Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Đái rắt hay tiểu rắt là một trong những rối loạn thường gặp của hệ tiết niệu. Nó biểu hiện một tình trạng bất thường và cần phải được điều trị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng rất phức tạp. Vậy thì nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tiểu rắt là gì? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Khái niệm về đái rắt

Đái rắt hay tiểu rắt hay đi tiểu thường xuyên có nghĩa là bạn muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nó có thể làm gián đoạn thói quen bình thường của một người. Đồng thời có thể làm gián đoạn giấc ngủ và là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đái rắt

Nhiều người vẫn sống với tình trạng đi tiểu thường xuyên, được y học gọi là tiểu rắt. Khi một người đi tiểu hơn 3 lít nước tiểu mỗi ngày, điều này được gọi là đa niệu. Thông thường, một nguyên nhân đơn giản có thể được phát hiện và được điều trị ngay.

Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Cảm giác muốn đi tiểu có thể xảy ra đột ngột và khiến người bệnh mất kiểm soát bàng quang. Tình trạng này có thể làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, giống như bàng quang của bạn đang chứa rất đầy nước tiểu. Đái rắt cũng được coi là bàng quang hoạt động quá mức. Các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, là bác sĩ chuyên về hệ tiết niệu, coi việc đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong 24 giờ là thường xuyên.

2. Những dữ kiện thực tế về tiểu rắt

Tiểu rắt khác với tiểu không kiểm soát. Hầu hết mọi người đều đi tiểu 6 hoặc 7 lần trong 24 giờ. Đi tiểu thường xuyên hơn mức này có thể được gọi là tiểu rắt, nhưng triệu chứng của mỗi người thường rất khác nhau. Nó là một vấn đề đáng lo ngại nếu nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một người.

Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Mọi giới đều có nguy cơ mắc chứng tiểu rắt

Tần rắt thường có thể được điều trị bằng các bài tập. Nhưng nếu có một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, điều này sẽ cần được chú ý. Nam giới, phụ nữ và trẻ em đều có thể mắc phải triệu chứng này. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn vào những thời điểm nhất định trong cuộc sống của bạn hoặc khi bạn có các tình trạng khác. Bạn có nhiều khả năng đi tiểu thường xuyên hơn nếu bạn:

  • Người trung niên hoặc người lớn tuổi.
  • Có thai.
  • Có sự phì đại tiền liệt tuyến (lành tính hoặc ác tính).

3. Những nguyên nhân của đái rắt

Đi tiểu là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể khác nhau. Một loạt các thay đổi có thể làm cho hệ tiết niệu hoạt động nhiều hơn. Các nguyên nhân dựa trên lối sống bao gồm uống nhiều chất lỏng. Đặc biệt nếu thức uống đó có chứa caffeine hoặc rượu. Vào ban đêm, điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ với nhu cầu đi tiểu. Đi tiểu thường xuyên cũng có thể phát triển thành một thói quen.

Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc niệu quản. Có thể là các vấn đề về bàng quang tiết niệu hoặc một tình trạng bệnh lý khác. Chẳng hạn như đái tháo đường, đái tháo nhạt, mang thai hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt.

3.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân phổ biến gây đái rắt. Điều này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Người ta ước tính rằng 50 đến 60% phụ nữ sẽ trải qua ít nhất một lần nhiễm trùng tiểu trong đời. Một phần ba phụ nữ sẽ trải qua một lần nhiễm trùng tiểu trước 24 tuổi, mức độ nghiêm trọng có thể cần phải dùng kháng sinh.

Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu hơn so với nam giới vì niệu đạo của họ ngắn hơn. Vi khuẩn có ít khoảng cách di chuyển hơn trước khi chúng có thể lây nhiễm qua đường tiết niệu và gây ra các triệu chứng.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp đối với nhiễm trùng tiểu bao gồm:

  • Giữ nước tiểu trong thời gian dài hoặc không làm trống bàng quang hoàn toàn sau khi đi tiểu.
  • Kích ứng và viêm âm đạo.
  • Lau không đúng cách (từ sau ra trước) sau khi đi vệ sinh, sẽ khiến niệu đạo tiếp xúc với vi khuẩn E. Coli.
  • Quan hệ tình dục, có thể đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.
  • Thay đổi cấu trúc của hệ tiết niệu, chẳng hạn như khi mang thai.
  • Các vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

3.2. Bàng quang hoạt động quá mức (bàng quang tăng hoạt)

Bàng quang hoạt động quá mức là một nguyên nhân phổ biến khác gây tiểu rắt. Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 33 triệu người Mỹ có tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Điều này ảnh hưởng đến khoảng 40 phần trăm tất cả phụ nữ ở Hoa Kỳ.

Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bàng quang hoạt động quá mức thường là một tập hợp các triệu chứng có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân là do cơ bàng quang hoạt động quá mức. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đái gấp, hoặc đột ngột muốn đi tiểu, đôi khi dẫn đến rò rỉ nước tiểu.
  • Tiểu đêm hoặc đi tiểu ít nhất hai lần trở lên mỗi đêm.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn, hoặc phải đi ít nhất tám lần trong một ngày.
  • Có một số nguyên nhân dẫn đến bàng quang hoạt động quá mức. Chúng có thể bao gồm:
  • Chấn thương bàng quang.
  • Các tình trạng ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh và mô. Chẳng hạn như đột quỵ hoặc bệnh đa xơ cứng.
  • Thiếu hụt estrogen do mãn kinh.
  • Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm áp lực lên bàng quang.

3.4. Những nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây đái rắt bao gồm:

  • Sự lo âu, lo lắng.
  • Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như chlorothiazide, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
  • Thực phẩm và đồ uống hoạt động như thuốc lợi tiểu. Chẳng hạn như tiêu thụ nhiều nước dừa, nha đam, rễ tranh…
  • Đột quỵ và các tình trạng bệnh lý ở não.
  • Khối u hoặc khối polyp lớn ở vùng chậu.
  • Viêm bàng quang kẽ, một loại viêm của thành bàng quang.
  • Ung thư bàng quang.
  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận.
  • Tình trạng tiểu không tự chủ.
  • Co thắt niệu đạo vô căn.
  • Quá trình xạ trị ở khung chậu để điều trị một bệnh ung thư nào đó.
  • Viêm túi thừa ruột kết, nơi các túi nhỏ, phình ra phát triển trong thành ruột già
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như Chlamydia, trùng roi âm đạo, lậu,…
Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Lo âu có thể gây tiểu nhiều lần

4. Triệu chứng của chứng đái rắt

Một trong những triệu chứng chính của chứng đái rắt là đi tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nếu có các triệu chứng khác, chúng có thể chỉ ra một bệnh lý nào đó có thể nghiêm trọng hơn. Ví dụ, tiểu đêm là nhu cầu đi tiểu vào ban đêm, trong chu kỳ ngủ. Đây có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt.

Các triệu chứng khác có thể cần được chú ý thêm bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có máu, đục hoặc có màu bất thường.
  • Mất dần khả năng kiểm soát bàng quang hoặc tiểu không kiểm soát.
  • Tiểu khó.
  • Tiết dịch từ âm đạo hoặc dương vật.
  • Tăng cảm giác muốn đi tiểu hoặc cảm giác khát nước.
  • Sốt có thể kèm theo ớn lạnh.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau lưng hoặc đau bên hông.
Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đau khi đi tiểu

Nếu có các triệu chứng khác, hoặc nếu số lần tiểu nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đi khám. Ví dụ, đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận.

Nếu không được điều trị, điều này có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn. Ngoài ra, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu, lây nhiễm sang các vùng khác trên cơ thể.

5. Chẩn đoán đái rắt như thế nào?

5.1. Lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tiền sử và khám sức khỏe kỹ lưỡng, hỏi bệnh nhân về tần suất đi tiểu và các triệu chứng khác. Họ có thể hỏi về:

  • Tình trạng đi tiểu thường xuyên.
  • Loại thuốc người bệnh đang sử dụng hiện tại.
  • Số lượng chất lỏng bạn tiêu thụ trong ngày.
  • Bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc, mùi hoặc độ đặc của nước tiểu
  • Tình trạng tiêu thụ caffein, rượu trong thời gian gần đây.

5.2. Cận lâm sàng (xét nghiệm)

Các xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm:

  • Tổng phân tích nước tiểu để xác định bất kỳ bất thường nào trong nước tiểu
  • Siêu âm để có được hình ảnh trực quan của thận, bàng quang.
  • Chụp phim X-quang hoặc CT scan bụng và vùng chậu.
  • Các test kiểm tra thần kinh để phát hiện bất kỳ rối loạn thần kinh nào.
  • Các xét nghiệm nhằm chẩn đoán những bệnh lây qua đường tình dục trong những trường hợp nghi ngờ.
Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Tổng phân tích nước tiểu

6. Điều trị đái rắt như thế nào?

6.1. Điều trị dùng thuốc

Điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu rắt. Nếu các bác sĩ chẩn đoán người bệnh tiểu rắt do mắc bệnh đái tháo đường, việc điều trị sẽ nhằm mục tiêu kiểm soát đường huyết. Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn, liệu pháp dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau sẽ được chỉ định.

Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Điều trị đái tháo đường

Nếu nguyên nhân là do bàng quang hoạt động quá mức, một loại thuốc kháng cholinergic sẽ được sử dụng. Nhóm thuốc này ngăn chặn các cơn co thắt cơ bất thường không tự nguyện xảy ra trong thành bàng quang. Một số thuốc thường dùng như: Amitriptylin, Oxybutinin, Trospium,…

Trong trường hợp đái rắt do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tùy theo tác nhân gây bệnh sẽ có thuốc điều trị chuyên biệt. Chẳng hạn như kháng sinh trong điều trị lậu, giang mai, Metronidazole trong điều trị trùng roi âm đạo,…

6.2. Điều trị không dùng thuốc

Điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn nên tránh bất kỳ thực phẩm nào có vẻ gây kích thích bàng quang hoặc hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu. Chúng có thể bao gồm caffeine, rượu, đồ uống có ga, các sản phẩm làm từ cà chua, sô cô la, thức ăn cay,… Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ. Bởi vì táo bón có thể làm trầm trọng thêm hội chứng bàng quang hoạt động quá mức.

Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Hạn chế thức uống có chứa caffein

Điều tiết lại lượng nước uống. Bạn nên uống đủ nước (khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày) để ngăn ngừa táo bón và tránh tình trạng nước tiểu quá cô đặc. Không nên uống ngay trước khi đi ngủ, vì có thể dẫn đến đi tiểu đêm.

Mặt khác, các bài tập Kegel giúp tăng cường các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo. Từ đó giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và giảm tình trạng đái rắt. Tập thể dục các cơ vùng chậu mỗi ngày có thể tạo ra sự cải thiện tốt trong việc kiểm soát bàng quang.

7. Lời kết

Nói chung, đái rắt hay tiểu rắt là biểu hiện của một bất thường nào đó ở đường tiết niệu. Triệu chứng này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh từ ít đến nhiều. Vì vậy, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt ngay khi có những dấu hiệu gợi ý tình trạng tiểu rắt. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính