Cùng bác sĩ tìm hiểu tinh trùng màu gì?

Tinh dịch màu gì phản ảnh một phần nào đó sức khỏe của nam giới. Việc phân biệt màu sắc bình thường và bất thường của tinh dịch giúp nam giới chủ động hơn và biết khi nào cần nên khám bác sĩ. Trong bài viết này sẽ đề cập đến tinh dịch màu gì là bình thường? Những thay đổi màu sắc bất thường của tinh dịch liên quan đến bệnh lý nào?

Màu sắc bình thường của tinh trùng

Tinh dịch được sản xuất nhờ các bộ phận sau:

  • Mào tinh và tinh hoàn: Tinh hoàn là cơ quan có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng. Sau đó tinh trùng được vận chuyển qua mào tinh đến ống dẫn tinh.
  • Túi tinh: Những túi này tạo ra một phần đáng kể thể tích dịch của tinh dịch. Đồng thời túi tinh cũng tiết ra nhiều đường fructose, cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng.
  • Tuyến tiền liệt: Tạo ra một chất hóa học gây ra phản ứng trong tinh dịch giống tạo thành gel, cho phép tinh trùng bơi đi và gặp trứng dễ dàng hơn.
  • Các tuyến vòi và niệu đạo: Các tuyến này có nhiệm vụ sản xuất dịch tiết giúp tinh dịch dễ dàng di chuyển trong các ống.

Tinh trùng màu gì? Thông thường màu sắc của tinh trùng sẽ có màu trong, đục trắng hoặc xám trắng, có kết cấu sệt như trứng sống.

Cùng bác sĩ tìm hiểu tinh trùng màu gì?
Tinh trùng màu gì? Đối với tinh trùng bình thường có màu sắc như thế nào?

Màu sắc và kết cấu và mùi của tinh trùng có thể khác nhau ở mỗi người và được cấu thành từ nhiều thành phần, bao gồm: Các loại khoáng chất như canxi, natri, kali, kẽm, protein, các hormone và enzyme.

Ngoài việc nhận biết tinh trùng màu gì là bình thường thì quan sát độ đặc của nó cũng rất quan trọng. Nếu tinh dịch trở nên loãng hơn giống như chảy nước hoặc có kết cấu quá đặc dính, nam giới cần theo dõi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể bạn cần sự tư vấn của bác sĩ.

Tại sao màu sắc tinh trùng thay đổi?

Tinh trùng màu gì tùy thuộc vào gen, chế độ ăn uống và lối sống ở mỗi người. Nếu như màu sắc tinh dịch thay đổi so với bình thường, nam giới cần biết cách theo dõi.

Sẽ không đáng lo ngại nếu màu sắc tinh trùng thay đổi thoáng qua hoặc thay đổi ít lần. Nhưng một số trường hợp màu sắc tinh trùng thay đổi nhất quán hơn và kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, bạn cần cảnh giác vì đây có thể là một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.


Màu trong, trắng đục hoặc xám
Màu vàng Màu hồng Màu đỏ Màu nâu Màu đen
Chế độ ăn uống   X
Nhiễm kim loại nặng     X X
Huyết áp cao ác tính   X X
Vàng da   X
Tăng bạch cầu   X
Nước tiểu trong tinh dịch   X
Sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt   X X X
Ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo   X X X
Viêm tuyến tiền liệt   X X X X
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)   X X X
Tổn thương tủy sống   X X
Sử dụng chất gây nghiện   X
Quan hệ tình dục mạnh mẽ hoặc thủ dâm thường xuyên   X X

Tình trùng màu gì là bất thường và liên quan đến bệnh lý nào?

Tinh trùng có màu vàng

Tinh trùng có màu gì? Trường hợp tinh trùng có màu vàng có thể do một số điều kiện hoặc vấn đề sức khỏe sau:

Tinh dịch có lẫn nước tiểu

Trong một số điều kiện, nước tiểu có thể bị đọng lại trong niệu đạo – một ống dẫn tiểu từ bàng quang đến lỗ sáo – sau khi đi tiểu. Lúc này, tinh dịch đi qua niệu đạo có thể bị trộn lẫn với nước tiểu còn sót lại và làm cho tinh dịch có màu vàng nhạt. Nó xảy ra nhất khi nam giới xuất tinh ngay sau khi đi tiểu và thường không đáng lo ngại.

Chế độ ăn uống và sử dụng chất kích thích

Ăn thực phẩm có chứa chất nhuộm màu vàng có thể  làm cho tinh trùng có màu vàng. Uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích như cần sa cũng có thể làm cho tinh dịch ngả vàng.

Vàng da

Vàng da xảy ra khi gan không thể xử lý và tích tụ quá nhiều bilirubin trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố màu vàng, được sinh ra trong quá trình thoái hóa các tế bào hồng cầu, bài tiết trong dịch mật, v.v.

Một số bệnh lý thường gặp có liên quan đến vàng da có thể là: viêm gan, xơ gan, sỏi mật, ung thư gan, ung thư ống mật hoặc túi mật, v.v.

Tăng bạch cầu

Khi nam giới mắc bệnh nhiễm trùng như bệnh lây truyền qua đường tinh dục (lậu, giang mai, hạ cam mềm, sùi mào gà) hoặc viêm tuyến tiền liệt, tinh trùng có thể chứa nhiều bạch cầu và làm cho tinh dịch màu vàng.

Tinh trùng màu đỏ, nâu, hồng liên quan đến bệnh lý gì?  

Tinh trùng có màu gì? Trường hợp tinh trùng màu đỏ, nâu hoặc hồng là dấu hiệu của tinh dịch có lẫn máu.

Một số điều kiện hoặc vấn đề sức khỏe làm cho tinh dịch có lẫn màu có thể là:

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Các bệnh STDs như herpes, chlamydia và bệnh lậu có thể làm xuất hiện máu trong tinh dịch.

Các triệu chứng khác của các STD này có thể bao gồm:

  • Đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Đau khi xuất tinh.
  • Đau hoặc sưng tinh hoàn.
  • Đau khi xuất tinh.
  • Tiết dịch màu vàng hoặc màu bất thường từ dương vật.
  • Lở loét, nổi mụn rộp rải rác hoặc từng chùm xung quanh dương vật.
Cùng bác sĩ tìm hiểu tinh trùng màu gì?
Tinh trùng thay đổi màu sắc liên quan đến tình trạng sức khoẻ nào?

Viêm tuyến tiền liệt

Nếu không được điều trị, viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra tinh dịch lẫn máu.

Các triệu chứng đi kèm khác, bao gồm:

  • Tiểu khó, tiểu đau.
  • Tiểu lắt nhắt, mắc tiểu thường xuyên.
  • Vẫn còn cảm giác mắc tiểu khi đi tiểu.
  • Đau bụng dưới.
  • Cảm giác đau gần trực tràng.
  • Đau khi xuất tinh đau khi xuất tinh.
  • Mệt mỏi, sốt, ớn lạnh.

Quan hệ tình dục mạnh mẽ hoặc thủ dâm nhiều lần

Trong một số trường hợp, xuất tinh thường xuyên có thể làm xuất hiện máu trong tinh dịch. Những trường hợp này không đáng lo ngại vì thường chỉ xảy ra ít lần hoặc một đến hai ngày.

Ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo

Trong những trường hợp hiếm, tinh dịch có máu có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo.

Tinh trùng màu đen có nghĩa là gì?

Tinh trùng có màu gì? Trường hợp quan sát tinh dịch có màu đen có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe sau:

Chấn thương và chảy máu nhiều

Tinh dịch màu nâu sẫm hoặc đen có thể là dấu hiệu có tình trạng chảy máu nặng và tồn đọng trong cơ thể trong thời gian dài. Tình trạng này có thể xảy ra do chấn thương nặng, như chấn thương tủy sống hoặc chấn thương ở bộ phận sinh dục. Đôi khi, chấn thương tủy sống có thể xảy ra mà không chảy máu nhiều và tinh dịch vẫn có thể sẫm màu.

Cùng bác sĩ tìm hiểu tinh trùng màu gì?
Tinh dịch màu nâu sẫm hoặc đen có thể là dấu hiệu có tình trạng chảy máu

Nhiễm kim loại nặng

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng hàm lượng cao các kim loại nặng như chì, mangan và niken trong máu có thể khiến tinh dịch có màu sẫm.

Nhiễm kim loại nặng có thể đến từ việc có ăn uống hoặc tiếp xúc lâu dài với thực phẩm, nước bị ô nhiễm, môi trường làm việc và các yếu tố môi trường khác.

Tinh trùng màu gì và bao lâu thì nên gặp bác sĩ?

Như đã đề cập ở trên, tinh trùng màu gì là kiến thức mà nam giới nên biết và có sự chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Nếu sự thay đổi tinh dịch chỉ thoáng qua hoặc rất ít lần thay đổi, nam giới không nên lo ngại về nó. Bởi vì màu sắc tinh dịch có thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm, lối sống, sinh hoạt và khoảng thời gian kể từ lần xuất tinh cuối cùng của một người đàn ông…

Tuy nhiên, nếu màu sắc tinh dịch trở nên nhất quán, kéo dài hơn một tuần và đi kèm những triệu chứng bất thường khác như rối loạn chức năng tình dục, tiểu ra máu, đau, ngứa, sốt hoặc những triệu chứng đề cập ở những phần trước, bạn nên cần đến bác sĩ tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị. Đồng thời hạn chế quan hệ tình dục trong thời điểm này để hạn chế lây nhiễm bệnh qua đường tinh dục đến bạn tình.

Hy vọng qua bài viết này, nam giới đã biết rõ hơn tinh trùng màu gì có ý nghĩa như thế nào. Nếu bạn vẫn còn lo lắng về màu sắc tinh dịch của mình hoặc những biểu hiện bất thường khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ tại các cơ sở, phòng khám Nam khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gợi ý 5 món đồ chơi tình dục nữ phổ biến
Dụng cụ tình yêu hay đồ chơi tình dục (sextoys) là những sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ cho hoạt động tình dục ở cả nam và nữ. Mặc dù công dụng và
Hình ảnh tin tức Nhịp tim trên 100 có cao không, có nguy hiểm không?
Bạn nhận thấy tim đập nhanh mà không có lý do hoặc liên tục đo được chỉ số nhịp tim trên 100 trong nhiều lần. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo
Hình ảnh tin tức Huyết áp 140/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không và khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp là một trong các chỉ số sức khỏe được nhiều người quan tâm. Tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp là tùy người, tùy từng độ tuổi và có
Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có