Đã đến lúc cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn

Bạn có còn nhớ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mình bắt đầu ngày nào và kéo dài bao lâu không? Nếu không, đã đến lúc bạn cần chú ý rồi. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn theo dõi được sức khoẻ sinh sản của mình, biết được thời gian rụng trứng và nhận biết được những thay đổi quan trọng – như trễ kinh hay một chu kì bất thường. Dù chu kỳ kinh nguyệt bất thường không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng đôi khi đó chính là báo hiệu cho một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Hãy cùng bác sĩ Hồ Ngọc Lợi tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi những thay đổi hàng tháng mà người phụ nữ trải qua để chuẩn bị cho việc mang thai. Thông thường mỗi tháng, một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích 1 trứng – quá trình này được gọi là “sự rụng trứng”. Cùng lúc đó, những thay đổi về mặt nội tiết sẽ giúp chuẩn bị tử cung thuận lợi cho việc mang thai. Các lớp tế bào niêm mạc lót buồng tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho sự làm tổ của thai.

Xem thêm: Chu kì kinh nguyệt của bạn có đang bất thường?

Quá trình diễn ra chu kỳ kinh nguyệt

Nếu sự rụng trứng diễn ra và trứng không được thụ tinh, lớp tế bào tử cung sẽ bong tróc ra và trôi ra ngoài – tạo ra sự chảy máu trong những ngày hành kinh, hay còn gọi là rụng dâu… Máu kinh và những tế bào này được tống ra ngoài tử cung qua cổ tử cung và qua âm đạo chảy ra ngoài. Lúc này, những hormones sinh dục cũng ở mức thấp nhất.

Sau những ngày hành kinh, các hormones sinh dục lại tiếp tục tăng, buồng trứng chọn lọc một trứng để trưởng thành. Khi trứng đủ trưởng thành, sự rụng trứng diễn ra, và lớp nội mạc tử cung lại dày lên… Cứ thế mỗi tháng nếu không có thai, chu kì này đến chu kì khác diễn ra tuần tự và liên tục.

Chu kì thường được tính từ ngày đầu tiên hành kinh, tính là ngày 1. Một chu kì điển hình thường kéo dài khoảng 28 ngày, chia làm 2 pha: 14 ngày đầu và 14 ngày sau. Những ngày ở giữa 2 pha là những ngày rụng trứng.

Xem thêm: Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Nó kéo dài bao lâu?

Đã đến lúc cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn
Chu kì kinh nguyệt (Uterine Cycle) được tính từ ngày hành kinh đầu tiên (màu đỏ) được chia làm 2 pha, ở giữa 2 pha là thời điểm rụng trứng.

Chu kỳ kinh nguyệt thế nào là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt là một vòng thay đổi của hormones, sự phát triển và rụng trứng cũng như sự chuẩn bị của nội mạc tử cung. Một chu kì thường diễn ra từ 21 – 35 ngày.

Sự hành kinh là tống xuất máu kinh và các tế bào niêm mạc ra khỏi cơ thể. Sự hành kinh có thể xảy ra từ 2 đến 7 ngày. Ngày đầu hành kinh được tính là ngày 1 của chu kỳ kinh nguyệt.

Sự trải nghiệm của mỗi phụ nữ qua từng chu kì là không giống nhau. “Sự bình thường” có nghĩa là cảm nhận bình thường với mỗi người. Sau đây là những điều thường xảy ra trong một chu kì bình thường:

Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt dễ dàng cho các bạn gái

Dấu hiệu trước khi hành kinh

Hội chứng tiền kinh nguyệt (premeantrual symdrome – PMS) thường xảy ra khoảng 1 tuần trước hành kinh. Các triệu chứng có thể là cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, cảm giác phù nề, nổi mụn và mệt mỏi. Những triệu chứng này thường nhẹ, và không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày của bạn. Cũng có nhiều phụ nữ cảm thấy hơi căng tức ngực trước và trong chu kì, do ảnh hưởng của hormones.

Đã đến lúc cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Đau nặng bụng, tiêu chảy, tâm trạng thất thường, đau đầu, nổi mụn

Những ngày hành kinh

Thông thường, những ngày hành kinh kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

Tính chất chảy máu trong những ngày hành kinh có thể khác nhau. Lượng máu kinh thường tăng dần sau đó nhiều vào những ngày đầu và ít dần vào những ngày cuối. Màu máu cũng thay đổi cùng với lượng máu và thường có màu đỏ tươi hay đỏ sậm ở những ngày đầu, sau đó màu nâu sẽ sậm hơn vào những ngày tiếp theo khi máu chảy ít lại. Tử cung sẽ tống xuất máu, chất nhầy và tế bào niêm mạc nên có thể có vài cục máu đông nhỏ.

Có vài thay đổi về mùi trong những ngày hành kinh, nhưng thường rất nhẹ và không ảnh hưởng gì nhiều. Mùi có thể khó chịu hơn nếu bạn không thường xuyên thay băng vệ sinh hay tampon.

Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc đau lưng nhẹ, hay cảm giác nặng vùng bụng dưới. Cảm giác đau thường nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và sẽ hết khi bạn hết kinh.

Bất thường cần lưu ý

Nếu có những bất thường như chảy máu quá ít hoặc quá nhiều, hành kinh 1-2 ngày hoặc kéo dài hơn 1 tuần; màu sắc kì lạ như nâu đen, màu xám, có nhiều cục máu đông; có mùi khó chịu hay đau bụng dữ dội, đây có thể là những dấu hiệu bất thường cần được thăm khám bởi bác sĩ.

Xem thêm: Những triệu chứng tiền kinh nguyệt: Nhận diện bất thường và cách làm giảm triệu chứng

Đã đến lúc cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn
Chườm ấm bụng có thể giúp giảm đau bụng kinh

Ngày rụng trứng

Ở đa số phụ nữ, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào 2 tuần trước khi chu kì tiếp theo, có thể có đau bụng nhẹ hoặc thấy xuất huyết điểm (chảy máu rất nhẹ, chỉ thấy một hay vài chấm máu màu đỏ sẫm hoặc màu nâu ở đồ lót). Những ngày này, nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ. Đây là sự thay đổi bình thường do ảnh hưởng của hormones. Nếu cơn đau nhiều hay những dấu hiệu này kéo dài hơn 3 ngày, đây là lúc cần gặp bác sĩ.

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Để nhận biết như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hãy theo dõi và đánh dấu lại những ngày hành kinh trên lịch của bạn. Bắt đầu bằng theo dõi ngày hành kinh đầu tiên và số ngày hành kinh của mỗi tháng. Sau đó bạn sẽ tính được số ngày thông thường của một chu kì và số ngày hành kinh.

Nếu bạn quan tâm hơn về chu kì của bạn, hãy làm theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đánh dấu trên tờ lịch ngày đầu tiên nàng thấy xuất hiện kinh nguyệt.
    + Lượng máu kinh. Có chảy nhiều hơn hay ít hơn bình thường? Bao lâu thì bạn cần thay băng vệ sinh hay dụng cụ khác? Có máu đông hay máu cục không?
    + Chảy máu âm đạo bất thường? Hoặc chảy máu giữa chu kì? Chảy máu không dự đoán được?
    + Đau bụng. Mô tả cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Cơn đau có trở nên nặng hơn bình thường không?
    + Các thay đổi khác như đau lưng hay nặng bụng dưới, cảm giác căng tức ngực, mệt mỏi, sốt hay mùi khó chịu.
  • Bước 2:  Theo dõi lần xuất hiện kinh nguyệt kế tiếp. Đánh dấu vào lịch ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo này.
  • Bước 3: Tính chu kỳ của mình. Dựa vào 2 dấu đã đánh trên tờ lịch, nàng biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một chu kỳ kinh. Từ đó, tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.
  • Bước 4: Theo dõi liên tục

Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng để tính được chu kỳ trung bình của mình.

Xem thêm: Rong kinh: những điều bác sĩ muốn bạn biết!

Đã đến lúc cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và các thay đổi của cơ thể

Bạn cũng có thể dùng các ứng dụng trên điện thoại để đánh dấu những mốc chú ý như ngày đầu và ngày cuối hành kinh, ngày rụng trứng dự đoán và những trải nghiệm qua mỗi chu kì. Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những ngày đèn đỏ, nhận biết sớm những thay đổi bất thường và thăm khám kịp thời cũng như tính được ngày rụng trứng để có hành động phù hợp với kế hoạch sinh con.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính