Biết trước khi cần: 8 kỹ năng thoát khỏi đám cháy

Sự cố cháy nổ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Do đó, bạn cần nắm vững những kỹ năng thoát khỏi đám cháy để bảo toàn tính mạng trong các trường hợp khẩn cấp.  Nguyên nhân gây nên các hậu quả thương

Sự cố cháy nổ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Do đó, bạn cần nắm vững những kỹ năng thoát khỏi đám cháy để bảo toàn tính mạng trong các trường hợp khẩn cấp. 

Nguyên nhân gây nên các hậu quả thương vong khi xảy ra cháy nổ thường là do nạn nhân thiếu hoặc không đủ thời gian thực hiện những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy. Khi đối mặt với sự cố cháy nổ khẩn cấp, bạn cần áp dụng 8 kỹ năng thoát khỏi đám cháy dưới đây để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình.

1. Phải giữ bình tĩnh để áp dụng kỹ năng thoát khỏi đám cháy

Việc hoảng loạn là một trong những yếu tố chính gây nên tử vong hoặc thương tật trong các sự cố cháy nổ. Do đó, bạn cần phải thật bình tĩnh, xác định ngọn lửa xuất phát từ đâu để có hướng xử lý kịp thời. 

Giữ tâm lý ổn định là yếu tố quan trọng trong kỹ năng thoát khỏi đám cháy. Nó giúp bạn xác định cách thoát khỏi nơi hỏa hoạn nhanh chóng hơn. Nếu đang ở cùng những người khác trong đám cháy, bạn cũng cần trấn an họ để cùng nhau rời khỏi hiện trường.

2. Kỹ năng thoát khỏi đám cháy: Di chuyển đúng cách

Thực tế cho thấy, hít phải khói và khí độc là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong ở các vụ hỏa hoạn. Khi đám cháy xuất hiện, khói sẽ cản trở tầm nhìn của bạn và dễ gây tình trạng ngạt khói. Lúc này, bạn có thể cúi người sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói. Kỹ năng thoát khỏi đám cháy này sẽ giúp bạn hít ít khói, hạn chế ngạt thở hơn bởi khói thường bay lên cao.

Biết trước khi cần: 8 kỹ năng thoát khỏi đám cháy

Với đám cháy xảy trong tòa nhà cao tầng, bạn hãy quan sát. Nếu luồng khói từ trên cao hoặc ngay tại khu vực của mình, bạn cần di chuyển đến cửa thoát hiểm gần nhất để đi xuống các tầng dưới. Ngược lại, nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy nhanh chóng di chuyển ngược lên trên và ra sân thượng.

3. Kỹ năng thoát hiểm khỏi đám cháy: Phòng độc cho cơ thể

Để hạn chế tối đa việc hít khói độc vào cơ thể, bạn cần 1 chiếc khăn ướt để che miệng, mũi. Bạn cũng cần nhanh chóng quấn chăn đã được thấm nhiều nước để bảo vệ da, tránh cháy quần áo, gây bỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng chăn ẩm hoặc băng dính để bịt các khe cửa, tránh khói độc tràn vào phòng trong lúc thoát nạn và chờ người ứng cứu.

Biết trước khi cần: 8 kỹ năng thoát khỏi đám cháy

Việc bảo vệ che chắn vùng mũi, miệng là điều quan trọng cần làm nhanh chóng trong kỹ năng thoát khỏi đám cháy. Trong trường hợp bạn không có khăn ướt, hãy tận dụng quần áo đang mặc sẵn trên người như xé một mảnh áo, quần hoặc áo ngực để che mũi, miệng.

4. Dập lửa khi bị bén vào quần áo

Nếu lửa bén vào quần áo đang mặc, bạn hãy dừng di chuyển để không làm lửa lan ra nhiều hơn. Bạn cần nằm xuống sàn và lăn cơ thể trên sàn liên tục cho đến khi ngọn lửa được dập tắt. Lưu ý, bạn cần che mặt cẩn thận để tránh tổn thương. 

Ngoài ra, nếu muốn nhảy vào bể bơi, hồ nước ở trong khu vực cháy để dập lửa trên quần áo, bạn cần dùng tay chạm vào nước trước khi nhảy để kiểm tra nhiệt độ. Bởi rất có thể lửa đã làm nóng nước và bạn sẽ bị bỏng toàn thân khi nhảy vào.

5. Kỹ năng thoát khỏi đám cháy: Gọi sự trợ giúp từ bên ngoài

Khi gặp hỏa hoạn, bạn cần di chuyển ra ban công hoặc cửa sổ để gọi sự trợ giúp. Bạn nên sử dụng khăn, áo, mũ hoặc bất kì đồ vật nào có màu sắc nổi bật để gây sự chú ý của người bên ngoài.

Song song đó, hãy gọi điện thoại đến số cứu hỏa 114. Khi liên hệ đường dây khẩn cấp này, bạn sẽ không mất tiền, các công tác chữa cháy, cứu nạn hỏa hoạn sẽ được nhà nước chi trả.

>>> Đọc thêm: 14 kỹ năng sinh tồn cứu sống bạn trong lúc nguy hiểm

6. Kỹ năng thoát hiểm khỏi đám cháy: Lưu ý khi mở cửa 

Một kỹ năng thoát khỏi đám cháy cần nhớ nữa là trước khi mở cửa trong khu vực hỏa hoạn để thoát ra ngoài, bạn hãy dùng mu bàn tay kiểm tra nhiệt độ bên ngoài. Khi sờ mu bàn tay vào cửa, nếu nhiệt độ thấp, bạn có thể mở cửa để di chuyển ra ngoài. Lưu ý khi mở cửa, bạn cần tránh sang một bên để tránh trường hợp lửa tạt vào người. Nếu nhiệt độ cao cao, bạn tuyệt đối không được mở cửa.

Biết trước khi cần: 8 kỹ năng thoát khỏi đám cháy

Trong trường hợp không thể tìm một lối thoát an toàn, bạn có thể thoát ra thật cẩn thận từ cửa sổ, ban công hay mái nhà bên cạnh. Trong trường hợp nhà ở tầng thấp, bạn có thể tìm cách nhảy xuống dưới đất bằng cách nối các loại chăn mỏng thành dây dài. Lưu ý, nếu có thể, trước khi nhảy bạn hãy quăng gối, mền hoặc các vật dụng khác xuống nền tiếp đất để giảm chấn.

Lưu ý, bạn tuyệt đối không trốn trong nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ khiến cơ thể bị ngạt thở vì không gian kín. Đây là kỹ năng thoát khỏi đám cháy rất quan trọng cần phải nhớ bởi rất nhiều người lầm tưởng không gian kín là nơi an toàn nhất.

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết một đám đông nguy hiểm và cách phòng ngừa

7. Thoát hiểm đúng cách

Trong lúc rời khỏi khu vực cháy, bạn tuyệt đối không được sử dụng thang máy bởi nguồn điện có thể bị ngắt bất cứ lúc nào. Khi đó, nguy cơ mắc kẹt trong thang sẽ rất cao. Bạn hãy di chuyển bằng cầu thang bộ. Nếu xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người, bạn đừng chen lấn, xô đẩy mà hãy tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên, cán bộ cứu hộ để thoát hiểm.

8. Một số nguyên tắc khác trong kỹ năng thoát khỏi đám cháy

Bên cạnh các kỹ năng thoát hiểm khi cháy, bạn cũng cần thuộc lòng các nguyên tắc sau:
  • Ngắt cầu dao điện để tránh gây nổ trong khu vực cháy.
  •  Không cố gắng mang theo/ tìm kiếm những đồ có giá trị hay vật nuôi trong nhà. Bạn hãy thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt, tính mạng của bạn là quan trọng nhất.
  • Nếu lửa đã cháy quá lớn, bạn đừng mất thêm thời gian tìm hiểu nguyên nhân, hãy thoát ra ngoài ngay.
  • Trong lúc thoát hiểm, bạn chỉ mở những cửa cần, đóng các cửa khác nếu có cơ hội để đám cháy không lan rộng.
  • Không bao giờ trốn dưới gầm giường hay phòng kín khi thực hiện kỹ năng thoát khỏi đám cháy bởi việc này khiến người ứng cứu khó nhìn thấy bạn.
  • Khi đã thoát ra ngoài, bạn tuyệt đối không quay lại đám cháy. Nếu còn có người mắc kẹt, bạn hãy đợi lính cứu hỏa tới. Việc cung cấp nhanh chóng thông tin về người bị mắc kẹt giúp đội cứu hộ tiếp cận nạn nhân nhanh hơn.
  • Phòng cháy hơn chữa cháy. Do đó, bạn hãy trang bị cho mình những thiết bị cần thiết như: Bình cứu hỏa, mặt nạ chống độc, dây thoát hiểm… để bảo vệ an toàn tính mạng cho gia đình và bản thân khi có sự cố.

Vừa rồi là 8 kỹ năng thoát khỏi đám cháy mà bất kỳ ai cũng nên nằm lòng để xử lý khi gặp các sự cố hỏa hoạn. Bạn hãy cùng chia sẻ bài viết này cho bạn bè người thân để bảo đảm an toàn tính mạng nhé! 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe