Gãy xương bàn tay và những điều cần biết

Gãy xương bàn tay có thể là vết nứt hoặc gãy một hay nhiều xương bàn tay của bạn. Chấn thương này có thể được gây ra bởi cú va chạm trực tiếp hoặc do té ngã. Bạn có thể có nguy cơ bị gãy bàn tay cao hơn nếu bạn tham gia các môn thể thao tiếp xúc như bóng chuyền hoặc tình trạng giảm chất lượng xương như loãng xương.

1. Triệu chứng gãy xương bàn tay

Gãy xương bàn tay có thể được gây ra bởi một va chạm trực tiếp. Tai nạn xe, chấn thương trong lúc chơi thể thao cũng có thể khiến xương tay bị gãy và gây ra một số triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội và tăng khi nắm hoặc hoặc di chuyển bàn tay
  • Sưng tấy
  • Bàn tay yếu hơn bình thường
  • Bầm tím
  • Biến dạng rõ ràng
  • Cứng hoặc không thể di chuyển ngón tay
  • Tê ở tay hoặc các ngón

2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã bị gãy xương bàn tay, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt nếu bạn bị tê, sưng hoặc khó cử động ngón tay. Chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể gây khó khăn cho việc chữa lành vết thương. Ngoài ra, có thể làm giảm biên độ chuyển động và sức cầm nắm bàn tay.

Gãy xương bàn tay và những điều cần biết

3. Các biến chứng có thể gặp

  • Luôn cảm thấy bàn tay đau, cứng. Cứng hoặc đau ở khu vực bị ảnh hưởng thường biến mất sau khi bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp phải cứng hoặc đau vĩnh viễn. Hãy kiên nhẫn với các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng bàn tay. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, bạn nên tiếp tục trao đổi với bác sĩ để có những hướng điều trị phù hợp.
  • Viêm xương khớp. Gãy xương có thể mở rộng vào khớp và gây viêm khớp nhiều năm sau đó. Nếu bàn tay của bạn bắt đầu đau hoặc sưng sau khi gãy khá lâu, hãy đến gặp bác sĩ.
  • Tổn thương thần kinh hoặc mạch máu. Chấn thương ở bàn tay có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu lân cận.

4. Có thể phòng ngừa gãy xương hay không?

Không thể ngăn chặn những sự kiện không lường trước gây ra gãy tay như chấn thương, tai nạn.

Tuy nhiên bạn có thể giữ cho xương được khỏe mạnh bằng cách:

  • Ăn một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ canxi và vitamin D
  • Tập thể dục nhiều, chẳng hạn như đi bộ nhanh
  • Không hút thuốc lá
  • Ngăn ngừa té ngã

Để ngăn ngừa thương tích phổ biến này, bạn nên:

  • Mang giày hợp lý
  • Loại bỏ những thứ bạn có thể vấp phải trong nhà của bạn
  • Thắp sáng không gian sống
  • Kiểm tra tầm nhìn trước khi di chuyển
  • Lắp đặt tay vịn trên cầu thang
  • Tránh các bề mặt trơn trượt

5. Chẩn đoán gãy xương bàn tay

Chẩn đoán gãy bàn tay thường bao gồm:

  • Những thông tin từ bệnh sử
  • Khám bàn tay
  • Chụp Xquang xương bàn tay

Gãy xương bàn tay và những điều cần biết

6. Các phương pháp điều trị 

Nếu các đầu xương gãy không thẳng hàng, có thể tạo thành những khoảng trống hoặc các mảnh gãy chồng lên nhau. Khi đó, cần thực hiện nắn lại đúng vị trí các đầu xương gãy. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng của bạn, bạn có thể cần gây tê cục bộ hoặc gây mê trước khi thực hiện thủ thuật này.

Bất động bàn tay

Hạn chế chuyển động của xương gãy trong tay là rất quan trọng để chữa bệnh đúng cách. Để làm điều này, bạn cần nẹp hoặc bó bột. Sau đó, nên giữ bàn tay của bạn trên mức tim càng nhiều càng tốt để giảm sưng và đau.

Gãy xương bàn tay và những điều cần biết
Bất động bằng bó bột trong gãy bàn tay

Thuốc

Có thể sử dụng thuốc để giảm đau. Tùy mức độ đau mà bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc giảm đau khác nhau.

Nếu bạn bị gãy xương hở, bạn có thể sẽ được tiêm kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Phục hồi

Sau khi bỏ bó bột hoặc nẹp, bạn có thể sẽ cần các bài tập phục hồi chức năng hoặc vật lý trị liệu để giảm độ cứng và phục hồi chuyển động trong tay. Phục hồi chức năng có thể giúp cải thiện, nhưng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn để chữa lành hoàn toàn.

Phẫu thuật

Bạn có thể cần phẫu thuật trong một số trường hợp:

  • Gãy xương hở (tình trạng ổ gãy thông với môi trường bên ngoài)
  • Gãy xương có các đầu xương hay mảnh xương gãy di lệch quá nhiều, không thể nắn lại được
  • Những mảnh xương gãy lỏng lẻo có khả năng di chuyển vào ổ khớp
  • Tổn thương dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh
  • Gãy xương phạm vào ổ khớp

Ngay cả sau khi giảm và bất động với bó bột hoặc nẹp, xương của bạn vẫn có thể bị dịch chuyển. Vì vậy, bác sĩ có thể theo dõi tiến trình lành xương của bạn bằng Xquang xương bàn tay. Nếu xương của bạn di chuyển, đôi khi bạn cần phải phẫu thuật.

Điều quan trọng là phải điều trị gãy xương bàn tay càng sớm càng tốt. Mặt khác, xương có thể không liền lại đúng như ban đầu. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn. Điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đau và cứng khớp. Nếu có bất kì dấu hiệu nào của gãy xương bàn tay, bạn cần đi khám và làm các xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính