Cách điều trị bệnh đau nửa đầu thường là sử dụng loại thuốc phù hợp, kết hợp với việc thay đổi lối sống để người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu và khám phá nhé!
Thuốc điều trị đau nửa đầu
Thuốc nhằm mục đích giảm triệu chứng hiện tại và ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu có thể tái phát trong tương lai. Việc lựa chọn thuốc nào phụ thuộc nhiều vào tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu, những triệu chứng đi kèm, cũng như các tình trạng bệnh lý khác mà bệnh nhân đang mắc phải.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu. Về cơ bản, chúng được chia thành 2 loại chính:
Cách trị đau nửa đầu bằng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau nửa đầu có thể ngay lập tức giúp bạn giảm cảm giác đau đớn. Nó sẽ có tác dụng tốt nhất khi bạn uống thuốc ngay vào thời điểm triệu chứng đau nửa đầu đầu tiên xuất hiện. Các loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng trong cách điều trị bệnh đau nửa đầu bao gồm:
- Thuốc giảm đau. Những loại thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa này bao gồm aspirin hoặc ibuprofen tuy nhiên không nên sử dụng kéo dài, vì nó có thể gây viêm loét dạ dày. Có một thuốc giảm đau nửa đầu an toàn hơn, đó là chế phẩm kết hợp của caffeine, aspirin và acetaminophen nhưng thường chỉ chống lại cơn đau nhẹ.
- Nhóm thuốc triptans. Nhóm thuốc này bao gồm sumatriptan và rizatriptan được sử dụng rộng rãi trong cách trị đau nửa đầu. Thuốc có dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc thuốc xịt mũi để làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, thuốc có thể không an toàn cho người đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
- Dihydroergotamine. Loại thuốc này có sẵn ở dạng xịt hoặc tiêm vào mũi. Nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được dùng ngay sau khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng ở những người mà cơn đau nửa đầu có xu hướng kéo dài hơn 24 giờ. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra là nôn và buồn nôn. Những người bị bệnh mạch vành, huyết áp cao, bệnh thận hoặc gan nên tránh dùng dihydroergotamine.
- Lasmiditan. Lasmiditan có tác dụng an thần, được chấp thuận để sử dụng trong cách trị đau nửa đầu và cho hiệu quả tốt trong các thử nghiệm. Tuy nhiên, tác dụng phụ là gây chóng mặt, vì vậy, những người dùng loại thuốc này được khuyến cáo không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong ít nhất 8 giờ.
- Thuốc đối kháng CGRP. Loại thuốc này bao gồm ubrogepant và rimegepant, gần đây mới được phê duyệt để điều trị chứng đau nửa đầu cấp tính ở người lớn. Thuốc giảm đau và các triệu chứng đau nửa đầu khác như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh 2 giờ sau khi dùng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, buồn nôn và buồn ngủ. Không nên dùng ubrogepant và rimegepant với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh.
- Thuốc opioid. Đối với những người không thể dùng các loại thuốc trị đau nửa đầu khác, thuốc giảm đau opioid có thể được kê đơn. Bởi vì chúng sẽ gây nghiện nên chỉ dùng khi những phương pháp khác không có hiệu quả.
- Thuốc chống buồn nôn. Thuốc chống buồn nôn bao gồm chlorpromazine, metoclopramide hoặc prochlorperazine. Chúng thường được dùng kèm với thuốc giảm đau. Cách trị đau nửa đầu này sẽ hiệu quả nếu chứng đau nửa đầu kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Thuốc phòng ngừa chứng đau nửa đầu tái phát
Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phòng ngừa nếu bạn bị đau nửa đầu thường xuyên, kéo dài hoặc nghiêm trọng và không đáp ứng tốt với điều trị.
Vivitrol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý