Chuyên gia khuyên: Ai không nên uống hoa đu đủ đực?

Mặc dù hoa đu đủ đực là một vị thuốc trong dân gian, nhưng hiện vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học về công dụng, cũng như những cảnh báo về đối tượng không nên sử dụng. Vậy ai không nên uống hoa đu đủ

Mặc dù hoa đu đủ đực là một vị thuốc trong dân gian, nhưng hiện vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học về công dụng, cũng như những cảnh báo về đối tượng không nên sử dụng. Vậy ai không nên uống hoa đu đủ đực?

Cùng NT BacGiang giải đáp câu hỏi ai không nên uống hoa đu đủ đực và những lưu ý khi sử dụng loại hoa này qua bài viết sau!

Ai không nên uống hoa đu đủ đực?

1. Phụ nữ đang mang thai

Trong hoa đu đủ có chứa papain, nếu sử dụng với liều cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Đặc biệt, một nghiên cứu của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, mủ đu đủ (0,1-3,2 mg/ml) gây co thắt cổ tử cung tương tự như oxytocin và prostaglandin. Điều này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Vì vậy, phụ nữ mang thai là đối tượng đầu tiên trong danh sách những ai không nên uống hoa đu đủ đực.

Chuyên gia khuyên: Ai không nên uống hoa đu đủ đực?
Ai không nên uống hoa đu đủ đực? Phụ nữ mang thai và cho con bú

2. Phụ nữ đang cho con bú

Vẫn còn rất ít thông tin khoa học, y học nghiên cứu về sự an toàn của việc sử dụng hoa đu đủ đực đối với phụ nữ đang cho con bú. Mặc dù enzym papain trong hoa đu đủ đực có thể hỗ trợ tiêu hóa nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây rối lọa tiêu hóa của ba mẹ đang cho con bú.

3. Trẻ em dưới 3 tuổi

Hàm lượng papain trong hoa đu đủ đực có thể là mối lo ngại đối với trẻ em khi sử dụng với số lượng lớn. Hoạt động enzyme của papain có thể quá mạnh đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Điều này làm tăng nguy cơ trẻ bị kích ứng, dị ứng với các thành phần của hoa đu đủ đực.

4. Người có cơ thể hàn, bị lạnh bụng

Ai không nên uống hoa đu đủ đực? Những người đang gặp vấn đề lạnh bụng, cơ thể hàn hay tiêu chảy tạm thời nên tránh uống hoa đu đủ đực để điều trị cho các vấn đề bệnh lý của mình.

Thật ra chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rằng người bị lạnh bụng, cơ thể hàn không nên dùng hoa đu đủ đực. Mà điều này dựa vào quan niệm dân gian hoặc trong y học cổ truyền. Cho dù vậy, tốt nhất bạn nên tạm thời không sử dụng hoa đu đủ đực để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

5. Ai không nên uống hoa đu đủ đực? Người có tiền sử dị ứng phấn hoa

Những người thường gặp các vấn đề về dị ứng phấn hoa có thể dễ phản ứng khi tiếp xúc với loại hoa này. Do đó, nếu có tiền sử dị ứng phấn hoa, bạn cũng nên cẩn trọng khi tiếp xúc hay uống nước hoa đu đủ đực ngâm mật ong.

Chuyên gia khuyên: Ai không nên uống hoa đu đủ đực?
Ai không nên uống hoa đu đủ đực? Người bị dị ứng với phấn hoa

6. Người đang điều trị các bệnh lý nghiêm trọng

Mặc dù đã có một số báo cáo cho thấy hoa đu đủ có tiềm năng hỗ trợ điều trị các vấn đề như tiểu đường hay ung thư, thế nhưng những báo cáo này cần có thêm các nghiên cứu khoa học và được ứng dụng thực tiễn ở người nhiều hơn.

Chính vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu đang trong quá trình điều trị các tình trạng bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, huyết áp, tiêu hoá, sỏi thận; Bởi dù sao hoa đu đủ đực cũng không thể thay thế thuốc đặc trị, thậm chí có thể gây ra các phản ứng ngăn cản hiệu quả thuốc điều trị.

Ngoài ra, những người bị loét dạ dày cũng nên cẩn trọng hơn khi uống nước hoa đu đủ đực, để đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

Ngoài câu hỏi ai không nên uống hoa đu đủ đực, bạn có thể tìm hiểu thêm những ai không nên uống tinh dầu thông đỏ, đối tượng không nên uống tinh bột nghệ, ai không nên uống collagen theo chuyên gia cảnh báo.

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?

1. Đặc tính chống oxy hóa

Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy, hoa đu đủ đực có khả năng chống lại stress oxy hóa thông qua các đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của nó. Đặc tính chống oxy hóa của loại hoa này là nhờ chứa các thành phần hóa học khác nhau bao gồm alkaloid và saponin.

Do vậy, hoa đu đủ có thể được kết hợp vào các loại thuốc nhằm phòng ngừa và và có tiềm năng điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau.

2. Hoạt động kháng khuẩn

Ngoài ra, báo cáo trên cũng phát hiện phenolics và flavonoid trong hoa đu đủ và chiết xuất metanol cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đáng kể, giúp chống lại nấm khuẩn. Vậy hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì? Nhờ đặc tính kháng khuẩn này, mà theo dân gian có bài thuốc hoa đu đủ đực ngâm mật ong chữa trị ho có đờm, ho khàn,…(Xem thêm công thức dùng hoa đu đủ đực trị ho)

Chuyên gia khuyên: Ai không nên uống hoa đu đủ đực?

3. Có tiềm năng ngăn ngừa ung thư

Hoa đu đủ đực giàu chất phytochemical, bao gồm cả flavonoid được phát hiện có đặc tính ngăn ngừa ung thư. Chính nhờ các đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn của chiết xuất phytochemical, mà hoa đu đủ đực có tiềm năng vô hiệu hóa tế bào gây ung thư, giảm tổn thương oxy hóa thông qua hoạt động chống gốc tự do.

Tuy vậy, những nghiên cứu này mới chỉ được thực nghiệm trên cơ thể động vật (chuột). Vì vậy, cần nghiên cứu lâm sàng trên cơ thể người để chứng minh công dụng này của hoa đu đủ.

4. Cải thiện hệ tiêu hoá

Hoa đu đủ đực chứa vitamin A, C, E, folate. Những thành phần này có khả năng thúc đẩy sự trao đổi chất và bảo vệ niêm mạc đường ruột. Hơn nữa, papain trong loại hoa này còn kích thích nhu động ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa.

5. Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Chất chống oxy hóa trong hoa đu đủ đực có vai trò trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nghiên cứu ở chuột cho thấy khả năng chống bệnh tiểu đường của hoa đu đủ. Trong đó, ethyl acetate có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase và α-amylase và hoạt động chống oxy hóa trong ống nghiệm.

6. Có tiềm năng hỗ trợ ngừa đau tim, đột quỵ

Hàm lượng folate, sắt, beta-carotene cùng các chất chống oxy hóa ở hoa đu đủ đực có khả năng điều hòa tim mạch. Từ đó, loại hoa này còn được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cho trái tim khỏe mạnh. Tuy vậy, hoa đu đủ không thể thay thế thuốc điều trị và cần nhiều nghiên cứu hơn cho công dụng này.

Những lưu ý khi uống hoa đu đủ đực

Ngoài thắc mắc ai không nên uống hoa đu đủ đực, bạn cũng cần lưu ý với những điểm sau để hạn chế các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng hoa đu đủ đực:

  • Liều lượng sử dụng: Do chưa có đầy đủ đánh giá nghiên cứu về công dụng và tác dụng phụ của hoa đu đủ nên bạn chỉ nên uống với liều lượng khoảng 4-12 g/ngày trong một thời gian nhất định (không uống thay nước). Bạn cũng không nên dùng quá nhiều để tránh các tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Thời điểm uống: Nên uống nước sắc hoa đu đủ sau bữa ăn để phát huy tác dụng và đảm bảo cho sức khỏe dạ dày.
  • Thực phẩm kỵ dùng chung: Không ăn/uống hoa đu đủ đực cùng rễ cây đu đủ, đậu xanh, rau muống, cà pháo, măng chua nhằm tránh ngộ độc hoa đu đủ đực.

Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp câu hỏi ai không nên uống hoa đu đủ đực, cũng như những lưu ý khi sử dụng để ngăn ngừa các phản ứng không đáng có. Dù hoa đu đủ đực có lợi cho sức khỏe, nhưng các đối tượng trên vẫn nên cẩn trọng, người bình thường cũng nên dùng lượng vừa phải để tận dụng những tác dụng mà nó mang lại.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe