Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu: Biết để bảo vệ thận!

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì thế mà hầu hết những bệnh nhân suy thận được chẩn đoán bệnh khi thận suy giảm chức năng nghiêm trọng hoặc có một lượng lớn

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì thế mà hầu hết những bệnh nhân suy thận được chẩn đoán bệnh khi thận suy giảm chức năng nghiêm trọng hoặc có một lượng lớn protein trong nước tiểu (đạm niệu). 

Hiểu rõ về một số biểu hiện “chỉ điểm” suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp bạn kiểm soát quá trình suy giảm chức năng thận một cách tốt nhất. 

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu bạn cần chú ý 

Suy thận mãn tính được chia thành 5 giai đoạn dựa trên độ lọc cầu thận ước tính (eGFR). Trong đó từ giai đoạn 1-3 (eGFR trên 30) còn được xem là suy thận giai đoạn đầu.

  • Ở suy thận độ 1, cơ thể chưa có biểu hiện bất thường nào vì thận tổn thương nhưng chưa suy giảm chức năng.
  • Ở suy thận độ 2, chức năng thận bị ảnh hưởng nhẹ, khả năng lọc giảm nên triệu chứng bắt đầu xuất hiện mờ nhạt.
  • Tới suy thận độ 3, bạn có thể có các dấu hiệu suy thận rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, xét về cận lâm sàng có thể phát hiện protein hoặc máu xuất hiện trong nước tiểu.

Dưới đây là một số dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu mà bạn cần chú ý: 

Tăng huyết áp 

Huyết áp cao (tăng huyết áp) chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận. Ngược lại, suy thận làm ứ đọng natri và dịch bên trong cơ thể cũng sẽ làm huyết áp tăng lên.

Tăng huyết áp ở người bệnh thận là khi chỉ số huyết áp trên (tâm thu) trên 130mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp dưới (tâm trương) trên 80mmHg. Tình trạng này thường không gây triệu chứng mà được phát hiện thông qua đo huyết áp. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng cao nguy hiểm sẽ có biểu hiện đau đầu, lú lẫn, nhìn mờ, nhìn đôi, tiểu máu, chảy máu cam. 

Sưng phù tay chân

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu: Biết để bảo vệ thận!

Khi thận bắt đầu suy giảm chức năng sẽ mất dần khả năng lọc máu, dẫn đến giữ muối, nước trong cơ thể. Lượng nước và muối dư thừa đủ nhiều sẽ ứ đọng đến các bộ phận trong cơ thể như mắt cá chân, tay và bọng mắt gây hiện tượng sưng phù. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) cũng là một phần của dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu. UTIs có thể gây ra nhiều triệu chứng như:

  • Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. 
  • Cảm giác nóng rát và đau khi đi tiểu. 
  • Mắc tiểu nhưng tiểu rắt.
  • Đau lưng, đau ở háng hoặc bẹn. 
  • Đau bụng. 
  • Buồn nôn, ói mửa. 
  • Sốt, ớn lạnh. 
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc đục. 
  • Có mủ hoặc máu trong nước tiểu của bạn. 

Các biểu hiện của suy thận trên cận lâm sàng 

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu: Biết để bảo vệ thận!

Một trong những dấu hiệu chỉ điểm suy thận là sự xuất hiện của protein trong nước tiểu (đạm niệu). Ngoài ra, một số người cũng có máu trong nước tiểu khi thận suy giảm chức năng. 

Các dấu hiệu tổn thương ở thận có thể quan sát được trên hình ảnh siêu âm, chụp CT, MRI hoặc sinh thiết thận. 

Bạn có thể xem thêm: 10 dấu hiệu bệnh thận cảnh báo bạn đang gặp nguy hiểm

Điều trị suy thận giai đoạn đầu như thế nào? 

Khi phát hiện những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định sau nhằm mục tiêu chính là làm chậm tiến trình tổn thương thận: 

  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu nếu bạn đang bị tiểu đường. 
  • Giữ cho huyết áp ổn định.
  • Thay đổi thuốc bạn đang sử dụng để ngăn chặn các tác dụng không mong muốn trên thận. 

Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu hoặc bác sĩ điều trị của bạn để đưa ra những lựa chọn an toàn cho thận nhé! Với việc điều trị đúng chỉ định và thay đổi lối sống lành mạnh hơn, nhiều người duy trì được chức năng thận và giữ cho suy thận độ 3 không tiến triển sang giai đoạn 4 và 5.

Cần làm gì để ngăn chặn tổn thương ở thận tiến triển? 

Bạn có thể không cảm nhận bất kỳ dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu nào ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đồng thời cũng không có cách nào giúp đảo ngược suy thận nhưng những thay đổi thói quen tích cực trong giai đoạn này sẽ giúp giảm tải áp lực cho thận, làm chậm tiến trình tiến triển của bệnh. Một số thói quen tốt cho thận mà bạn nên thực hành như: 

  • Xây dựng thực đơn tốt cho thận. Một kế hoạch ăn kiêng dành cho người bệnh suy thận sẽ phù hợp hơn cho bạn trong giai đoạn này. 
  • Bỏ hút thuốc lá. 
  • Tập thể dục thể thao với các bài tập đơn giản như đạp xe, chạy bộ, bơi lội,…mỗi ngày 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần. 
  • Quản lý cân nặng hiệu quả. 

Suy thận mãn tính sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn cho sức khoẻ và cả chi phí điều trị. Chính vì vậy hãy cảnh giác trước các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, để bảo vệ sức khoẻ thận tốt hơn bạn nhé! 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường