Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hẹp bao quy đầu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Trong bài viết sau, ThS.BS Trần Quốc Phong chủ yếu đề cập đến tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị dưới đây.

Hẹp bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu là cấu trúc phủ và dính vào quy đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể kéo về phía sau hoàn toàn khỏi đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu thường gặp ở những trẻ trai chưa cắt bao quy đầu. Thông thường, hiện tượng này sẽ  không còn là vấn đề khi trẻ lớn hơn 3 tuổi.1

Các trẻ trai có thể không cần điều trị chứng hẹp bao quy đầu trừ khi nó làm cho việc đi tiểu khó khăn hoặc gây ra các triệu chứng khác. Khi các trẻ này lớn, việc điều trị có thể được thực hiện.1

Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Phân biệt tình trạng hẹp bao quy đầu

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ do sinh lý

Đây là tình trạng bao quy đầu bị bó chặt ngay từ khi mới sinh. Tình trạng này thường tự hết khi trẻ 6 hoặc 7 tuổi.1

Hẹp bao quy đầu do bệnh lý

Hẹp bao quy đầu bệnh lý là tình trạng hẹp do sẹo xơ ở bao quy đầu. Tình trạng seo xơ này có thể do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra. Tuy nhiên, ở trẻ em các tình trạng viêm nhiễm này hiếm xảy ra hơn so với người lớn. Đối với người lớn, hoạt động quan hệ tình dục, việc vệ sinh không đúng cách bao quy đầu có thể dẫn đến nguyên nhân bệnh lý này.1

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu

Các triệu chứng, dấu hiệu ở mỗi trẻ có thể là khác nhau. Các triệu chứng phổ biến trẻ có thể gặp là:

  • Không thể thụt hoàn toàn bao quy đầu vào tuổi lên 3. Ở một số trẻ trai, quá trình này có thể lâu hơn.
  • Đau khi đi tiểu khiến trẻ khóc, sợ tiểu.
  • Sưng đầu dương vật.

Các triệu chứng của hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể không đặc hiệu và gần giống các tình trạng sức khỏe khác. Chạ mẹ nên đưa con bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.2

Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Chẩn đoán hẹp bao quy đầu ở trẻ

Chẩn đoán tình trạng hẹp bao quy đầu thường dựa vào lâm sàng, dấu hiệu hẹp bao quy đầu như đã đề cập ở trên. Các yếu tố giúp củng cố thêm chẩn đoán như:

  • Không thể lộn bao da quy đầu, miệng bao quy đầu nhỏ.
  • Bao quy đầu sưng phồng khi đi tiểu. Tiểu tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa.
  • Khó quan sát được lỗ niệu đạo ngoài.

Xem thêm: Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hẹp. Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể bao gồm:2

  • Bôi kem steroid lên bao quy đầu tối đa 3 lần một ngày trong vòng 1 tháng. Điều này là để nới lỏng da.
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần da quy đầu (cắt bao quy đầu) đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên mà da quy đầu vẫn phồng lên khi đi tiểu.

Phẫu thuật cắt bao quy đầu

Phẫu thuật cắt bao quy đầu hay còn gọi là nong bao quy đầu. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bao quy đầu để nới lỏng nó. Tuy nhiên, cắt bao quy đầu có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Các bác sĩ sẽ chỉ định nếu các phương pháp khác không đem lại hiệu quả.1

Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Phẫu thuật bao quy đầu là cắt bỏ da bao phủ đầu dương vật

Kem bôi

Sử dụng kem bôi steroid có thể điều trị hầu hết các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Các loại kem này thường là steroid có tác dụng làm mềm.  Nhiều loại sẽ chứa hydrocortisone steroid. Cha mẹ nên thường xuyên thoa vào bao quy đầu hàng ngày cho trong vòng 2 tháng.1

Vệ sinh dương vật

Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh dương vật thật tốt để hỗ trợ quá trình điều trị.

  • Rửa nhẹ dương vật hàng ngày bằng nước ấm.
  • Lau khô dương vật. Lau khô bao quy đầu sau khi cho trẻ rửa và đi tiểu.
  • Tránh sử dụng hóa chất lên vùng dương vật. Không sử dụng các sản phẩm có bột talc hoặc chất khử mùi trên dương vật.1

Xem thêm: Có bao nhiêu cách chữa hẹp bao quy đầu?

Phòng ngừa hẹp bao quy đầu

Theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự tuột ra được khi trẻ khoảng 1 tuổi. Và hầu hết sẽ bình thường khi trẻ 4 tuổi. Một số ít trường hợp có thể xảy ra muộn hơn đến khi trẻ dậy thì. Người chăm sóc trẻ cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Làm sạch bao quy đầu

Cha mẹ nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra xa khỏi đầu dương vật. Sau đó rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng xà phòng và nước ấm. Cuối cùng kéo bao quy đầu trở lại dương vật. Cần hướng dẫn trẻ vệ sinh bao quy đầu đúng cách khi trẻ tự vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cố gắng lộn mạnh bao quy đầu của trẻ. Vì làm như vậy có thể gây tổn thương, chảy máu, tạo sẹo xơ và dễ dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý sau này.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần được thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã. Vì điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Trang phục thoải mái

Cha mẹ nên chọn cho trẻ những trang phục thoải mái, thoáng mát. Đặc biệt là đối với những trẻ đã mặc đồ lót. Cần chọn trang phục đồ lót thoải mái, khô, loại vải tự nhiên như cotton để tránh tình trạng chật, khó thoát mồ hôi.

Trên đây là bài viết về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu được nguyên nhân, cách phòng ngừa và một số cách điều trị tình trạng này. Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường ở quy đầu dương vật, cha mẹ không nên tự ý cố kéo tụt vì có thể để lại di chứng sau này cho trẻ. Tốt nhất, cha mẹ hãy đưa con đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính