Bệnh thận và những điều cơ bản về sức khỏe thận

Thận có rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Chính vì vậy mà khi xảy ra bất kì rối loạn nào liên quan đến thận sẽ gây ra các bệnh về thận. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong để tìm hiểu bệnh thận là gì và những điều cần biết về căn bệnh này nhé.

Bệnh thận là gì?

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng cho đến khi đã tiến triển. Một số bệnh về thận như: sỏi thận, bệnh thận mạn, suy thận, viêm cầu thận cấp, bệnh thận đa nang…

Bệnh thận và những điều cơ bản về sức khỏe thận
Bệnh thận thường không có dấu hiệu cho đến khi bệnh tiến triển

Các bệnh về thận và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu – khoáng, các chất lỏng và acid mất cân bằng. Khi đó, nước tiểu có chứa nhiều chất tạo thành tinh thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và acid uric. Đồng thời, nước tiểu có chất giữ tinh thể dính lại với nhau và trở thành sỏi.

Bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
  • Tăng huyết áp.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Sỏi thận.
  • Ung thư bàng quang.
  • Ung thư thận.
  • Nước tiểu lưu tại thận.
  • Bệnh thận đa nang.
  • Nhiễm trùng thận (viêm bể thận).
  • Viêm cầu thận.
  • Viêm thận kẽ
  • Bệnh lở ngoài da.
  • Xơ cứng bì.
  • Viêm mạch.
  •  Hẹp động mạch thận.

Bệnh suy thận

Bệnh suy thận có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Chấn thương gây mất máu
  • Mất nước
  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết
  • Phì đại tiền liệt tuyến
  • Tổn thương thận do sử dụng một số loại thuốc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
  • Biến chứng trong thai kỳ. Ví dụ như sản giật, tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP
Bệnh thận và những điều cơ bản về sức khỏe thận
Cơ thể thường xuyên mất nước có thể dẫn đến bệnh suy thận

Bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh viêm cầu thận cấp có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Viêm họng hay nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A ở một số type gây viêm cầu thận cấp tính
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Đái tháo đường
  • Bệnh Berger
  • Xơ hóa cầu thận khu trú
  • Tăng huyết áp không kiểm soát
  • Sử dụng một số thuốc, hóa chất

Các triệu chứng của bệnh thận

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng cho đến khi đã tiến triển. Hầu hết ở giai đoạn đầu, người bệnh không nhận thấy bất cứ triệu chứng nào cho đến khi không thể đảo ngược thiệt hại đã xảy ra. Điều này là vô cùng nguy hiểm.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận có thể bao gồm:

  • Bị nôn hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, hoặc ít hơn bình thường, tiểu dắt, tiểu són
  • Đau khi tiểu tiện
  • Nước tiểu có màu bất thường như màu hồng, màu đỏ, màu nâu…
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng
  • Không cảm thấy hứng thú trong ăn uống
  • Chuột rút, co giật cơ bắp
  • Da khô và ngứa, tình trạng ngứa kéo dài
  • Mất ngủ
  • Sụt cân không có lý do
  • Mệt mỏi và yếu đuối
  • Tinh thần ủ rũ, không có sức sống
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân
  • Đau ngực, nếu các chất lỏng tích tụ xung quanh các niêm mạc của tim
  • Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát
  • Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn
  • Đau lan đến vùng bụng dưới, mạn sườn, bắp đùi và háng
Bệnh thận và những điều cơ bản về sức khỏe thận
Đau dữ dội lan đến vùng bụng dưới

Các yếu tố tăng nguy cơ phát triển bệnh thận

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới sỏi thận. Theo một vài nghiên cứu của các chuyên gia tại Anh cho thấy, việc lạm dụng một số thuốc kháng sinh trong thời gian dài như: Cephalosporin, Penicillin…  sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Hoặc dùng lâu dài một số loại thuốc cũng tăng nguy cơ gây sỏi thận như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C…

Chế độ ăn uống chưa khoa học

Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này dẫn đến việc các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau một đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Thói quen uống ít nước

Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài làm cho nước tiểu trở nên cô đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài

Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu dẫn tới nguy cơ gây sỏi thận càng tăng.

Nhịn tiểu

Nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Sau đó, sẽ hình thành sỏi trong thận khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn.

Bệnh thận và những điều cơ bản về sức khỏe thận
Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận

Bệnh thận điều trị như thế nào?

Điều trị nguyên nhân

Tùy thuộc từng nguyên nhân, mục đích làm chậm tổn thương thận, tuy nhiên thận vẫn có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi loại trừ nguyên nhân cơ bản.

Ví dụ với bệnh thận nguyên nhân gây ra do sỏi. Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi, nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp.

  • Với những trường hợp sỏi nhỏ và ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng việc uống nhiều nước (2-3 lít mỗi ngày) nhằm rửa hệ thống tiết niệu, loại thải sỏi ra ngoài. Đồng thời, sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen,… để giảm cơn khó chịu do sỏi gây ra.
  • Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần điều trị xâm lấn hơn: tán sỏi ngoài cơ thể (sử dụng sóng âm để phá vỡ); phẫu thuật loại bỏ sỏi qua đường rạch da; phẫu thuật tuyến cận giáp (sỏi canxi do tuyến cận giáp hoạt động quá mức);…

Điều trị biến chứng

  • Kiểm soát tăng huyết áp: sử dụng thuốc hạ áp, như thuốc chuyển đổi angiotensin- enzyme hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bảo toàn chức năng thận.
  • Giảm mức cholesterol: dùng thuốc statins giảm cholesterol
  • Giảm bệnh thiếu máu: bổ sung erythropoietin hormone, giúp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.
  • Giảm sưng phù: sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Bảo vệ xương: bổ sung canxi và vitamin D
  • Chế độ ăn uống ít protein: giảm thiểu chất thải trong máu

Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối

Nếu căn bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối thì có thể điều trị bằng cách chạy thận hoặc ghép thận.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh thận

  • Khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn, cần thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì, ví dụ như aspirin, ibuprofen và acetaminophen
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Không hút thuốc
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ hoặc khi có bất thường.
  • Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày)
  • Ăn ít thực phẩm giàu oxalat: đại hoàng, củ cải đường, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai tây ngọt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu nành,…
  • Chế độ ăn giảm muối và protein động vật. Sử dụng nguồn protein không động vật như các loại hạt và đậu,…
  • Các canxi trong thực phẩm ăn không có hiệu lực vào nguy cơ bị sỏi thận. Tiếp tục ăn thực phẩm giàu canxi, trừ khi bác sĩ tư vấn khác. Sử dụng thận trọng với các chất bổ sung canxi và hãy hỏi bác sĩ trước khi uống bổ sung canxi.
  • Duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để nâng cao sức khỏe, giúp loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng cho đến khi đã tiến triển. Một số người bệnh sẽ chủ quan vì nguyên do đó. Nhưng cho tới khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối thì việc điều trị sẽ khó khăn, vất vả hơn nhiều. Do vậy những người có nguy cơ cao bị bệnh thận cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe