Các cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng lành tính ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể tác động xấu tới chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vậy cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam nhé!

Viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng biểu mô trụ (biểu mô tuyến) trong kênh cổ tử cung bị lộn ra trên bề mặt cổ ngoài cổ tử cung. Khi cổ tử cung bị lộ tuyến, phần biểu mô tuyến bên trong kênh cổ tử cung sẽ tiếp xúc với môi trường acid của âm đạo. Dưới sự kích thích của môi trường acid âm đạo sẽ diễn ra sự chuyển sản từ biểu mô trụ thành biểu mô lát. Điều này góp phần giúp cho vùng lộ tuyến cổ tử cung được chữa lành. Nhưng hoạt động tăng sản và chuyển sản này cũng làm cho vùng lộ tuyến dễ bị tác động bởi các tác nhân gây viêm và tác nhân sinh u, dẫn đến các bệnh lý viêm và u của cổ tử cung.

Lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng sinh lý bình thường và là một tổn thương lành tính phụ khoa thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc khoảng từ 17-50%. Tỷ lệ hiện mắc tăng theo số lần sinh nhưng giảm khi từ 35 tuổi trở lên. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống. Trong một số trường hợp, lộ tuyến cổ tử cung có thể xuất hiện từ lúc mới sinh.1

Các cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay
Cổ tử cung bình thường và các cấp độ viêm lộ tuyến cổ tử cung

Các cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung không cần điều trị trừ khi các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Điều trị đầu tiên là ngừng các biện pháp tránh thai nội tiết tố như thuốc tránh thai đường uống, medroxyprogesterone acetate và chuyển sang các biện pháp tránh thai không nội tiết tố. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, phương pháp điều trị sau đây có thể được chỉ định:1

1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị thuốc thích hợp với trường hợp lộ tuyến nhẹ, mới hình thành. Thuốc sử dụng là thuốc đặt trong âm đạo. Chẳng hạn như Polydeoxyribonucleotide.

Thuốc có tác dụng tái tạo biểu mô của vùng lộ tuyến, do đó làm giảm kích thước của vùng này, đồng thời giảm các triệu chứng. Thuốc đặt âm đạo khác là axit boric có thể được sử dụng để làm cân bằng độ pH trong âm đạo. Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng điều trị viêm, không điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm lộ tuyến cổ tử cung.

Các cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc đặt âm đạo

2. Liệu pháp Laser

Trong quy trình này, chùm tia laser carbon dioxide được sử dụng để phá hủy biểu mô cổ tử cung bất thường được nhìn thấy khi phóng đại bằng máy soi cổ tử cung. Đây là một thủ thuật ngoại trú và được thực hiện mà không cần gây mê toàn thân hoặc cục bộ. Ưu điểm của liệu pháp laser là độ chính xác cao hơn. Đau sau thủ thuật không đáng kể và vết thương nhanh lành.

3. Đốt điện (nhiệt trị liệu)

Đây là thủ thuật được thực hiện nhằm đốt cháy các tế bào lộ tuyến cổ tử cung bị viêm nhiễm. Thủ thuật này có thể thực hiện ngoại trú mà không cần nhập viện. Bệnh nhân có thể sẽ cần dùng thuốc gây tê tại chỗ để giảm khó chịu trước khi tiến hành.

4. Phẫu thuật lạnh (liệu pháp đóng băng)

Đối với trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung mãn tính dai dẳng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật lạnh. Đây là thủ thuật sử dụng nhiệt độ thấp để phá hủy các tế bào bất thường. Quan sát thấy rằng, sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật lạnh cho thấy chất lượng chất nhầy cổ tử cung được cải thiện. Vì vậy, đây là phương pháp có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai có lộ tuyến cổ tử cung.

Các phương pháp dân gian điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung có thật sự hiệu quả?

Ngoài các thủ thuật y khoa kể trên, chị em phụ nữ cũng có truyền tai nhau những phương pháp dân gian điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Ví dụ: sử dụng lá trầu không, lá bàng, trinh nữ hoàng cung,… Nhưng tác dụng điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung của những dược liệu trên vẫn còn bị nghi ngờ.

1. Lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng như một loại thuốc truyền thống để điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau. Chiết xuất lá trầu không, tinh dầu, các chế phẩm và các phân lập có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương cũng như các loài nấm. Bao gồm cả những loại kháng đa thuốc và gây ra các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.

Lá trầu không có thể cho hiệu quả điều trị cao đối với vi khuẩn gram âm như Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus và Candida albicans.2 Đây là những vi sinh vật phổ biến gây ra các bệnh lý phụ khoa, trong đó có viêm lộ tuyến cổ tử cung.

2. Lá bàng

Lá bàng là loại dược liệu được biết đến với với nhiều lợi ích về mặt y học đã được chứng. Cụ thể, lá bàng được công nhận nhờ các thành phần thực vật thiết yếu về mặt y học, chẳng hạn như phenol, flavonoid và caroten. Nghiên cứu đã công nhận tác động kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, chống oxy hóa, bảo vệ gan và chống ung thư của lá bàng.3

Tuy nhiên, sử dụng lá bàng như một cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định tính hiệu quả của phương pháp này.

3. Trà xanh

Thành phần của lá trà xanh bao gồm rất nhiều các loại vitamin như: vitamin A, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5 và vitamin C. Ngoài ra, trong lá trà xanh cũng có rất nhiều các yếu tố vi lượng cũng các chất như: L-theanine, Tanin, Cafein, Flavonoid và Epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Các chất có tác dụng tốt trong việc chống lại các tác nhân của vi khuẩn.4 Nhưng việc sử dụng trà xanh để hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung vẫn chưa được chứng minh.

4. Lá ngải cứu

Tương tự, vẫn chưa có bằng chứng cho tác dụng điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung của ngải cứu.

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris. Đây là một loại thảo dược được biết đến với đặc tính chữa bệnh. Nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng sinh học của ngải cứu như: chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, hạ đường huyết và kháng khuẩn.5

5. Trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung được biết đến với đặc tính kháng virus và kháng ung thư. Hơn nữa, tác dụng chống viêm đáng kể của chiết xuất này cũng đã được chứng minh. Mặc dù vậy, việc sử dụng trinh nữ hoàng cung trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung vẫn cần thêm nghiên cứu để chứng minh.6

6. Gừng

Các đặc tính chống viêm của gừng đã được biết đến và đánh giá cao trong nhiều thế kỷ. Gừng có thể được xem là một sản phẩm dược liệu có chung đặc tính dược lý với các loại thuốc chống viêm không steroid.7 Hiện nay chưa ghi nhận các nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng gừng trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Có thể thấy, những loại dược liệu nêu trên vẫn chưa được chứng minh có khả năng điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Do đó, nữ giới không nên sử dụng những dược liệu này như một phương án điều trị triệt để. Và chị em phụ nữ nên hỏi sự tư vấn của bác sĩ nếu muốn sử dụng các liệu pháp tại nhà này cho tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung của mình.

Các cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay
Vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh hiệu quả của lá bàng, lá trà xanh, lá ngải cứu,… trong việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Những lưu ý sau khi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để đảm bảo hồi phục nhanh chóng và cải thiện hiệu quả điều trị viêm lộ tuyến tử cung người bệnh cần chú ý:

  • Không quan hệ tình dục trong thời gian hồi phục vì sau khi làm các thủ thuật như đốt điện, cổ tử cung chưa lành hoàn toàn. Quan hệ tình dục ngay sau đó có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, cổ tử cung sẽ tiếp tục bị tổn thương.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
  • Hạn chế lao động nặng, hạn chế đi lại nhiều để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương.
  • Sử dụng thuốc theo đơn và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ

Trên đây là bài viết về cách điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tình trạng này được xem là lành tính không gây nguy hiểm tính mạng. Nhưng nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân và đi khám đúng chuyên khoa khi có triệu chứng nghi ngờ là cách tốt nhất hạn chế căn bệnh này.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe