Bệnh nhân tắc vòi trứng có làm IVF được không? Câu trả lời của bác sĩ

Tắc vòi trứng hay tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân có thể gây vô sinh nữ. Vậy tại sao nó là ảnh hưởng đến khả năng thụ thai? Bệnh nhân có thể làm IVF khi bị tắc được không? Hãy cùng Bác sĩ Lê Công Thái tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Ảnh hưởng của tắc vòi trứng đến khả năng thụ thai

Tắc nghẽn vòi trứng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Khi rụng trứng, trứng sẽ được phóng ra từ một trong hai buồng trứng. Với nữ giới khỏe mạnh, trứng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng và hướng tới tử cung. Tinh trùng cần bơi từ cổ tử cung lên tử cung và vào ống dẫn trứng – nơi trứng đã được phóng thích. Trứng và tinh trùng gặp nhau trong ống dẫn trứng, đó là nơi diễn ra quá trình thụ tinh. Do đó, khi ống dẫn trứng bị tắc thì tinh trùng sẽ không thể gặp trứng, và khả năng thụ thai tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có thể mang thai tự nhiên trong trường hợp tắc một bên vòi trứng. Nhưng quá trình mang thai này có thể tốn nhiều thời gian hơn so với bình thường.

Tắc ống dẫn trứng ảnh hưởng 30% – 40% khả năng sinh sản của người phụ nữ. Khoảng 30% phụ nữ bị vô sinh do bệnh ống dẫn trứng, với 10% – 25% trong số những phụ nữ này bị tắc ống dẫn trứng đoạn gần.1

Bệnh nhân tắc vòi trứng có làm IVF được không? Câu trả lời của bác sĩ
Tắc vòi trứng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng mang thai

Tắc vòi trứng có thể làm IVF được không?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều người quan tâm. Khi bị hạn chế khả năng sinh sản tự nhiên do tắc vòi trứng, các bệnh nhân thường thắc mắc liệu mình có thể làm IVF được không? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

1. Tắc vòi trứng có làm phương pháp IVF được không?

Bệnh nhân tắc vòi trứng có thể thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF. Tuy nhiên, IVF không bao giờ là bước đầu tiên trong điều trị vô sinh trừ trường hợp tắc hoàn toàn ống dẫn trứng.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một trong những kỹ thuật hiện có, có thể giúp những người gặp vấn đề về khả năng sinh sản có con. Trong IVF, buồng trứng được kích thích để tạo ra một số trứng. Sau đó, trứng được lấy ra bằng một quy trình ngắn dưới sự gây mê. Tiếp theo, trứng được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Trứng được thụ tinh, được gọi là phôi thai, sau đó được đưa trở lại tử cung của người phụ nữ để lớn lên và phát triển.2

Bệnh nhân tắc vòi trứng có làm IVF được không? Câu trả lời của bác sĩ
Trứng sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm khi làm IVF

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của IVF phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ được điều trị, cũng như nguyên nhân gây vô sinh. Phụ nữ trẻ có nhiều khả năng mang thai thành công hơn. IVF thường không được khuyến nghị cho phụ nữ trên 42 tuổi vì cơ hội mang thai thành công được cho là quá thấp.3

2. Quá trình thực hiện IVF2

IVF bao gồm các bước chính dưới đây.

Bước 1: Kích thích rụng trứng

  • Thuốc sinh sản sẽ được tiêm vào cơ thể nữ giới để kích thích sản sinh ra trứng.
  • Trong bước này, người phụ nữ sẽ được siêu âm qua đường âm đạo thường xuyên để kiểm tra buồng trứng và xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone.

Bước 2: Lấy trứng

Một tiểu phẫu gọi là hút nang trứng được thực hiện để lấy trứng ra khỏi cơ thể người phụ nữ.

  • Hầu hết trường hợp, phẫu thuật này sẽ được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. Người phụ nữ sẽ được tiêm thuốc giảm đau trong suốt quá trình thực hiện. Hình ảnh siêu âm sẽ được sử dụng làm hướng dẫn, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng qua âm đạo vào buồng trứng và các túi nang chứa trứng. Kim được kết nối với một thiết bị hút. Thiết bị này sẽ hút trứng và chất lỏng ra khỏi nang trứng.
  • Thủ thuật được tiến hành tương tự cho buồng trứng còn lại. Có thể có hiện tượng chuột rút sau khi làm thủ thuật, nhưng nó sẽ biến mất trong vòng một ngày.
  • Trong một số ít trường hợp, có thể cần nội soi vùng chậu để lấy trứng. Nếu một người phụ nữ không hoặc không thể sản xuất bất kỳ quả trứng nào, trứng hiến tặng có thể được sử dụng.

Bước 3: Thụ tinh

  • Tinh trùng của người nam sẽ được thụ tinh với những quả trứng có chất lượng tốt nhất.
  • Trứng và tinh trùng sau đó được bảo quản trong buồng được kiểm soát về mặt môi trường. Tinh trùng thường thụ tinh với trứng vài giờ sau khi bắt đầu thực hiện bước này.
  • Nếu bác sĩ cho rằng cơ hội thụ tinh thấp, tinh trùng có thể được tiêm trực tiếp vào trứng. Điều này được gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI).

Bước 4: Nuôi cấy phôi

  • Khi trứng được thụ tinh phân chia, nó sẽ trở thành phôi thai. Bá sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra phôi để đảm bảo phôi phát triển bình thường. Trong khoảng 5 ngày, một phôi bình thường có một số tế bào đang phân chia tích cực.
  • Các cặp vợ chồng có nguy cơ cao truyền bệnh rối loạn di truyền cho con có thể xem xét chẩn đoán di truyền trước khi làm tổ. Quy trình này thường được thực hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi thụ tinh. Các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm loại bỏ một tế bào hoặc nhiều tế bào từ mỗi phôi và sàng lọc vật liệu để tìm các rối loạn di truyền cụ thể.

Bước 5: Chuyển phôi

  • Phôi được đặt vào tử cung của người phụ nữ từ 3 – 5 ngày sau khi lấy trứng và thụ tinh.
  • Bác sĩ đưa một ống thông có chứa phôi vào âm đạo của người phụ nữ. Ống sẽ đi qua cổ tử cung và đi vào trong tử cung. Nếu một phôi thai dính vào trong niêm mạc tử cung và phát triển, kết quả là mang thai.
  • Nhiều phôi có thể được đặt vào tử cung cùng một lúc, điều này có thể dẫn đến sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. Số lượng phôi chính xác được chuyển là một vấn đề phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tuổi của người phụ nữ.
  • Phôi chưa sử dụng có thể được đông lạnh và cấy ghép hoặc hiến tặng sau đó.

Khi phôi thai đã được chuyển vào tử cung, cần đợi 2 tuần trước khi thử thai để xem liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không.

Bệnh nhân tắc vòi trứng có làm IVF được không? Câu trả lời của bác sĩ
Phôi thai sẽ được đưa vào tử cung sau 3 – 5 ngày sau khi thụ tinh

Những biện pháp hỗ trợ thụ tinh khác cho bệnh nhân tắc vòi trứng

Khi chỉ một ống dẫn trứng bị tắc, nữ giới vẫn có thể mang thai tự nhiên hoặc sử dụng biện pháp thụ tinh trong tử cung (IUI). Về cơ bản, ống dẫn trứng phải mở, không sưng và không có mô sẹo để có thể hoạt động bình thường.

Mặt khác, nếu cả hai ống dẫn trứng đều gặp vấn đề thì việc mang thai sẽ khó khăn hơn. Nếu ống dẫn trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc bị tổn thương đáng kể, thì chỉ có thể mang thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

Qua bài viết của Bác sĩ Lê Công Thái, hy vọng bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “tắc vòi trứng có thể làm IVF được không?”. Việc thực hiện IVF hay không phụ thuộc vào tình trạng và quyết định giữa bạn và bác sĩ. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tình trạng một cách chính xác và có một lựa chọn điều trị phù hợp.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe