Viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm mào tinh hoàn là bệnh xảy ra khi ống cuộn bên trên tinh hoàn bị sưng, đau, có thể kèm theo mủ. Khi gặp tình trạng này, bạn cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị, tránh biến chứng nguy

Viêm mào tinh hoàn là bệnh xảy ra khi ống cuộn bên trên tinh hoàn bị sưng, đau, có thể kèm theo mủ. Khi gặp tình trạng này, bạn cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng khi bị viêm mào tinh hoàn là gì? Bệnh được điều trị như thế nào? NT BacGiang mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu.

Viêm mào tinh hoàn là gì?

Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis) là bệnh xảy ra khi ống cuộn bên trên tinh hoàn bị sưng, đau, có thể kèm theo mủ. Bệnh có 2 thể:

  • Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Thường kéo dài không quá 6 tuần và không phát nếu được điều trị dứt điểm.
  • Viêm mào tinh hoàn mãn tính: Kéo dài hơn 6 tuần, thường xuyên tái phát.
Mào tinh hoàn là một cơ quan có hình ống thon, hình chữ C, bên trong bao gồm nhiều ống nhỏ xoắn lại với nhau. Mào tinh hoàn bao gồm 3 phần chính: Phần đầu (caput), phần thân (corpora) và phần đuôi (cauda). Chúng có chức năng lưu trữ và tạo điều kiện cho tinh trùng phát triển trước khi đưa đến ống dẫn tinh.

Viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn là gì?

Cẩm nang Y khoa phiên bản dành cho chuyên gia – MSD Manual chia nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn thành 2 loại: Viêm mào tinh do nhiễm khuẩn và không do nhiễm khuẩn.

1. Viêm mào tinh do nhiễm khuẩn

Viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến trong các trường hợp mắc bệnh. Trong đó, bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng.

Khi bị viêm nhiễm, khả năng cao là vùng bị nhiễm khuẩn sẽ bắt đầu lây lan và ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh tinh hoàn như mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và thừng tinh. Các bệnh STIs dễ gây viêm mào tinh hoàn bao gồm: Bệnh lậu, chlamydia, giang mai, sùi mào gà…

  • Nam giới dưới 35 tuổi: Hầu hết các trường hợp là do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là bệnh lậu, bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis.
  • Nam giới trên 35 tuổi: Hầu hết các trường hợp là do nhiễm khuẩn đường ruột gram âm, thường xảy ra ở những bệnh nhân có vấn đề về đường tiểu.

2. Viêm mào tinh không do nhiễm khuẩn

Viêm mào tinh hoàn không phải do nhiễm khuẩn thường liên quan đến các tác nhân từ bên ngoài như: Kích ứng với hóa chất, viêm mào tinh thứ phát do ứ đọng nước tiểu hoặc nước tiểu tràn vào mào tinh, hoặc do tinh hoàn bị chấn thương từ tác động bên ngoài.

Triệu chứng viêm mào tinh hoàn

Triệu chứng đặc trưng của tình trạng viêm mào tinh hoàn là các cơn đau âm ỉ ở bìu. Lúc này, tinh hoàn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với áp lực. 

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Sốt nhẹ
  • Đau âm ỉ khi đi tiểu
  • Có lẫn máu trong tinh dịch
  • Một bên tinh hoàn bị đau, bị căng
  • Bìu bị sưng và đổi màu như bị bầm
  • Cảm giác tinh hoàn bị nặng ở một hoặc hai bên
  • Cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới, xương chậu
  • Thường xuyên có cảm giác mắc tiểu dữ dội đột ngột.

Viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa viêm mào tinh hoàn

Chẩn đoán

Quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh viêm mào tinh hoàn có thể được diễn ra như sau: Bác sĩ kiểm tra tổng quát tinh hoàn, đánh giá mức độ sưng, cường độ đau và kiểm tra các tổn thương lân cận vùng háng (nếu có).

Đồng thời, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu
  • Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Siêu âm tinh hoàn để kiểm tra xem tinh hoàn có bị xoắn hay bị giảm lưu lượng máu hay không.

Cách điều trị

Theo khuyến cáo của Trung tâm phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh – CDC, nam giới bị viêm mào tinh hoàn mức độ nhẹ có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, nam giới nên cân nhắc việc đi khám để tránh trường hợp bỏ sót các nguy cơ tiềm ẩn như: Xoắn tinh hoàn, vỡ tinh hoàn, nhồi máu tinh hoàn, áp xe hoặc viêm tinh hoàn hoại tử.

Cách điều trị viêm mào tinh thường được bác sĩ chỉ định:

  • Nghỉ ngơi: Bạn sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm tối đa các tác động từ bên ngoài vào tinh hoàn, sử dụng quần lót hỗ trợ lực nâng cho tinh hoàn để tinh hoàn không bị căng.
  • Sử dụng thuốc: Tùy vào từng mức độ của tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh như: Levofloxacin, Ciprofloxacin, Doxycycline, Trimethoprim – sulfamethoxazole.
  • Thực hiện thủ thuật cắt bỏ: Nếu sau khi nghỉ ngơi và điều trị bằng thuốc không khả quan thì khả năng cao đây là tình trạng viêm mào tinh hoàn mãn tính (chronic epididymitis). Một trong những cách điều trị lúc này đó là phẫu thuật cắt bỏ mào tinh hoàn.

Cách phòng ngừa

Không có cách cụ thể nào để phòng ngừa hoàn toàn tình trạng viêm mào tinh hoàn. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên:

  • Vệ sinh dương vật và tinh hoàn mỗi ngày
  • Xây dựng đời sống tình dục an toàn và lành mạnh
  • Không nên nâng các vật nặng quá sức (vượt ngưỡng chịu đựng)
  • Bạn cần trang bị các thiết bị bảo hộ nếu có tham gia các môn thể thao có va chạm mạnh như: Bóng bầu dục, tập võ, boxing…

Các câu hỏi liên quan

Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn có khác nhau không?

  • Viêm tinh hoàn (Orchitis) là tình trạng viêm một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. Viêm tinh hoàn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào thuộc vào tinh hoàn nói chung.
  • Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis) là một phần của tinh hoàn bị viêm, cụ thể là phần ống cuộn nằm ở phía trên tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn sẽ có những triệu chứng tương tự nhau như: Sưng tấy, đau ở vùng bìu và tạo cảm giác nặng tinh hoàn. Nếu phạm vi viêm nhiễm lan rộng thì hai tình trạng này có thể sẽ xảy ra cùng một lúc.

Viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm mào tinh hoàn phổ biến đến mức nào? 

Trong một báo cáo được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH, năm 2023, khi khảo sát về tình trạng viêm mào tinh ở nam giới. Kết quả cho thấy, mỗi năm ở Hoa Kỳ ước tính có khoảng 600.000 trường hợp nam giới bị viêm mào tinh hoàn. Trong đó, nam giới ở độ tuổi từ 20 – 39 tuổi là phổ biến nhất.

Viêm mào tinh có biến chứng nào nguy hiểm không?

Viêm mào tinh có thể gây biến chứng nguy hiểm là tạo ra cục áp xe ở bên trong bìu (túi chất lỏng chứa dịch mủ). Khi đó da bìu sẽ bị sưng và gây ra các tình trạng nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng có thể đe dọa đến khả năng sinh sản của nam giới.

Kết luận

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng không hiếm gặp ở nam giới. Khi mắc phải tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần
Hình ảnh tin tức Nên đeo bao cao su lúc nào khi quan hệ? Cách đeo bao cao su đúng cách
Sử dụng bao cao su để ngừa thai và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một phương pháp phổ biến. Nhưng nên đeo bao cao su