Các loại mask trị mụn tại nhà: không giỏi làm đẹp cũng sẽ có làn da mơ ước

Chỉ bằng việc kết hợp nguyên liệu tự nhiên để tạo ra các loại mask trị mụn (mặt nạ trị mụn) là bạn có thể chấm dứt chuỗi ngày lo lắng và mệt mỏi vì mụn.

Da bị mụn sẽ được cải thiện nếu bạn chăm sóc da đúng cách. Trong đó, cách đơn giản nhất là sử dụng các loại mask trị mụn tự nhiên. Dưới đây là cách làm một số loại mặt nạ cho da mụn mà bạn áp dụng ngay.

1. Mặt nạ trị mụn bằng bột nghệ và mật ong

Nghệ chứa curcumin, nổi tiếng với công dụng chống viêm tự nhiên. Curcumin có khả năng điều trị mụn, mờ vết thâm và làm sáng da hiệu quả. Trong khi đó, mật ong bảo vệ da khỏi tình trạng viêm nhiễm, làm sạch lỗ chân lông, cân bằng hệ vi khuẩn trên da, từ đó làm giảm các nốt mụn.

Cách thực hiện:

  • Bạn trộn đều ½ thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong.
  • Đắp hỗn hợp vừa trộn lên mặt, để khô tự nhiên trong vòng 15-20 phút.
  • Rửa mặt lại bằng nước ấm cho thật sạch
  • Mỗi tuần có thể đắp mặt nạ trị mụn bằng nghệ và mật ong từ 2-3 lần để đạt được hiệu quả như ý.

2. Các loại mask trị mụn: mặt nạ đất sét với dầu cây trà

<a target=mặt nạ đất sét trắng” width=”750″ height=”500″ />

Dầu cây trà có khả năng kháng khuẩn và chống viêm thực sự hiệu quả. Dùng dầu cây trà có tác dụng đẩy lùi mụn trứng cá. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng dầu cây trà với lượng vừa phải để tránh gây kích ứng da. Trong khi đó, đất sét có khả năng thanh lọc da.

Mặt nạ đất sét và dầu cây trả phù hợp với người có làn da hay phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường.

Để sử dụng, bancj nhỏ 1-2 giọt tinh dầu cây trà vào mặt nạ đất sét, trộn đều rồi đắp lên mặt. Chờ khoảng 10-15 phút rồi rửa mặt sạch bằng nước ấm. Có thể thực hiện 1-2 lần một tuần.

3. Các loại mask trị mụn: toner chiết xuất cây phỉ và mặt nạ đất sét

Toner chiết xuất cây phỉ còn gọi là nước hoa hồng chiết xuất cây phỉ có tác dụng làm sạch dầu thừa trên da, vốn là nguyên nhân gây ra mụn. Loại toner này còn có nhiều tác dụng khác như làm se da, hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, chống viêm hay các vết mụn sưng đỏ hiệu quả…

Khi nói đến các loại mask trị mụn dành cho người bận rộn hay người ‘lười’ thì mặt nạ làm từ toner cây phỉ trộn với mặt nạ đất sét là một sự lựa chọn lý tưởng.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ vài giọt toner chiết xuất cây phỉ vào một lượng mặt nạ đất sét vừa đủ, trộn đều.
  • Thoa đều lên da mặt, massage và thư giãn trong 10-15 phút.
  • Rửa mặt lại thật sạch với nước ấm.
  • Thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
  • Mỗi tuần thực hiện từ 1-2 lần.

4. Nước ép nha đam với nghệ hoặc trà xanh

mặt nạ thãi độc trà xanh

Nha đam (lô hội) là nguyên liệu không thể thiếu để làm các loại mask trị mụn. Trong nha đam có chứa axit salicylic tự nhiên, gốc lưu huỳnh… là những chất lý tưởng để loại trừ mụn trứng cá. Chiết xuất nha đam cũng rất thân thiện với những người có làn da dầu. Nước ép lô hội còn có thể cải thiện tình trạng da bị mụn ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Bên cạnh đó, thành phần nghệ và trà xanh có tính sát khuẩn, làm mờ vết thâm, tẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông để cải thiện tình trạng da mụn.

Cách thực hiện:

  • Lấy thịt nha đam xay nhuyễn rồi trộn với 1 thìa bột nghệ hoặc trà xanh.
  • Đắp lên mặt và chờ khoảng 10-15 phút.
  • Rửa mặt lại sạch sẽ bằng nước ấm.
  • Có thể áp dụng loại mặt nạ cho da mụn này từ 1-2 lần mỗi tuần.

5. Mặt nạ bột yến mạch trị mụn

Bản thân bột yến mạch chứa chiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Đặc biệt, yến mạch còn chứa các loại vitamin làm đẹp hiệu quả như vitamin B phức hợp, vitamin E, protein, chất béo và các khoáng chất khác.

Bạn có thể dùng bột yến mạch hòa với nước ấm rồi đắp lên da. Để bột yến mạch phát huy tốt hơn tác dụng của một loại mặt nạ trị mụn thì bạn có thể cho thêm vào bột yến mạch vài giọt dầu cây trà hoặc bột nghệ nhé. Sau khi đắp khoảng 15-20 phút thì bạn rửa mặt sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện từ 1-2 lần mỗi tuần là được.

6. Mặt nạ trị mụn từ chuối, bột nghệ và sữa chua

mặt nạ chuốimặt nạ trị mụn từ chuối

Mặc dù chuối không có các thành phần trị mụn mạnh mẽ như dầu cây trà nhưng chúng góp phần kháng khuẩn, giảm viêm da nhờ vitamin A, hay phenolic.

Cách thực hiện:

  • Lấy một quả chuối chín, dằm nhuyễn
  • Trộn chuối đều với 1 thìa bột nghệ và 1/3 hộp sữa chua.
  • Đắp hỗn hợp vừa trộn lên mặt và chờ khoảng 15 phút.
  • Rửa sạch mặt với nước ấm.
  • Không dùng mặt nạ này nhiều hơn 3 lần mỗi tuần.

Một lưu ý khi bạn sử dụng các loại mask trị mụn với nguyên liệu từ thiên nhiên là tác dụng của chúng khá chậm nên cần dùng kiên trì và thường xuyên thì mới thấy hiệu quả rõ ràng. Ngoài ra, trước khi thực hiện đắp mặt nạ cho da mụn thì bạn cần làm sạch da thật kỹ và chăm sóc lỗ chân lông trên da. Bạn có thể xông hơi nhẹ nhàng cho da mặt bằng khăn ấm để loại bỏ tế bào chết và làm lỗ chân lông mở ra.

Các loại mask trị mụn trên không áp dụng với người bị vệnh vẩy nến, mụn trứng cá nặng. Những trường hợp này, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ da liễu để điều trị dứt điểm. Chúc bạn mau có làn da đẹp như ý nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính