Các chỉ số đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường

Chỉ số đường huyết luôn là giá trị đáng quan tâm đối với bác sĩ cũng như bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên có không ít hiểu nhầm về cách đo, phương pháp đo, và cách xác định các thông số này tại nhà và tại bệnh viện. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý vị một số thông tin quan trọng về các chỉ số đường huyết.

Các chỉ số đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường

1. Giá trị đường huyết là gì?

Đường huyết (hay glucose huyết) được hiểu đơn giản là khi bạn ăn carbohydrate (tinh bột, đường,…) cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose, từ đó sử dụng để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể. Khi có quá nhiều glucose trong máu, đây là chỉ dấu của bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) – tình trạng nghiêm trọng của cơ thể.

Vì thế, các bác sĩ thường yêu cầu kiểm tra đường huyết máu (glucose huyết) nhằm chuẩn đoán và theo dõi tình trạng tiểu đường (đái tháo đường) ở bệnh nhân.

2. Đo đường huyết khi nào?

  • Khi đói.
  • Trước ăn.
  • Trước khi đi ngủ.
  • Sau ăn 2 giờ.
  • Hoặc 2-3 giờ sáng nếu nghi ngờ có hạ đường huyết vào ban đêm.

3. Giá trị đường huyết bình thường

Tùy vào thời điểm đo, sẽ có những khoảng giá trị đường huyết bình thường khác nhau:

  • Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
  • Đường huyết sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • HbA1C: < 5,7 %.

4. Có thể đo đường huyết ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng xét nghiệm đường huyết ngay tại nhà với các thiết bị y tế cá nhân gọn nhẹ, đơn giản hoặc xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh tiểu đường do các triệu chứng hoặc xét nghiệm nhanh tại nhà cho kết quả bất thường, tốt nhất hãy đến bệnh viện kiểm tra. Để xét nghiệm đường huyết lúc đói phục vụ cho chẩn đoán bệnh, bệnh nhân nên nhịn đói từ tối hôm trước, đi ngủ sớm và xét nghiệm vào sáng hôm sau.

Các chỉ số đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường

5. Buổi livestream: Hiểu đúng về sự khác biệt giữa việc đo đường huyết tại nhà và tại bệnh viện – TS. BS Trần Quang Nam

Trong số công chiếu ngày 15/07/2022, TS. BS. Trần Quang Nam sẽ chia sẻ thêm nhiều những thông tin bổ ích liên quan đến việc đo đường huyết. Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên các kênh thông tin chính:

  • Fanpage Roche Diabetes Care Việt Nam
  • Fanpage NT BacGiang

Các chỉ số đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường

Chuỗi chương trình bao gồm 4 số, bao gồm chia sẻ của những bác sĩ đầu ngành về kiến thức cũng như giải đáp thắc mắc cho người bệnh về Đái tháo đường:

1. Quản lý bệnh đái tháo đường như thế nào là hiệu quả? – PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Bích Đào (01/07/2022)

2. Hiểu đúng về sự khác biệt giữa việc đo đường huyết tại nhà và tại bệnh viện – TS. BS. Trần Quang Nam (15/07/2022)

3. Lợi ích của việc sử dụng máy đo đường huyết tại nhà – TS. BS. Nguyễn Quang Bảy (29/07/2022)

4. Tác động COVID-19 trên việc quản lý bệnh đái tháo đường – PGS. TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền (12/08/2022)

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính