Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Nhiều người có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước trong suốt bữa ăn của mình. Một số người còn áp dụng kiểu ăn uống này như một cách để giảm cân. Tuy nhiên, ngược lại, có ý kiến cho rằng điều này có

Nhiều người có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước trong suốt bữa ăn của mình. Một số người còn áp dụng kiểu ăn uống này như một cách để giảm cân. Tuy nhiên, ngược lại, có ý kiến cho rằng điều này có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu… Vậy vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không? Ăn cơm xong có nên uống nước không?

Bạn hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang làm rõ những vấn đề trên trong bài viết sau nhé.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Để hiểu rõ có nên vừa ăn cơm vừa uống nước hay không, trước tiên Nhà thuốc Bắc Giang mời bạn tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thông thường.

Quá trình tiêu hóa thức ăn

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng, ngay khi bạn nhai thức ăn. Việc nhai kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt, chứa các enzyme giúp bạn phân hủy thức ăn.

Khi vào dạ dày, thức ăn được trộn với dịch dạ dày có tính axit, giúp phân hủy thức ăn thành một chất lỏng sệt gọi là chyme. Khi đi đến ruột non, chyme được trộn với enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy và mật từ gan. Những chất này tiếp tục phân hủy chyme để chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ vào máu.

Hầu hết chất dinh dưỡng được hấp thụ khi chyme di chuyển qua ruột non. Chỉ còn một phần nhỏ được hấp thụ khi đến ruột già. Khi vào máu, chất dinh dưỡng di chuyển đến các vùng khác nhau của cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi các chất thải còn lại được đào thải ra ngoài. Tùy thuộc vào những gì bạn ăn, toàn bộ quá trình tiêu hóa này có thể mất từ 24 đến 72 giờ.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có ảnh hưởng tiêu hóa không?

Theo MayO Clinic, việc uống nước khi ăn không làm yếu hay pha loãng dịch tiêu hóa. Không có bằng chứng nào cho thấy uống nước trong bữa ăn gây rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác.

Thực tế, uống nước trong hoặc sau bữa ăn còn hỗ trợ thức ăn di chuyển dễ dàng trong hệ thống tiêu hóa, giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong máu tốt hơn.

Bên cạnh đó, nước cũng làm cho phân mềm hơn, giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và khó tiêu.

Tuy nhiên, vừa ăn cơm vừa uống nước lạnh có ảnh hưởng gì không? Nhiệt độ của nước uống không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa hoặc số lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Do đó, nếu bạn có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước lạnh thì cũng không nên quá lo ngại vì dạ dày có thể làm ấm hoặc làm nguội thức ăn đến mức cần thiết. Dù vậy, tốt nhất là bạn nên uống nước ấm, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Đọc thêm: 12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

Vừa ăn vừa uống nước có giảm cân không?

Nhiều người thắc mắc vừa ăn vừa uống nước có giảm cân không? Thực tế, uống nước trong bữa ăn không chỉ giúp cơ thể bạn hoạt động tốt mà còn có thể hỗ trợ giảm cân.

Uống nước trong khi ăn có thể giúp bạn tạm dừng giữa các lần nhai, cho cơ thể thời gian để kiểm tra tín hiệu đói và no của mình. Điều này có thể ngăn việc ăn quá nhiều và thậm chí giúp bạn giảm cân.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy những người uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn giảm được 2kg nhiều hơn so với những người không uống.

Nghiên cứu cũng cho thấy việc uống nước có thể tăng tốc độ trao đổi chất của bạn khoảng 24 calo cho mỗi 500ml nước bạn uống.

Điều thú vị là số lượng calo được đốt cháy giảm đi khi nước được hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể là do cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm nóng nước lạnh lên đến nhiệt độ cơ thể.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Việc uống nước trong bữa ăn có thể giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa ăn quá nhiều và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho các loại đồ uống có calo. 

Vậy vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không, có giảm cân không? Nghiên cứu cho thấy tổng lượng calo nạp vào cao hơn 8-15% khi mọi người uống nước ngọt, sữa hoặc nước trái cây trong bữa ăn.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Ăn cơm xong có nên uống nước không?

Uống nước sau bữa ăn là hoàn toàn lành mạnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này có thể giúp làm mềm thức ăn trong dạ dày, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ táo bón.

Một số quan điểm cho rằng uống nước sau khi ăn có thể làm loãng dịch dạ dày và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu không chứng minh được bất kỳ nguyên nhân nào gây ra rối loạn tiêu hóa khi uống nước ngay sau bữa ăn.

Thực tế, cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh rất tốt. Nếu dạ dày cảm thấy không thể tiêu hóa được thứ gì đó, nó sẽ sản xuất nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của chất lỏng bên trong.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Một thời điểm khác cũng rất tốt để uống nước là trước bữa ăn. Uống một ly nước trước bữa ăn là cách tuyệt vời để giảm cân, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Việc này không chỉ giúp tăng cảm giác no mà còn giảm lượng thức ăn bạn tiêu thụ trong bữa ăn đó.

Một nghiên cứu trên 24 người lớn tuổi cho thấy, uống 500ml nước trước bữa sáng 30 phút giúp giảm lượng calo tiêu thụ tới 13% so với nhóm đối chứng.

Một nghiên cứu khác trên 50 người cho thấy, uống 300-500 ml nước trước bữa trưa giúp giảm cảm giác đói và lượng calo nạp vào ở người lớn tuổi. Dù vậy, không có sự khác biệt đáng kể nào về lượng calo nạp vào hoặc mức độ đói ở những người trẻ tuổi.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không. Uống nước trong bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, tối ưu hydrat hóa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy luôn bổ sung đủ nước để có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan