Bạch cầu cấp trẻ em: Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh lý ác tính ở trẻ em là một vấn đề sẽ làm nhiều phụ huynh rất lo lắng. Một trong những dạng ung thư phổ biến nhất là bạch cầu cấp trẻ em. Để hiểu thêm về tình trạng bệnh lý này cũng như cách điều trị, chăm sóc cho bệnh nhi, hãy theo dõi bài viết này nhé. 

1. Bạch cầu cấp trẻ em có đặc điểm như thế nào? 

Tương tự với bạch cầu cấp ở người lớn, là tình trạng tăng sinh các tế bào non trong tuỷ xương. Chúng tràn ngập trong tuỷ và ức chế sự sản sinh và hoạt động của các tế bào máu bình thường.

Nhưng các triệu chứng có phần rầm rộ hơn, đặc biệt ở trẻ em dưới < 1 tuổi. Các hệ cơ quan của trẻ có phần hơn nớt, thường mắc kèm các bệnh lý bẩm sinh khác đi kèm theo. 

Bạch cầu cấp trẻ em: Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả

2. Nguyên nhân của bạch cầu cấp trẻ em? 

Đối với người lớn, các nhà khoa học có xu hướng ủng hộ vai trò của các đột biến gây nên trong quá trình tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đặc điểm này tỏ ra kém rõ rệt hơn ở trẻ em. Trẻ em tiếp xúc với điều kiện bên ngoài, tiếp xúc tia xạ hay độc chất không đáng kể so với người lớn.

Bất thường gây nên bạch cầu cấp trẻ em nhìn chung vẫn chưa rõ ràng. Nhưng ảnh hưởng của đột biến hình thành trong quá trình hình thành thai nhi và rối loạn phát triển trong quá trình trưởng thành tỏ ra ưu thế. 

3. Trẻ em thường mắc bệnh bạch cầu cấp loại gì? 

Theo thống kê ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Châu Âu và cả Việt Nam. Bạch cầu cấp là thể bệnh ác tính mắc nhiều nhất (chiếm khoảng 30%). Trong các thể bạch cầu cấp, bạch cầu cấp dòng lympho là nhiều hơn cả. Các bệnh lý khác trẻ em mắc nhiều bao gồm: ung thư xương, ung thư não, nguyên bào thần kinh…

4. Triệu chứng của bệnh như thế nào? 

Cũng giống như người lớn, bệnh biểu hiện các triệu chứng xung quanh ba nhóm: thiếu máu, xuất huyết và sốt. Điểm qua các biểu hiện hay gặp ở bệnh viện: 

4.1 Thiếu máu

Đây là một trong những tình huống thường gặp đưa trẻ nhập viện. Phụ huynh có thể thấy trẻ xanh xao bất thường. Môi tái nhợt, tay chân trắng bệch là than phiền phổ biến. 

4.2 Xuất huyết

Bầm dạ dạng chấm rải rác là biểu hiện phổ biến nhất. 

Một số tình huống khác: 

  • Chảy máu chân răng rỉ rả. 
  • Bầm mắt, chảy máu kết mạc mắt. 
  • Tiêu phân đen. 
  • Rong kinh, rong huyết ở trẻ lớn. 
  • Một số trường hợp đến bệnh viện với tình trạng nguy kịch là xuất huyết não.

4.3 Sốt

Cũng là tình huống phổ biến đưa trẻ đến bệnh viện. Trẻ em có nhiều nguyên nhân gây sốt. Sốt trong bạch cầu cấp thường liên tục. Do đó, các bác sĩ nhi khoa sẽ thường nghi ngờ và tìm kiếm nguyên nhân phổ biến hơn như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Khi bệnh nhân sốt mà không đáp ứng với điều trị hoặc biểu hiện sự bất thường trên công thức máu, nghi ngờ bạch cầu cấp sẽ được đặt ra. 

Bạch cầu cấp trẻ em: Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả
Sốt không đáp ứng điều trị là một trong các tình huống thường gặp

5. Trẻ bị bạch cầu cấp sống được bao lâu? 

Là một thể bệnh cấp tính nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong rất nhanh, có thể chỉ là vài ngày đến vài tháng.

Tiên lượng sống còn ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ cũng lựa chọn điều trị dựa vào các yếu tố này. Các yếu tố tiên lượng bao gồm: 

Dòng tế bào bệnh
  • Dòng lympho tốt hơn dòng tuỷ (chỉ ở trẻ em)
  • lympho B tốt hơn lympho T.
  • Tuổi từ 1 – 10 tuổi là khoảng tiên lượng tốt (tuổi càng nhỏ tiên lượng càng tốt, nhưng dưới 1 tuổi thì rất xấu) 
  • Số lượng bạch cầu lúc chẩn đoán. 
  • Các đột biến di truyền học phân tử kèm theo. 
  • Triệu chứng xâm lấn thần kinh trung ương hay cơ quan khác. 

6. Bệnh bạch cầu cấp trẻ em có điều trị được không? 

Điều trị sớm và kịp thời là cực kỳ cần thiết. Việc điều trị sẽ dựa trên nhóm tiên lượng, nhằm đạt được hiệu quả điều trị và tối thiểu tác dụng phụ của thuốc. 

Bạch cầu cấp lympho B ở trẻ em là nhóm gặp nhiều nhất và cho hiệu quả điều trị tốt nhất. Thời gian sống 5 năm có thể >90% ở nhóm không có yếu tố tiên lượng xấu. Đây là một trong số những bạch cầu cấp điều trị tỏ ra cực kỳ hiệu quả. 

Phương thức điều trị  chính là hoá trị liệu. Xạ trị hay nhằm mục đích dự phòng thần kinh trung ương. Đối với các trẻ có nhiều nguy cơ tái phát, ghép tế bào gốc tạo máu sẽ được cân nhắc.

7. Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị bệnh?

Trẻ điều trị sẽ có các vấn đề chính: nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tác dụng phụ của thuốc và dinh dưỡng phức tạp. Một số điểm cần lưu ý: 

  • Cố gắng giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ. Các vật dụng cá nhân, đồ chơi cần được vệ sinh kĩ lưỡng. Những thứ có nhiều nguy cơ như điện thoại, máy tính bảng cần được hạn chế. 
  • Hạn chế thăm nuôi, thăm nom. Cần giữ khoảng cách khi tiếp xúc với bệnh nhi. 
  • Dinh dưỡng hợp lí, tránh “tẩm bổ” quá mức theo tâm lý. Các bậc phụ huynh thường có tư tưởng tẩm bổ để trẻ “có sức”. Nhưng các “chất bổ” này có nguy cơ tăng men gan, tăng men tuỵ, rối loạn tiêu hoá, nguy cơ gián đoạn điều trị. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị
Bạch cầu cấp trẻ em: Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả
Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị bạch cầu cấp ở trẻ ?

Bạch cầu cấp trẻ em là bệnh lý ác tính phổ biến nhất ở lứa tuổi con nít. Tuy nhiên, điều trị có nhiều điểm sáng và giúp cải thiện cuộc sống của trẻ. Hãy đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu bất thường kể trên. Trong quá trình chăm sóc trẻ, cần lưu ý nhất là về vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, để trẻ có một cuộc điều trị hiệu quả và ít biến chứng nhất. Tránh làm theo số đông và theo tâm lý lo lắng của phụ huynh. Đừng ngần ngại tham vấn bác sĩ điều trị nếu có điều gì chưa rõ ràng nhé.

Bác sĩ : Đinh Gia Khánh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính