc điểm riêng biệt. Nổi bật và đáng quan tâm nhất là đột quỵ, nhồi máu cơ tim và sẩy thai, sinh non. Tình trạng gây nên huyết khối bởi bệnh lý này đòi hỏi phải can thiệp và dự phòng để giúp cải thiện sức khoẻ và đời sống của người bệnh. Điều quan trọng nhất trong công tác điều trị là tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé.

Bác sĩ Đinh Gia Khánh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính