Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

Dị ứng ánh sáng mặt trời hay còn có tên gọi khác là nhạy cảm ánh sáng mặt trời. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với ánh sáng mặt trời. Dị ứng ánh sáng mặt trời chỉ xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng này có thể bị kích hoạt bởi thuốc hoặc tiếp xúc da với 1 số chất gây dị ứng. Một số ít trường hợp là do di truyền. Những trường hợp dị ứng nhẹ có thể tự hồi phục mà không cần điều trị gì.

Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

1/ Dị ứng ánh sáng mặt trời gồm các loại nào?

Có 4 loại dị ứng ánh sáng mặt trời, bao gồm:

  • Sẩn ngứa do ánh nắng (Actinic prurigo)

Đây là thể dị ứng ánh sáng mặt trời do di truyền. Các triệu chứng thường nặng hơn các dạng khác. Ở trẻ em, triệu chứng có thể lành tính hơn. Thể dị ứng này gặp ở tất cả các chủng tộc nhưng thường gặp nhất ở người Mỹ bản địa.

Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?
  • Phản ứng dị ứng ánh sáng (Photoallergic reaction)

Thể này xảy ra khi các chất bôi lên da phản ứng với ánh sáng. Các chất này có thể là thuốc, kem chống nắng, mỹ phẩm và nước hoa. Triệu chứng có thể xảy ra sau 2-3 ngày sau khi bôi lên da.

  • Phát ban đa dạng do ánh sáng (Polymorphic light eruption – PMLE)

Đây là thể dị ứng ánh sáng mặt trời thường gặp nhất. Ở Mỹ, khoảng 10-15% dân số bị ảnh hưởng. Thể này gặp ở nữ nhiều hơn nam và thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên. PMLE thường biểu hiện phát ban gây ngứa, đỏ và có thể xuất hiện dưới dạng bóng nước. Triệu chứng thường xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

  • Nổi mề đay do ánh sáng mặt trời (Solar urticaria)

Thể dị ứng này hiếm gặp và có tình trạng nổi mề đay. Mề đay có thể xuất hiện chỉ sau vài phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nó ảnh hưởng chủ yếu phụ nữ trẻ. Triệu chứng xuất hiện từ nhẹ cho đến nặng và nặng nề nhất có thể vào sốc phản vệ (tình trạng dị ứng đe dọa tính mạng).

>> Nếu con bạn xuất hiện từng mảng da đỏ, nổi gồ lên trên bề mặt da, kèm theo ngứa có thể khiến trẻ khó chịu, đau đớn. Phát ban có thể bởi nhiều nguyên nhân. Hoặc liên quan đến phản ứng dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm. Cả hai bệnh chàm và nổi mề đay đều liên quan đến dị ứng. Chúng được xem là những bệnh làm phát ban phổ biến nhất. Cùng YouMed xem thêm về bệnh tại đây nhé. 

2/ Các triệu chứng của dị ứng ánh sáng mặt trời

2.1 Sẩn ngứa do ánh nắng

Thường biểu hiện các nốt nhỏ trên da, bề mặt cứng, rất ngứa.

Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

2.2  Phản ứng dị ứng ánh sáng và phát ban đa dạng do ánh sáng

Phát ban ngứa, nóng và bóng nước là các biểu hiện thường gặp. Phát ban thường thấy trong vòng 2 giờ sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

2.3 Nổi mề đay do ánh sáng mặt trời

Mề đay xuất hiện chỉ sau vài phút tiếp xúc ánh sáng. Cảm giác nóng rát và châm chích có thể xuất hiện đầu tiên. Ban mờ dần từ vài ngày đến vài tuần. Trong vài trường hợp, vùng da nổi ban có thể sậm màu hơn sau khi ban mờ dần.

3/ Các vị trí nào trên cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Dị ứng ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến bất kì vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, các bộ phận không được che chắn kĩ dễ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như tay, chân, bàn tay, và vùng sau cổ thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Trong các trường hợp dị ứng nặng, ngay cả các vị trí được che chắn bảo vệ kĩ vẫn có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những vùng bình thường tiếp xúc với ánh sáng như mặt và mu bàn tay lại ít bị.

4/ Dị ứng ánh sáng mặt trời do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân chính xác thì chưa được biết rõ. Một vài thể dị ứng có thể do di truyền.

Một số loại thước có thể gây nhạy cảm da như:

  • Kháng sinh
  • Kháng histamine
  • Thuốc hóa trị
  • Thuốc tim mạch
  • Các loại thuốc dành cho người tiểu đường
  • Thuốc lợi tiểu

5/ Các yếu tố nguy cơ dễ bị dị ứng ánh sáng mặt trời

  • Chủng tộc. Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, một vài thể dị ứng  thường hay gặp ở người da sáng.
  • Tiếp xúc với 1 số chất dễ gây dị ứng. Một số triệu chứng dị ứng xảy ra khi da của bạn tiếp xúc với 1 chất nào đó sau đó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các chất thường gây dị ứng bao gồm nước hoa, thuốc tẩy và thậm chí vài loại hóa chất dùng trong kem chống nắng.
  • Thuốc. Một số loại thuốc có thể làm da bạn dễ bị dị ứng nhanh hơn. Các loại thuốc này bao gồm kháng sinh tetracycline và thuốc giảm đau như ketoprofen….
  • Có một vấn đề da khác. Tình trạng viêm da làm tăng nguy cơ bị dị ứng ánh sáng mặt trời.
  • Có người thân bị dị ứng ánh sáng mặt trời. Bạn sẽ dễ bị dị ứng hơn nếu có anh chị em hoặc cha mẹ bị dị ứng ánh sáng mặt trời.

6/ Chẩn đoán dị ứng ánh sáng mặt trời như thế nào?

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chỉ bằng cách nhìn tổn thương trên da. Trong những trường hợp chẩn đoán không rõ, các xét nghiệm sau đây có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán:

  • Test đèn tia cực tím (test ánh sáng). Test này khảo sát phản ứng của da với các bước sóng khác nhau của đèn tia cực tím. Xác định chính xác loại tia cực tím nào gây ra phản ứng dị ứng có thể định hướng loại dị ứng ánh sáng mặt trời mà bạn đang gặp phải.
  • Test áp bì. Trong test này, một miếng dán có chứa các chất gây nhạy cảm dán trực tiếp lên da, thường là ở lưng. Một ngày sau, 1 trong các vùng da sẽ được chiếu đèn tia cực tím. Nếu phản ứng xảy ra chỉ ở vùng da tiếp xúc ánh sáng, chất gây nhạy cảm có thể là nguyên nhân.
  • Xét nghiệm máu và sinh thiết da. Các xét nghiệm này trong đa số trường hợp thường không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ các triệu chứng của bạn do 1 nguyên nhân khác như Lupus gây ra, các xét nghiệm này sẽ có ích trong việc chẩn đoán.

7/ Các phương pháp điều trị

Điều trị phụ thuộc vào thể dị ứng ánh sáng mà bạn đang gặp phải. Đối với các trường hợp nhẹ, chỉ cần tránh tiếp xúc ánh sáng vài ngày đã có thể làm giảm các triệu chứng.

7.1 Thuốc

Các loại kem bôi da có chứa corticoid cho các trường hợp triệu chứng tương đối nhẹ. Trong các trường hợp dị ứng da nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticoid dạng uống (prednisone)

Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

7.2 Liệu pháp ánh sáng

Nếu bạn dị ứng nặng, bác sĩ có thể dùng phương pháp giúp da bạn quen dần với ánh sáng. Trong liệu pháp này, một loại đèn đặc biệt sẽ chiếu tia cực tím lên vùng da của cơ thể bạn thường tiếp xúc với ánh sáng. Liệu pháp này sẽ được thực hiện vài lần trong 1 tuần và kéo dài vài tuần.

8/ Phòng ngừa

  • Tránh mặt trời vào những giờ đỉnh điểm. Che chắn kĩ hoặc ở trong nhà, chỗ có bóng râm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Tránh tiếp xúc quá nhiều ánh sáng một cách đột ngột. Nhiều người có triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng vào mùa xuân hoặc hè.
  • Từ từ tăng dần thời gian bạn ra ngoài trời để tế bào da của bạn có thời gian thích nghi với ánh sáng.
  • Mang kính mát và quần áo che chắn kĩ. Áo tay dài và mũ rộng vành có thể giúp bảo vệ da khỏi ánh sáng. Tránh mặc các loại vải mỏng và thưa vì tia cực tím có thể xuyên qua chúng.
  • Sử dụng kem chống nắng. Dùng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, thoa lại mỗi 2 giờ hoặc ngắn hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều.
  • Tránh các yếu tố kích hoạt dị ứng đã biết. Nếu bạn đã biết những chất gây ra phản ứng da của bạn, hãy tránh tiếp xúc với chúng.
Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?
Sử dụng kem chống nắng để phòng ngừa dị ứng ánh sáng mặt trời

Tóm lại, Dị ứng ánh sáng mặt trời xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với ánh sáng. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc tiếp xúc với các loại thuốc hoặc chất gây dị ứng. Triệu chứng tùy thuộc vào loại dị ứng ánh sáng mặt trời. Các triệu chứng thường gặp gồm phát ban, nóng đỏ, ngứa hoặc nổi mề đay. Phương pháp điều trị gồm tránh ánh sáng mặt trời, thuốc corticoid và liệu pháp ánh sáng. Các trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị mà chỉ cần tránh ánh sáng mặt trời. Hãy áp dụng các cách phòng ngừa của tụi mình để giảm nguy cơ dị ứng ánh sáng mặt trời bạn nhé.

>> Dị ứng là một trong những biểu hiện cực kỳ hay gặp. Mỗi người đều bị nhiều lần trong đời. Tuy rất phổ biến như vậy nhưng rất có nhiều cái nhìn và hiểu biết chưa đầy đủ về nó và có thể đưa đến những hệ quả không tốt. Cùng YouMed tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng phổ biến trên, cũng như là cách phòng ngừa xử lý phù hợp nhất có thể tại đây nhé. 

Bác sĩ Đặng Hoàng Thiên

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường