Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể

Sức đề kháng được xem như thành trì bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. Một cách tăng sức đề kháng cho cơ thể vừa đơn giản vừa hiệu quả là bổ sung vi khuẩn có lợi, vừa lợi cho đường ruột, vừa lợi cho sức đề kháng tổng thể.

Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đúng cách… là những biện pháp thường được nhắc đến để phòng ngừa sự lây lan của những căn bệnh thông thường như tiêu chảy, cảm cúm, bệnh hô hấp… Đây là những phương pháp phòng ngừa được đánh giá rất cao như một lớp chắn phòng vệ bên ngoài cho cơ thể. Để bảo vệ toàn diện, việc củng cố sức mạnh từ bên trong cũng không kém phần quan trọng.

Lợi khuẩn có vai trò như thế nào đối với hệ miễn dịch của cơ thể?

Hệ miễn dịch được ví như “tấm khiên” giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Theo nghiên cứu, hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp được tạo thành từ mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về cách thức hoạt động của hệ miễn dịch nhưng các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về hệ thống này.

Theo hai nhà khoa học Bryan B. Yoo và Sarkis K. Mazmanian – Khoa Kỹ thuật Sinh học & Sinh học, Viện Công nghệ California (Hoa Kỳ), đường ruột chính là “ngôi nhà” của 70 – 80% mô miễn dịch. Chính vì vậy, để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, một sức đề kháng tốt, việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm là nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột.

Trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là đường ruột, có hàng trăm loài vi khuẩn khác nhau. Cùng với nấm và virus, những vi khuẩn này tạo nên một hệ vi sinh vật đường ruột vô cùng đông đúc và đa dạng. Theo nghiên cứu, hệ tiêu hóa chỉ hoạt động tối ưu khi có sự cân bằng giữa vi khuẩn đường ruột tốt (lợi khuẩn) và vi khuẩn đường ruột xấu (hại khuẩn). Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ vi sinh đường ruột cũng ở trạng thái cân bằng bởi chế độ ăn kém lành mạnh, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hay sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Muốn cân bằng hệ vi sinh đường ruột để hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng, việc bổ sung lợi khuẩn là điều hết sức cần thiết.

Bên cạnh chức năng duy trì sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch thông qua việc thúc đẩy sản xuất các kháng thể đơn dòng, các tế bào có chức năng miễn dịch như tế bào sản xuất IgA, tế bào lympho T và tế bào diệt tự nhiên (Natural killer cell). Không những vậy, một vài nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy một số chủng lợi khuẩn còn có khả năng sản sinh axit lactic, axit acetic, làm giảm độ pH đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời tăng đáp ứng miễn dịch thông qua kích thích hoạt động thực bào của các tế bào lympho và đại thực bào.

Có thể nói, lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng đối với cả hệ tiêu hóa lẫn hệ miễn dịch. Trong thời điểm giao mùa như hiện nay, việc tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung lợi khuẩn là điều quan trọng mà bạn nên cân nhắc.

Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng: Giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo

Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể

Lợi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng đối với việc tăng sức đề kháng của cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, lợi khuẩn còn góp phần phòng ngừa các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus. Hội Nhi khoa Nhật Bản còn cho biết việc bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày 2 lần còn có thể làm giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bổ sung lợi khuẩn là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa các bệnh thông thường ở đường hô hấp vô cùng hữu ích mà bạn nên áp dụng ngay hôm nay.

Có rất nhiều cách để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, chẳng hạn như thông qua việc sử dụng các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn hoặc sử dụng men vi sinh. Những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất mà bạn có thể thêm vào chế độ hàng ngày là sữa chua, trà kombucha, dưa chua, kim chi, bánh mì chua và một số loại phô mai. Trong đó, sữa chua được đánh giá là loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất. Tùy thuộc vào công thức chế biến mà số lượng và loại lợi khuẩn có trong các loại sữa chua có thể dao động từ 90 đến 500 tỷ cho mỗi khẩu phần. Do đó, sữa chua chính là đáp án cho câu hỏi loại thực phẩm tăng sức đề kháng hay ăn gì để có sức đề kháng tốt bạn nhé.

Ngoài việc thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn vào chế độ ăn, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn để tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách sử dụng men vi sinh.

Men vi sinh (hay còn gọi là probiotic) là vi sinh vật sống mà khi đưa vào cơ thể với số lượng đủ sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Khi chọn mua men vi sinh, bạn nên ưu tiên chủng nấm men Saccharomyces boulardii (S. boulardii). Đây là một loại men vi sinh cực kỳ “thân thiện” với đường ruột, đem đến tác dụng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc ruột khỏi vi khuẩn có hại giúp hệ vi sinh đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng.

Bên cạnh đó, trong các chủng men vi sinh thì S. boulardii đã được Viện Pasteur (Pháp) cấp chứng nhận cũng như được các hiệp hội y khoa uy tín nhất thế giới khuyên dùng.

Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn, còn có thể tăng sức đề kháng bằng những cách nào khác?

Có rất nhiều cách tăng sức đề kháng cho cơ thể để nhằm giúp chống lại sự tấn công của các chủng virus, vi khuẩn gây bệnh thông thường… Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn, bạn còn có thể áp dụng một số bí quyết sau:

1. Chú ý bổ sung vitamin cho cho cơ thể

– Vitamin D: Đây có lẽ là loại vitamin quan trọng nhất đối với sức khỏe của hệ miễn dịch. Những người bị nhiễm trùng mạn tính thường có rất ít lượng vitamin này trong cơ thể. Chính vì vậy, để tăng sức đề kháng, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung 2.000 IU đến 5.000 IU vitamin D mỗi ngày.

Vitamin C đã được chứng minh là có thể làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh thông thường. Không những vậy, việc bổ sung vitamin C thường xuyên còn có thể giúp giảm thời gian bị bệnh. Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị, mỗi ngày, bạn cần bổ sung từ 1.800 mg đến 2.000 mg tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.

2. Sử dụng những thực phẩm tăng sức đề kháng

Để tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, trong thực đơn mỗi ngày, bạn hãy chú ý bổ sung thêm thực phẩm tăng sức đề kháng như như rau diếp, bông cải xanh, cải bó xôi (rau chân vịt)… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều các thực phẩm sau:

  • Nấm rất giàu vitamin D, một dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Không những vậy, một số nghiên cứu còn cho thấy, trong nấm còn có chứa các chất giúp tăng cường hoạt động của bạch cầu.
  • Tỏi chứa nhiều allicin, một hợp chất có khả năng chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

3. Vận động thể chất thường xuyên

Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể

Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tăng sức đề kháng cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể tập các bài tập cardio với thời lượng 5 buổi/tuần, một buổi khoảng từ 30 đến 40 phút để tăng lưu thông máu, cải thiện sự lưu thông của bạch cầu nhằm loại bỏ vi khuẩn, độc tố, chất thải và thậm chí là tế bào ung thư.

4. Hạn chế căng thẳng

Tình trạng căng thẳng quá mức có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch. Điều này khiến cơ thể rất dễ bị tổn thương trước sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Để tránh tình trạng này, bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế căng thẳng cho cơ thể.

5. Ngủ đủ giấc

Để có sức đề kháng tốt, bạn cần ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm. Tình trạng ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và giảm khả năng chống nhiễm trùng. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy dành thời gian đi khám để nhận được các biện pháp hỗ trợ hay can thiệp kịp thời.

Việc bổ sung lợi khuẩn là cách tăng sức đề kháng tốt nhất để phòng chống các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn, bạn đừng quên làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế về việc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên… để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và những người thân trong gia đình nhé.

Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính