Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm nằm ở vị trí phía trước cổ. Tuyến giáp tiết ra các hormone có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Cường giáp là một bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Vậy bệnh cường giáp là gì? Có biểu hiện ra sao? Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên. Nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tổng quan về bệnh cường giáp

Cường giáp là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào, bạn cần biết bệnh cường giáp là gì. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ cường giáp thực chất là một hội chứng. Tức là không phải một bệnh riêng biệt mà có nhiều bệnh gây ra hội chứng này.

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, tiết ra hormone tuyến giáp nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể và làm tăng nồng độ hormone này trong máu. Các hormone được sản xuất bởi tuyến giáp là Thyroxin (T4) và Triodothyroxin (T3). Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, chuyển hoá và phát triển của cơ thể. Chính vì thế, Bất kì vấn đề xảy ra với tuyến giáp đều ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể chúng ta.

Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp

Các nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp như:

  • Bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cường giáp. Theo các nghiên cứu, từ 80% đến 90% người bị cường giáp là do mắc bệnh Basedow. Basedow là một bệnh tự miễn và di truyền. Tỉ lệ xảy ra đối với phụ nữ cao gấp 4 lần so với đàn ông. Khi mắc bệnh Basedow các kháng thể trong máu sẽ kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormone hơn.
  • Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như: viêm tuyến giáp, chế độ ăn quá nhiều muối i-ốt, bướu cổ hay u tuyến giáp, sử dụng qua nhiều hormone tuyến giáp (đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc giảm cân), u tuyến yên…
  • Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh,

Xem thêm: Bướu tuyến giáp và những kiến thức bạn cần biết

Triệu chứng của bệnh cường giáp

Việc tuyến giáp tiết ra nhiều hormone sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hoá của cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chúng ta. Một số triệu chứng của bệnh cường giáp như:

  • Chịu nóng kém. Do mức chuyển hoá cơ bản cao hơn bình thường. Nên bệnh nhân cường giáp thường cảm thấy khó chịu với thời tiết có nhiệt độ cao, hoặc thậm chí với thời tiết bình thường.
  • Tim đập nhanh. Thường lớn hơn 100 lần/phút. Hoặc có thể hồi hộp, đánh trống ngực khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở.
  • Run tay. Bệnh nhân mất kiểm soát, tay run với biên độ nhỏ. Tình trạng này tăng lên khi bệnh nhân tập trung làm việc hay xúc động.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân. Nếu bạn không có kế hoạch giảm cân, thậm chí ăn nhiều hơn bình thường mà vẫn bị sụt cân thì đó chính là biểu hiện bệnh. Đặc biệt, có một số trường hợp sụt cân một cách nghiêm trọng chỉ trong vài tháng.
  • Rối loạn tiêu hoá. Cường giáp làm tăng nhu động ruột khiến bệnh nhân có thể bị tiêu chảy. Tiêu chảy là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Nhưng nếu gặp tình trạng tiêu chảy bạn cũng nên cẩn trọng về bệnh lý cường giáp.
  • Cổ to. Triệu chứng này dễ nhận biết nhất. Một số trường hợp tuyến giáp to ra. Khiến cổ bệnh nhân sưng to còn gọi là bướu cổ.
  • Stress. Người bệnh thường dễ bị căng thẳng, lo lắng, khó chịu…
  • Khó ngủ. Người bệnh thường bị khó ngủ hay ngủ không yên giấc. Ban đêm khó ngủ, nhưng sáng lại thức sớm hơn bình thường.
  • Kém vận động. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu sức…
  • Ra mồ hôi nhiều hơn. Khi không vận động hay thậm chí ngồi yên một chỗ, người bệnh vẫn bị ra nhiều mồ hôi.
  • Lồi mắt. Do bệnh Basedow gây ra.
Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Những triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?

Khi bị cường giáp, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì một chế độ dinh dưỡng đúng và hợp lý là rất quan trọng. Như vậy, làm sao để lựa chọn một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị cường giáp luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Dưới đây là các loại thực phẩm mà người bị cường giáp nên ăn và không nên ăn

Người bệnh cường giáp nên ăn gì?

Các loại hoa quả

Hoa quả giàu chất chống oxy hoá. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể và hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp. Các loại hoa quả như: cam, quýt, cà chua, dâu tây, kiwi, mận đỏ… có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao.

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Các loại hoa quả rất tốt cho người bệnh cường giáp

Rau họ cải

Các loại bắp cải, bông cải xanh… giúp giảm hàm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng vừa phải, chớ nên làm dụng quá nhiều. Vì nếu ăn quá nhiều loại rau này có thể dẫn đến suy giáp.

Xem thêm: Dấu hiệu suy giáp: liệu bạn đã biết những dấu hiệu này?

Thực phẩm giàu vitamin D và omega 3

Ta cần vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Vì thế ta nên dành 15 phút mỗi ngày để tắm nắng để có được lượng vitamin D cần thiết. Các omega 3 có nhiều trong cá hồi, dầu ô liu… Vitamin D và Omega 3 có tác dụng làm dịu hoạt động của tuyến giáp.

Đạm thực vật

Người bệnh cường giáp dễ bị sụt cân. Nên việc bổ sung đầy đủ chất đạm, đặc biệt là đạm thực vật sẽ giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý.

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Các loại hạt là nguồn đạm thực vật tốt cho người bệnh cường giáp

Các sản phẩm từ sữa

Cường giáp thường gây ra vấn đề rối loạn chuyển hoá canxi, dẫn đến tình trạng loãng xương. Các sản phẩm từ sữa cung cấp một lượng lớn canxi cho cơ thể để hạn chế được tình trạng loãng xương.

Các thực phẩm giàu chất kẽm

Tuyến giáp hoạt động quá mức thường khiến cơ thể thiếu hụt kẽm. Vì thế, người bệnh cường giáp cần bổ sung kẽm từ các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó…

Xem thêm: 10 thực phẩm bổ sung kẽm quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Một số nguồn thực phẩm giàu kẽm giúp ngăn ngừa biến chứng cường giáp gây ra

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Để đảm bảo việc trao đổi chất tốt hơn thì ta nên ăn nhiều bữa trong ngày. Thường chia ra làm 5-6 bữa và mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

Các loại thực phẩm người bệnh cường giáp nên kiêng ăn

Thực phẩm chứa nhiều i-ốt

Một trong những nguyên nhân gây bệnh cường giáp là ăn thừa i-ốt. Các thực phẩm giàu i-ốt như: rong biển, muối i-ốt, các loại hải sản… Các thực phẩm này làm tăng hoạt động tuyến giáp khiến cho bệnh cường giáp nặng thêm.

Thực phẩm có đường cao

Bệnh nhân cường giáp nên hạn chế dùng các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước ép trái cây… Vì người bệnh cường giáp có dấu hiệu rối loạn chuyển hoá đường (carbohydrate), ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Việc sử dụng thực phẩm có hàm lượng cao khiến cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn.

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Các loại nước ngọt chứa hàm lượng đường rất cao không tốt cho bệnh nhân cường giáp

Sữa tươi nguyên kem

Khả năng tiêu hoá của người bệnh cường giáp không tốt như người bình thường. Lượng chất béo trong sữa tươi nguyên kem không được khuyến cáo cho người bệnh cường giáp vì rất khó tiêu hoá. Vì khi sử dụng các loại thực phẩm này bệnh nhân sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu…

Xem thêm: 8 thực phẩm trị đầy bụng có ở mọi nhà mà bạn cần biết

Các chất béo không tốt

Các chất béo bão hoà có nhiều trong thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn… hay các thực phẩm chiên, xào. Đây là loại thức ăn nên tránh cho người bệnh cường giáp.

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Người bệnh cường giáp không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò

Rượu, bia

Sử dụng rượu, bia hay các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế hấp thu canxi. Gây ra biến chứng loãng xương ở người bệnh cường giáp.

Cà phê

Cà phê làm kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormone hơn, làm cho bệnh lý càng nặng thêm. Vì thế không nên sử dụng thực phẩm này.

Xem thêm: Những lựa chọn điều trị cường giáp hiện nay

Tóm lại, cường giáp là một bệnh lý khá phổ biến. Ngoài việc tuân thủ điều trị, thì việc ăn uống một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng, cũng như cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Vậy bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào? Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe