Cùng NT BacGiang đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé!
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không sẽ còn phụ thuộc vào kích thước, vị trí và khả năng di căn của khối u. Ung thư tuyến giáp có thể bắt đầu từ một khối u ác tính và nhanh chóng lây lan sang những vùng lân cận như cổ, thậm chí là đi theo dòng máu và đến xương, gan, phổi,…
Bệnh gây ra các triệu chứng như sưng đau cổ họng, khó khăn khi ăn uống, bị khàn giọng hay mất giọng, xuất hiện hạch hay u cục ở cổ. Nếu không điều trị ung thư tuyến giáp kịp thời, khối u sẽ di căn và trở nên nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Nếu may mắn phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu, đặc biệt là khi khối u chưa di căn và sức khỏe bệnh nhân còn tốt thì khả năng điều trị dứt điểm là hoàn toàn có thể. Sau đây là một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định:
1/ Phẫu thuật
Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, các lựa chọn phẫu thuật sẽ bao gồm:
- Cắt thùy tuyến giáp: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần tuyến giáp có chứa tế bào ung thư, có thể là thùy trái hoặc thùy phải. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ, chưa lan rộng và di căn ra xa.
- Cắt toàn bộ tuyến giáp: Phẫu thuật này sẽ giúp loại bỏ nhiều phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải bổ sung hormone tuyến giáp qua đường uống hoặc tiêm.
- Loại bỏ hạch bạch huyết: Nếu khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết gần cổ thì phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp được lựa chọn sẽ là phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư trên tuyến giáp hoặc các vùng lân cận như cổ.
Các biến chứng sau khi phẫu thuật tuyến giáp bao gồm: khàn giọng tạm thời, mất giọng vĩnh viễn, tổn thương tuyến cận giáp, nồng độ canxi trong cơ thể thấp, gây chảy máu hoặc nhiễm trùng vết mổ,…
2/ Liệu pháp hormone tuyến giáp
Sau khi phẫu thuật tuyến giáp, cơ thể sẽ không còn khả năng tạo ra hormone tuyến giáp tự nhiên. Vì vậy, bệnh nhân sẽ cần sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày để duy trì quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời làm giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi áp dụng phương pháp điều trị này là khiến bệnh nhân mắc cường giáp với biểu hiện sút cân nhanh, nhịp tim nhanh, đau tức ngực, tiêu chảy,… hay suy giáp làm người bệnh mệt mỏi, tăng cân, da niêm mạc khô,…
Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023