Hẹp bao quy đầu và những điều bạn cần biết

Hẹp bao quy đầu là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, đặc biệt là trẻ em. Dấu hiệu hẹp bao quy đầu có thể là tiểu rát hoặc bộ phận sinh dục bị sưng đỏ. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này qua bài viết sau đây.

Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là bao quy đầu trên đầu dương vật không thể tuột ra khỏi quy đầu dễ dàng. 

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là một tình trạng bình thường, trừ khi nó gây ra một số triệu chứng cho trẻ thì mới được xem là bệnh lý. Tuy nhiên, ở trẻ lớn hơn, bệnh lí này có thể dẫn đến hậu quả gây ra sẹo xơ. Khả năng tuột lên được của da quy đầu tăng theo lứa tuổi. Chỉ có 50% ở trẻ có da quy đầu tuột lên được trước 1 tuổi, nhưng đến 92% ở trẻ trước 7 tuổi.

Hầu hết các bé trai mắc bệnh hẹp bao quy đầu là do quy đầu của trẻ vẫn còn dính vào dương vật. Trong khoảng 2 đến 6 năm đầu tiên của trẻ, đây là điều hoàn toàn bình thường. Khi trẻ khoảng 2 tuổi, bao quy đầu sẽ bắt đầu tuột ra một cách tự nhiên khỏi quy đầu. Bao quy đầu của một số bé trai có thể cần nhiều thời gian hơn để tuột ra bình thường. Trong quá trình tuột bao quy đầu, phụ huynh không nên dùng lực quá mạnh để tránh gây đau và làm tổn thương bao quy đầu của trẻ.

Tình trạng này ở người lớn xảy ra khi bị gặp chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nguyên nhân hẹp bao quy đầu trong trường hợp này là do kéo bao quy đầu trở lại với lực quá mạnh lúc vệ sinh. Lực mạnh có thể làm rách da và tạo ra một vết sẹo khiến bao quy đầu bị hẹp hơn. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể từ dương vật hoặc đường tiết niệu gây sưng đỏ, đau rát.

Triệu chứng liên quan đến hẹp bao quy đầu

Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Trong lúc vệ sinh, trẻ không thể tuột bao quy đầu.  
  • Bao quy đầu đau và sưng đỏ, da có thể xuất hiện tình trạng căng bóng. Nhiều trường hợp bao quy đầu sẽ có màu tím vì bị nghẹt do máu không lưu thông. 
  • Trẻ gặp vấn đề liên quan đến việc tiểu tiện như tiểu nhiều lần, thấy đau buốt khi tiểu, khó tiểu…

Cách chẩn đoán hẹp bao quy đầu

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và lịch sử bệnh lý của trẻ, sau đó tiến hành kiểm tra bao quy đầu. Thông thường, trẻ không cần làm thêm bất cứ xét nghiệm nào khác. 

Một số trường hợp trẻ cố gắng tuột bao quy đầu lên nhưng quên kéo xuống trong quá trình vệ sinh có thể gây nghẹt bao quy đầu. Ngoài ra, nghẹt bao quy đầu còn bắt nguồn từ việc trẻ bị viêm bao quy đầu trước đó. 

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ sinh lý là lỗ mở lành lặn, trơn láng và không sẹo. Tuy nhiên, bệnh lý hẹp bao quy đầu có những triệu chứng: xuất hiện vòng xơ màu trắng, co rút xung quanh lỗ mở.

Các phương pháp điều trị

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?” luôn là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi có con gặp phải tình trạng này. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng này nhờ vào việc vệ sinh sạch sẽ, sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một vài trường hợp cần có sự can thiệp của phẫu thuật để điều trị.

Việc điều trị bệnh lý này còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm: 

Vệ sinh, nong bao quy đầu mỗi ngày

Nước tiểu đọng lại lâu dưới bao quy đầu có thể gây kích ứng. Vì vậy, bạn nên tuột bao quy đầu ra để rửa cho trẻ. Đồng thời dạy trẻ tuột bao quy đầu một cách nhẹ nhàng khi vệ sinh hằng ngày. Việc rửa bao quy đầu cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước sạch và xà phòng nhẹ. Bạn cũng có thể cho quy đầu của trẻ ngâm trong nước ấm 5-10 phút; mục tiêu là để giảm đau nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu

Mặc dù việc vệ sinh thường xuyên rất quan trọng nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Bạn chỉ cần rửa bao quy đầu của trẻ mỗi lần một ngày bằng nước ấm. Nếu bạn sử dụng xà phòng, hãy chọn loại xà phòng an toàn cho da của trẻ. 

Nếu bao quy đầu không được vệ sinh kỹ sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chất dơ được tích tụ dưới bao quy đầu trong một thời gian dài sẽ cản trở việc tuột bao quy đầu. Khi đó, bao quy đầu có nguy cơ trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Hẹp bao quy đầu và những điều bạn cần biết
Hướng dẫn trẻ tự vệ sinh bao quy đầu mỗi lần tắm

Thuốc

Nếu bao quy đầu của trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, cần phải điều trị với kháng sinh. Bạn có thể dùng thuốc Steroid thoa tại vùng da quy đầu của trẻ. Đây là một loại kem giúp làm mềm bao quy đầu hỗ trợ việc tuột lên và kéo xuống. Thuốc được thoa lên quy đầu sau khi rửa sạch với nước.

Nong bao quy đầu

Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, việc nong bao quy đầu sẽ cần sự hỗ trợ của bác sĩ. Trong quá trình nong, các bác sĩ có thể xịt thuốc tê vào quy đầu để giúp trẻ giảm đau. Việc nong bao quy đầu sẽ giúp bảo tồn bao quy đầu và cần được thực hiện mỗi ngày. 

Hẹp bao quy đầu và những điều bạn cần biết
Nong bao quy đầu mỗi ngày cho trẻ

Phẫu thuật

Cắt (một phần hoặc toàn bộ) bao quy đầu có thể được thực hiện nếu các phương pháp điều trị khác không thành công. Tuy nhiên, phương pháp này phải được bác sĩ chỉ định sau khi đã thăm khám. Những vấn đề trẻ thường gặp sau khi thực hiện phẫu thuật: chảy máu, nhiễm trùng. 

Phẫu thuật thường chỉ được đề xuất là phương án cuối cùng. Nếu bao quy đầu của trẻ bị xơ hóa, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Trong trường hợp nghiêm trọng là nghẹt bao quy đầu, việc thiếu lưu lượng máu đến dương vật có thể gây chết mô (hoại tử). Khi đó, cần phải phẫu thuật cấp cứu cho trẻ ngay lập tức.

Sau khi cắt bao quy đầu, vùng quy đầu sẽ mất đi lớp áo bảo vệ nên dễ bị tổn thương. Do đó, ngoài theo dõi những dấu hiệu sưng đỏ hay chảy máu dương vật, bạn vẫn phải vệ sinh mỗi ngày cho trẻ. Những tổn thương sau phẫu thuật nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ có thể mất cảm giác ở vùng này.

Kết luận

Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể phát hiện tình trạng hẹp bao quy đầu trong lúc tắm cho trẻ. Đa số trường hợp hẹp bao quy đầu là do sinh lí. Việc vệ sinh và nong bao quy đầu được xem là phương pháp điều trị chính bệnh lý hẹp bao quy đầu. Để tránh gây ra những biến chứng về sau; bạn nên dắt trẻ đến khám để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Huyết áp 140/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không và khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp là một trong các chỉ số sức khỏe được nhiều người quan tâm. Tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp là tùy người, tùy từng độ tuổi và có
Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn